Những nữ kỹ sư Viettel chắp cánh UAV trên bầu trời

Trà My (TCT Công nghiệp công nghệ cao) đã đăng lúc 01:40 - 06.03.2025

Nếu ví chiếc UAV như chiến binh hiện đại trên bầu trời, thì phía sau nó, là những người lặng lẽ xây dựng, vận hành hệ thống. Trong số đó, có cả những nữ kỹ sư công tác tại Trung tâm UAV của VHT.
Trung tâm Khí cụ bay - UAV thuộc TCT Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) có 7 nữ kỹ sư và 3 nữ kiểm thử. Trên cương vị của mình, mỗi người đều đang từng ngày nỗ lực, không ngại xông pha thực địa, sát cánh cùng đồng nghiệp tận tâm nghiên cứu cho ra đời những chiếc UAV "Make in Vietnam" mang công nghệ tiên tiến, hiện đại vươn cánh bay xa.
Đào Minh Thư và Vũ Thị Hợp là 2 trong số đó.
IMG_4730
Nữ kỹ sư Vũ Thị Hợp, Đào Minh Thư (thứ 9 và10 từ trái qua, hàng 2) trong lần tham gia thử nghiệm sản phẩm cùng Trung tâm UAV
Người “giải mã” những con số trên bầu trời
Sinh năm 1995, sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ tại Nhật, Đào Minh Thư chính thức gia nhập Trung tâm UAV thuộc VHT vào giữa năm 2024.
Đảm nhận nhiệm vụ xây dựng mô hình động học, phân tích tính năng bay và thiết kế bài bay thử nghiệm, công việc của Thư gắn liền với những con số và phép tính phức tạp. Đây là lĩnh vực đòi hỏi tư duy sắc bén và khả năng nghiên cứu chuyên sâu, cần đầu tư rất nhiều chất xám. Động lực học trong UAV không chỉ là việc phân tích lực nâng, lực cản hay dòng khí tác động lên máy bay, mà còn liên quan đến việc mô hình hóa các thông số bay, tối ưu hóa khả năng kiểm soát và ổn định hệ thống điều khiển.
z6375776935220_f9fd840899ac2b911c5505201faf5bb3

Với mẫu sản phẩm UAV mới nhất của Trung tâm, Thư chủ trì xây dựng bộ tham số điều khiển tự động cho UAV. Kết quả là, với bộ tham số này, mới đây, UAV bay ổn định ngay ở chuyến bay đầu tiên. Bộ tham số động học tiệm cận với đặc tính bay của máy bay, do đó, không cần hiệu chỉnh nhiều lần. So với các loại UAV trước mà Trung tâm từng nghiên cứu, cần qua nhiều chuyến bay mới đưa ra được bộ tham số ổn định.

Sự thành công của chuyến bay này đem đến cho nữ kỹ sư sinh năm 1995 nhiều cảm xúc. Thư chia sẻ rằng: “Trước đây, mình từng tham gia thiết kế nhà ở, tuy nhiên chưa có một sản phẩm hoàn chỉnh thành hình hài. Vậy nhưng, thiết bị UAV mà mình và đồng nghiệp nghiên cứu toàn trình đã có thể nhấc bánh khỏi mặt đất và hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên”.

Chia sẻ về công việc của mình, Thư cho biết mình là người thích tính toán và luôn mong muốn khám phá những điều mới. Chính vì thế, dù trong quá trình thiết kế khí động, có những giai đoạn Thư phải đối mặt với khối lượng tính toán khổng lồ song cô chưa bao giờ đầu hàng dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Với Thư, máy bay không biết “nói” nhưng sẽ thể hiện “thông điệp” qua các con số. Mỗi tham số sẽ cho biết máy bay có thể bay với vận tốc nào, độ cao bao nhiêu, hoạt động có tốt không…?

Để có thể đưa ra những bộ tham số, Thư không chỉ học hỏi từ đồng nghiệp, mà chủ động tìm hiểu qua nhiều hình thức về cách máy bay vận hành, hạ cánh thế nào, cất cánh ra sao, nghiên cứu thêm các mô hình toán học phức tạp.

Những ai lần đầu gặp Thư đều ấn tượng bởi sự cá tính của cô gái trẻ. Điều đó không chỉ thể hiện qua vẻ ngoài với mà còn qua phong thái làm việc nhất quán và quan điểm rất rõ ràng về việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Với Thư, duy trì sự cân bằng là chìa khóa để có một thể trạng và tinh thần tốt, từ đó tạo ra nguồn năng lượng tích cực giúp cô hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.

Giữ an toàn bay từ từng dòng code

z6375904690395_866aec4ded58e295168847e9dda010a2

Mỗi chiếc UAV khi cất cánh an toàn không chỉ là thành quả của những kỹ sư thiết kế, mà còn nhờ vào rất nhiều giờ kiểm thử tỉ mỉ để đảm bảo rằng mọi sai sót đều được loại bỏ trước khi UAV rời mặt đất. Vũ Thị Hợp là một trong những nữ kiểm thử của Trung tâm UAV làm công việc đó.

Tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin, sau một thời gian thực tập tại Trung tâm UAV, Hợp chính thức trở thành thành viên của VHT.

Đảm nhiệm công việc của một kỹ sư kiểm thử, Hợp xây dựng kịch bản kiểm thử theo bộ chỉ tiêu kỹ thuật, kiểm thử mô phỏng, kiểm thử thực tế,… đảm bảo an toàn bay cho UAV trong mọi tình huống.

Triển khai công việc của mình, Hợp thường đặt ra các câu hỏi "true" hay "false", rồi đưa ra các điều kiện: Nếu thay đổi tham số này, liệu thông số khác có bị ảnh hưởng không? Nếu thử nghiệm với điều kiện khác, thuật toán có còn đúng không?...  Những câu hỏi này giúp Hợp tìm kiếm lỗi trong quy trình, tìm ra lỗ hổng tiềm ẩn và đề xuất phương án sửa chữa.

Lý thuyết cách làm là vậy, nhưng khi kiểm thử sản phẩm trong thực tế có nhiều tình huống khó lường trước. Nhiều trường hợp, tiến hành kiểm tra mô phỏng không xảy ra lỗi nhưng khi bay thực tế, vấn đề lập tức lộ diện. Chính vì vậy, khâu kiểm thử phải được thực hiện hết sức tỉ mỉ. Trung tâm UAV có nhiều loại UAV, mỗi dòng UAV lớn, nhỏ có sự khác nhau về tính năng như độ bay cao, độ tiêu hao nhiên liệu, tín hiệu đảm bảo GDT,… Vì vậy, Hợp sẽ căn cứ tính năng thực tế của từng loại để tiến hành các kịch bản kiểm thử khác nhau.

Đối với dòng UAV chiến đấu, Hợp được Trung tâm tin tưởng giao đảm nhiệm chính việc kiểm thử, phụ trách xây dựng kịch bản cho hệ thống chỉ huy điều khiển.

Những ngày kiểm thử cho UAV này, Hợp ngồi soi từng dòng code để đảm bảo các tham số kỹ thuật luôn hoạt động trong ngưỡng an toàn. Động cơ UAV có các tham số cần giám sát trong quá trình hoạt động, khi động cơ rơi vào các vùng nguy hiểm hoặc thấp hơn ngưỡng cho phép của các tham số sẽ khiến UAV có thể mất kiểm soát gây hỏng hóc động cơ. Với hàng chục tham số cần giám sát, mỗi tham số lại được biểu thị bằng ba dòng code, Hợp phải thực hiện chính xác tuyệt đối.

Công tác tại UAV 3 năm, Hợp được đồng nghiệp nhận xét rằng "Càng ngày càng đanh đá" nhưng đây là sự đanh đá đặc biệt. Lý do là bởi, trong quá trình kiểm thử, không ít lần Hợp và đồng nghiệp căng thẳng khi cùng nhau tranh luận về lỗi xảy ra đúng hay sai và Hợp rất quyết liệt bảo vệ ý kiến của mình.

Nói về công việc của mình, Hợp chia sẻ rằng: “Mỗi khi tìm ra lỗi, mình có cảm giác mình chinh phục được điều gì đó, và điều này thôi thúc mình tiến bộ nhiều hơn trong công việc. Mỗi lần tìm được lỗi, UAV lại trở nên hoàn thiện hơn, bay an toàn hơn. Chính vì vậy, dù thách thức lớn nhất trong công việc của mình là luôn cần cập nhật những điều mới, nhưng vì an toàn của mỗi chuyến bay, mình cũng như các nữ tester tại trung tâm UAV phải cố gắng làm việc cẩn thận hơn, chịu khó “update” bản thân hơn nữa".

  • 4

VHT thử nghiệm thiết bị 5G cùng nhà mạng hàng đầu Trung Đông

  • 30

Thế giới nói gì về VHT?

  • 1356

VHT quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp UAV

  • 2767

Những nữ kỹ sư Viettel chắp cánh UAV trên bầu trời

  • 4

Chân dung chàng trai Viettel được đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

  • 1941
  • 3

Quân y VMC nỗ lực từng ngày chăm lo sức khỏe đồng nghiệp

  • 472

Telemor, chào em nhé, thanh xuân của tôi

  • 1689
  • 3
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua