Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo thế hệ mới (GenAI) đang bùng nổ, đội ngũ marketing của mọi doanh nghiệp đều đang nỗ lực tìm cách tận dụng tiềm năng về hiệu quả và khả năng sáng tạo mà GenAI mang lại, đồng thời cần phải cân bằng với tính nhân văn và nhu cầu tương tác con người trong thực tế.

5 dự đoán của các chuyên gia Gartner sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về việc GenAI sẽ thay đổi toàn bộ thị trường từ hành vi của khách hàng, hay việc ứng dụng GenAI trong truyền tải giá trị thương hiệu.

Dự đoán 1: Đến năm 2025, 50% người tiêu dùng sẽ hạn chế sử dụng các nền tảng mạng xã hội lớn do sự suy giảm chất lượng

Người tiêu dùng lo ngại về khả năng lan truyền thông tin sai lệch của GenAI trên các nền tảng xã hội vẫn đang ở mức cao. Hơn 70% người tiêu dùng cho rằng AI sẽ tác động tiêu cực đến các kênh xã hội. Việc nhiều kênh xã hội đã bắt đầu tích hợp AI cũng khiến cho 50% người tiêu dùng trở nên “dè chừng” hơn trong việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội lớn.

Dự đoán 2: Đến năm 2026, 80% nhân viên sáng tạo sẽ sử dụng GenAI hàng ngày

Việc sử dụng GenAI trong marketing sẽ đẩy nhanh tốc độ sản xuất và phát triển các sản phẩm tiếp thị sáng tạo hơn, cá nhân hóa hơn và trúng khách hàng mục tiêu cao hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng GenAI đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên có kiến thức và kỹ năng về AI, dẫn đến việc gia tăng chi phí đào tạo và tuyển dụng.

Dự đoán 3: Đến năm 2027, 20% thương hiệu sẽ định vị sự khác biệt dựa trên việc không sử dụng AI trong hoạt động kinh doanh và sản phẩm

Khi AI trở nên phổ biến hơn trong Marketing, việc giải quyết các vấn đề về lòng tin và sự an tâm của người tiêu dùng sẽ là một thách thức “đáng gờm”. Một bộ phận khách hàng có thể thay đổi hành vi và tìm kiếm các thương hiệu “thuần túy” không áp dụng AI, vì họ tin rằng các thương hiệu này sẽ tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật của khách hàng hơn.

Điều này có nghĩa sự phát triển của AI sẽ dẫn đến sự phân hóa của các thương hiệu. Những thương hiệu chấp nhận định vị “không AI” có thể tạo được sự khác biệt và có tiềm năng thâm nhập vào các thị trường cao cấp. Họ cũng có thể tận dụng lợi thế của sự khác biệt hóa này để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Dự đoán 4: Đến năm 2028, lưu lượng truy cập trang web tự nhiên của các thương hiệu sẽ giảm 50% trở lên do người tiêu dùng sử dụng tìm kiếm do GenAI hỗ trợ.

Sự phát triển nhanh chóng của GenAI trong các công cụ tìm kiếm sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu của người tiêu dùng đối với các trang web thương hiệu. Thay vào đó, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin trực tiếp từ các kết quả tìm kiếm do AI tạo ra. Các thương hiệu cần chuẩn bị cho sự gián đoạn này bằng cách điều chỉnh chiến lược marketing của mình. Họ cần tập trung vào các kênh marketing khác, chẳng hạn như email, mạng xã hội, và các chương trình khuyến mãi.

Dự đoán 5: Đến năm 2026, 60% CMO sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ thương hiệu trong bối cảnh nguy cơ lừa đảo thương hiệu gia tăng.

Gartner dự đoán rằng đến năm 2026, 60% các giám đốc marketing (CMO) sẽ áp dụng các biện pháp như công nghệ xác thực nội dung và thiết lập các hướng dẫn sử dụng GenAI có trách nhiệm để bảo vệ thương hiệu của họ khỏi các vấn đề lừa đảo diện rộng do GenAI gây ra.

Cụ thể, sự phát triển bùng nổ của GenAI, với khả năng mô phỏng giọng văn và tạo nội dung y như thật đang mở ra cánh cửa cho những kẻ gian lận tung tin giả mạo, đánh cắp thương hiệu và gây tổn hại nghiêm trọng đến lòng tin của người tiêu dùng.

Để bảo vệ chính mình khỏi làn sóng lừa đảo này, các doanh nghiệp cần ưu tiên triển khai công nghệ xác thực nội dung - những “lá chắn” có thể phân biệt đâu là nội dung gốc, đâu là sản phẩm của AI giả mạo. Bên cạnh đó, việc thiết lập bộ quy tắc sử dụng GenAI có trách nhiệm cũng đóng vai trò then chốt.

Gia tăng trải nghiệm nhân viên; Tạo dựng môi trường đổi mới - sáng tạo và Xây dựng tổ chức học tập sẽ là 3 mục tiêu ưu tiên của các doanh nghiệp Việt khi xây dựng văn hóa trong năm 2024.

Công ty Blue C đã công bố báo cáo đo lường mức độ trưởng thành văn hóa doanh nghiệp (VHDN) năm 2023, dựa trên kết quả khảo sát của 195 doanh nghiệp từ 13 nhóm ngành nghề khác nhau tại Việt Nam. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Blue C thực hiện khảo sát thị trường nhằm cung cấp những đánh giá về hiện trạng VHDN năm 2023 và dự đoán xu hướng nổi bật của VHDN tại Việt Nam năm 2024. 

Dưới đây là các kết quả đáng chú ý được chỉ ra trong Báo cáo “Đo lường Mức độ Trưởng thành Văn hóa Doanh nghiệp 2023 và Xu hướng 2024”.

3 ưu tiên chính của văn hóa doanh nghiệp năm 2024

Trải qua năm 2023 đầy biến động, gần một nửa doanh nghiệp tham gia khảo sát hướng tới năm 2024 với nhiệm vụ định hình lại nền tảng VHDN cho chiến lược phát triển mới (49.22%). Việc tập trung định hình nền tảng văn hoá là dấu hiệu tích cực cho thấy các doanh nghiệp đã nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của tổ chức. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi, việc định hình lại nền tảng VHDN phù hợp với hướng đi mới càng trở nên cần thiết. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho thấy: Gia tăng trải nghiệm nhân viên; Tạo dựng môi trường đổi mới - sáng tạo và Xây dựng tổ chức học tập sẽ là 3 xu hướng chính dẫn dắt VHDN trong năm 2024.

viettel-9.jpg

Những khó khăn chính trong thực thi năm 2023

Khi được hỏi về khó khăn trong xây dựng văn hóa, câu trả lời từ đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho thấy: Không nắm vững cách làm, thiếu kỹ năng triển khai đang gây ra những trở ngại lớn cho xây dựng, phát triển văn hóa.

49.22% doanh nghiệp tham gia khảo sát gặp khó khăn trong xây dựng văn hóa do thiếu phương pháp và kỹ năng triển khai

Gần một nửa doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết các khó khăn trong xây dựng văn hóa của họ xuất phát từ việc: thiếu phương pháp và kỹ năng triển khai; không đo lường được hiệu quả; nhân lực thực thi mỏng.

Điều này cũng không khó để lý giải, khi mà mức độ ưu tiên nói chung cho đào tạo VHDN giảm sút so với năm ngoái; đặc biệt các chương trình đào tạo nhận thức, kỹ năng cho quản lý và đội ngũ chuyên trách giảm từ 28.20% xuống còn 19.48%.

Ngoài ra, báo cáo còn đưa ra các nhận định và số liệu đáng chú ý khác về: Mức độ trưởng thành VHDN theo ngành; Mô hình bộ máy văn hóa phổ biến tại các doanh nghiệp Việt; Mức độ xây dựng đội ngũ CTV/hạt nhân văn hóa; Các chỉ số đo lường văn hóa phổ biến…

Đến nay, báo cáo về Giám sát rác thải điện tử toàn cầu do ITU ban hành lần thứ 3 vào năm 2020 vẫn là báo cáo mới nhất về vấn đề giám sát rác thải điện tử và còn nguyên giá trị hiện hành.

Theo đó, năm 2019 thế giới trung bình đã tạo ra 53,6 triệu tấn (Mt) rác thải điện tử (bình quân mỗi người là 7,3kg), tăng 9,2 Mt kể từ năm 2014 và dự kiến sẽ tăng lên 74,7 Mt vào năm 2030 - gần gấp đôi chỉ sau 16 năm. Lượng rác thải điện tử ngày càng tăng do việc gia tăng sử dụng các thiết bị điện tử cao hơn, vòng đời sản phẩm ngắn hơn và ít lựa chọn sửa chữa.

Năm 2019, Châu Á là khu vực tạo ra nhiều nhất lượng rác thải điện tử (24,9 Mt), tiếp theo là Châu Mỹ 13,1 Mt và Châu Âu 12 Mt, trong khi Châu Phi và Châu Đại Dương tạo ra lần lượt 2,9 Mt và 0,7 Mt. Châu Âu đứng đầu thế giới về số lượng rác thải điện tử bình quân trên đầu người là 16,2kg, Châu Đại Dương đứng thứ hai là 16,1kg, tiếp theo là Châu Mỹ 13,3kg, trong khi Châu Á và Châu Phi chỉ tạo ra tương ứng là 5,6kg và 2,5kg.

Năm 2019, chỉ có 9,3 Mt (17,4%) rác thải điện tử được chính thức thu gom và tái chế, tăng 1,8 Mt kể từ năm 2014 (tăng trưởng hàng nằm gần 0,4 Mt). Tuy nhiên, tổng lượng rác thải điện tử phát sinh mỗi năm tăng 9,2 Mt, sự tăng trưởng tái chế gần 2 Mt thì các hoạt động tái chế không theo kịp tốc độ tăng trưởng của rác thải điện tử trên toàn cầu. Năm 2019, châu lục có tỷ lệ thu gom và tái chế cao nhất là Châu Âu với 42,5%, Châu Á đứng thứ hai với 11,7%, Châu Mỹ và Châu Đại dương ở mức 9,4% và 8,8% và Châu Phi có tỷ lệ thấp nhất là 0,9%. Chưa thể xác định được vị trí lưu trữ và những tác động ảnh hưởng tới môi trường của 82,6% (44,3 Mt) rác thải được tạo ra vào năm 2019. 

Các nước có thu nhập cao, việc tái chế chất thải được phát triển và:

  • 8% rác thải điện tử được bỏ vào thùng rác và sau đó được chôn lấp hoặc đốt

  • Những sản phẩm bị loại bỏ đôi khi vẫn có thể tân trang lại và tái sử dụng và vận chuyển sang các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình (khoảng 7-20%)

  • Phần lớn chất thải điện tử thương mại có thẻ được trộn lẫn cùng với các chât thải khác như chất thải nhựa và kim loại.

Các nước có thu nhập trung bình và thấp, hạ tầng quản lý rác thải điện tử chưa phát triển đầy đủ, thậm chí không có vì vậy rác thải điện tử thường được quản lý một cách không chính thức. Chất thải điện tử thường được xử lý trong điều kiện kém, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động cũng như những đứa trẻ thường xuyên sống, học tập và vui chơi gần nơi tập trung rác thải điện tử.

Ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, hạ tầng quản lý rác thải điện tử chưa phát triển đầy đủ, thậm chí không có vì vậy rác thải điện tử thường được quản lý một cách không chính thức. Chất thải điện tử thường được xử lý trong điều kiện kém, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động cũng như những đứa trẻ thường xuyên sống, học tập và vui chơi gần nơi tập trung rác thải điện tử.

Năm 2018, ITU đã đặt ra mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế chất thải điện tử toàn cầu lên 30% vào năm 2023. Tỷ lệ thu gom và tái chế sẽ phải tăng với tốc độ nhanh hơn thì mới đạt được mục tiêu đó. Số quốc gia áp dụng chính sách, luật pháp hoặc quy định quốc gia về rác thải điện tử đã tăng từ 61 lên 78 trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2019. Tuy nhiên, ở nhiều khu vực, việc xây dựng các quy định còn chậm, việc thực thi kém, chính sách pháp luật hoặc các quy định chưa khuyến khích việc thu gom và quản lý rác thải điện tử hợp lý. Các chất thải độc hại và nguy hiểm như thủy ngân, chất chống cháy brom (BFR) hoặc chloroflurocarbons (CFC) có trong nhiều loại thiết bị điện tử và gây rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Hàng năm có tổng cộng 50 tấn thủy ngân và 71kt nhựa BFR không giấy tờ trôi nổi trong dòng chảy rác thải điện tử trên toàn cầu và phần lớn được thải ra môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

2.png

Các quốc gia thành viên ITU cũng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ các quốc gia có luật về rác thải điện tử lên 50% hoặc 97 quốc gia vào năm 2023. ITU cung cấp một chương trình dành riêng cho phát triển chính sách và quy định về rác thải điện tử, trong đó các quốc gia thành viên có thể yêu cầu ITU hỗ trợ về kỹ thuật và xây dựng năng lực.

Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về tổng lượng rác thải điện tử phát sinh tại Việt Nam, tuy nhiên theo dòng chảy từ các nước phát triển sang, cộng với lượng rác thải điện tử nội sinh đã khiến Việt Nam phải đối mặt và tập trung tìm giải pháp hiệu quả để xử lý bài toán này.

Số liệu thống kê của GESP cho thấy riêng năm 2019, Việt Nam có 514.000 tấn sản phẩm điện tử được đưa ra thị trường, phát sinh 257.000 tấn rác thải điện tử, với mức bình quân 2,7kg/người. Đáng chú ý, rác thải điện tử ở Việt Nam được xếp vào nhóm chất thải gây hại và cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cho việc quản lý rác thải điện tử.

Bằng cách nắm bắt những xu hướng dưới đây, bạn có thể tự tin rằng đơn vị của mình đang đi đầu trong hoạt động truyền thông nội bộ, thay vì gặp khó khăn để theo kịp.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo

AI được tích hợp vào nơi làm việc để tự động hóa các nhiệm vụ, cá nhân hóa trải nghiệm của nhân viên và tối ưu quá trình đưa ra quyết định. Điều này đòi hỏi phải có chiến lược rõ ràng về chính sách sử dụng và tích hợp AI để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm. AI đang được sử dụng để cải thiện chất lượng và tạo ra nội dung truyền thông nội bộ, nhưng cần phải cân bằng giữa thông điệp do AI tạo ra với nội dung do con người tạo ra để duy trì tính xác thực.

Các chatbot và trợ lý ảo được hỗ trợ bởi AI sẽ đóng vai trò nổi bật trong giao tiếp của nhân viên tuyến đầu. Theo báo cáo của PwC, 68% tổ chức đang có kế hoạch triển khai các công cụ giao tiếp dựa trên AI như một phần trải nghiệm của nhân viên và để tăng cường hỗ trợ nhân viên tuyến đầu.

Xây dựng giao tiếp nhân viên siêu cá nhân hóa

Bằng cách sử dụng dữ liệu và tự động hóa, các chuyên gia truyền thông nội bộ đang gửi thông điệp được cá nhân hóa cho nhân viên dựa trên vai trò, sở thích và vị trí của họ. AI đang cho phép mức độ cá nhân hóa chưa từng có trong lĩnh vực truyền thông.

Theo một khảo sát do Deloitte thực hiện vào năm 2023, 85% các tổ chức đã lên kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào việc cá nhân hóa và nhắn tin có mục tiêu cho nhân viên tuyến đầu.

Bằng cách điều chỉnh thông tin liên lạc phù hợp với vai trò, địa điểm hoặc sở thích cá nhân cụ thể, các tổ chức có thể đảm bảo rằng thông tin quan trọng đến đúng người vào đúng thời điểm, đồng thời thừa nhận tính chất đa dạng của lực lượng lao động và tạo cơ hội để nhân viên được công nhận.

Tối ưu truyền thông qua định dạng video

Đây là thời đại của việc giao tiếp bằng hình ảnh. Video trở thành định dạng truyền thông được yêu thích hơn so với văn bản. Video được cho là tối ưu sự tương tác và truyền tải thông điệp đến người xem. Nội dung video dạng ngắn và dọc cũng trở nên quan trọng trong các chiến dịch truyền thông. 

Sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh và cách kể chuyện sinh động thường thu hút sự chú ý của nhân viên hiệu quả hơn, dẫn đến khả năng lưu giữ thông điệp tốt hơn cho những thông điệp của truyền thông nội bộ.

Thông tin hoặc khái niệm phức tạp có thể được đơn giản hóa và truyền tải hiệu quả hơn thông qua video. Nó cho phép các tổ chức chia nhỏ các chủ đề phức tạp thành các phân đoạn dễ hiểu, nâng cao hiểu biết. Video có tác động cảm xúc mạnh mẽ, cho phép truyền tải cảm xúc, giọng điệu và tín hiệu phi ngôn ngữ, giúp ích cho sự gắn kết của nhân viên.

Tối ưu trên các nền tảng di động

Theo nghiên cứu của Sociabble, 80% lực lượng lao động toàn cầu không ngồi sau bàn làm việc để thực hiện công việc của họ. Điều đó có nghĩa là thiết bị di động, đặc biệt là đối với nhân viên tuyến đầu, ngày càng trở nên quan trọng như xu hướng truyền thông nội bộ.

Nhân sự tuyến đầu là một kênh phản hồi, giúp công ty giải quyết kịp thời các vướng mắc, vấn đề tồn đọng trong tổ chức. Việc tương tác với những nhân viên tuyến đầu sẽ xây dựng niềm tin, nâng cao tinh thần và góp phần xây dựng văn hóa nơi làm việc tích cực, cuối cùng tác động đến sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận của công ty.

Vì vậy, nhân sự tuyến đầu cần có quyền truy cập vào hệ thống truyền thông nội bộ với chức năng giống hệt như nhân viên bàn giấy tại trụ sở công ty, ngay trên thiết bị cá nhân của họ. Việc tương tác này nuôi dưỡng cảm giác thân thuộc, cho phép nhân viên phản hồi ngay lập tức và có tác động tích cực đến văn hóa công ty cũng như việc giữ chân nhân tài.

Lấy con người làm trung tâm

Sức khỏe tinh thần đang trở thành trọng tâm và các công ty đang thực hiện các biện pháp chủ động để hỗ trợ sức khỏe cho nhân viên. Nhân viên cũng có những kỳ vọng mới từ công ty như: tính xác thực khi nói về các chủ đề nội bộ, mong muốn nhận được nhiều thông tin chất lượng hơn, đặc biệt là trao quyền cho lực lượng lao động. Sự gắn kết của nhân viên ngày càng phụ thuộc vào việc nhận được những thông tin nội bộ. 

Giao tiếp nội bộ lấy con người làm trung tâm là điều cần thiết để các tổ chức xây dựng và duy trì văn hóa công ty tích cực, hòa nhập và thích ứng. Nó tác động trực tiếp đến sự hài lòng, sự gắn kết và hạnh phúc của nhân viên, dẫn đến cải thiện hiệu suất và thành công của tổ chức trong môi trường giao tiếp kinh doanh năng động ngày nay. Tập trung vào khía cạnh con người trong giao tiếp giúp thu hút nhân viên về mặt cảm xúc, dẫn đến sự hài lòng và động lực trong công việc cao hơn.

Mọi thứ bạn thấy đều là nội dung (Content) - từ bài viết, hình ảnh, radio, video, biểu đồ... Content có thể mang tính giải trí hoặc giáo dục, nhưng nó cũng là một công cụ mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của các công cụ tìm kiếm và những người đang tìm kiếm thông tin về những gì bạn đang làm.

Xu hướng content trong năm 2024

Khi bất thường trở nên bình thường

Theo báo cáo “Creative Renaissance” của Tik Tok và TWBA, công nghệ mới, các nền tảng mạng xã hội (MXH) mới đã giảm đi rất nhiều rào cản trong việc tạo ra content. Người tiêu dùng hiện nay trở thành “người tiêu dùng tự sản xuất” (prosumers), họ không chỉ tiêu thụ content mà còn tự sản xuất nó, mang lại sức ảnh hưởng lớn. Khi content từ các “influncer” trở nên ngày càng tự nhiên và gần gũi hơn, các content quảng cáo bóng bẩy và hoàn hảo xuất hiện giữa các bài đăng này trông càng giống quảng cáo hơn - làm cho chúng dễ bị bỏ qua.

Doanh nghiệp phải đấu tranh mạnh mẽ để thu hút sự chú ý trên bất kỳ nền tảng nào - nhưng việc tạo ra content quá tinh chỉnh không còn là cách để chiến thắng. Ý tưởng giờ đây cần phá cách, nổi bật vì chúng táo bạo và dễ thu hút sự chú ý.

MXH cạnh tranh với các công cụ tìm kiếm truyền thống

Từ năm 2024 trở đi, các trạng MXH trở thành mối đe dọa lớn nhất cho các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google. Khảo sát của Hootsuite với gần 9000 người tiêu dùng Gen Z trên toàn cầu đã chỉ ra rằng: MXH hiện đang là cách phổ biến thứ 2 để tham khảo về sản phẩm hoặc thương hiệu trước khi mua hàng. Do đó, việc xây dựng content cũng cần tập trung và xoay quanh nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng chứ không chỉ duy trì tương tác 1 chiều như trước.

Sử dụng content trên từng điểm của hành trình khách hàng         

Những người sản xuất content thu hút khán giả bằng những câu chuyện hấp dẫn và bằng cách chia sẻ thông tin có giá trị. Họ cũng sử dụng các kênh content MXH để xây dựng cộng đồng.

Vì vậy, content đối với cho doanh nghiệp không chỉ là một kỹ thuật hay chiến lược mà còn là một hình thức giao tiếp độc đáo với khách hàng của mình. Với suy nghĩ mỗi người có những nhu cầu khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng, để đảm bảo rằng content đáp ứng nhu cầu ở mọi giai đoạn, bạn sẽ muốn nghĩ đến “phễu chuyển đổi” (conversion funnel) của mình.

Đỉnh phễu

Ở đỉnh phễu, bạn muốn xây dựng nhận thức (awareness) bằng nội dung của mình. Đối tượng mục tiêu của bạn có thể biết họ gặp vấn đề nhưng họ không chắc chắn về cách giải quyết. Ở giai đoạn này, bạn có thể tập trung vào nhận thức về thương hiệu, các pain point và các câu hỏi phổ biến.

Content đỉnh phễu sẽ thu hút khách hàng tiềm năng để giúp họ hiểu rõ hơn về một vấn đề cụ thể. Điều này mang đến cho bạn cơ hội phù hợp để giới thiệu về giải pháp của bạn.

Một số loại content hấp dẫn ở đỉnh phễu bao gồm: Bài viết ảnh; Video ngắn; Infographics Webinars; Video quảng cáo.

Giữa phễu

Khi khách hàng tiềm năng tiến vào phần giữa phễu chuyển đổi, họ sẽ ở giai đoạn xem xét sản phẩm của bạn. Họ có thể đã ghé thăm trang web của bạn nhiều lần hoặc đang tương tác trên các trang mạng xã hội. Họ có thể đã đăng ký nhận tin qua email marketing.

Content giữa phễu nên tập trung vào xây dựng mối quan hệ với nhóm đối tượng này. Ở thời điểm này, họ đã hiểu về vấn đề của họ và đang so sánh các giải pháp hiện có trên thị trường. Do đó, content của bạn nên giúp họ hiểu về các chi tiết giải pháp của bạn và cho thấy cách nó đáp ứng nhu cầu của họ ra sao.

Đây cũng là thời điểm quan trọng để xây dựng sự tin tưởng. Một khách hàng tiềm năng có thể chưa sẵn sàng mua, vì vậy hãy chú ý đến sự thay đổi trong hành vi của người dùng. Có thể dễ dàng rơi vào việc đưa ra các giả định hoặc cố gắng thực hiện giao dịch nhanh chóng, nhưng điều này có thể gây tổn hại cho mối quan hệ. Thay vào đó, hãy cung cấp thông tin sâu rộng và giá trị để nuôi dưỡng cơ hội tiềm năng.

Một số loại content hấp dẫn ở giữa phễu bao gồm: Case studies; Video dài; Content mang tính tương tác (Mini-game, câu đố,…)

Đáy phễu

Content ở phần dưới đáy phễu giúp khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định và ưu tiên lúc này là chuyển đổi. Vì vậy, content dưới đáy phễu truyền thông nên giúp người dùng dễ dàng kiểm tra sản phẩm, hiểu về giá cả và thực hiện mua sắm. Content chuyển đổi nên thúc đẩy hành động và tạo ra cảm giác cấp bách. Sự cá nhân hóa có thể làm tăng tác động của content ở giai đoạn này. Việc tạo ra các Lời kêu gọi hành động (CTA) mạnh mẽ cũng rất quan trọng.

Loại content dưới đáy phễu bao gồm: Content do người dùng tạo ra, như đánh giá từ khách hàng; Video giới thiệu sản phẩm; Bài viết về chính sách ưu đãi, khuyến mãi; White papers.

Nguồn tài liệu

Gartner
BlueC
ITU
Sociabble
Social Media Marketing All-in-One For Dummies