DANH MỤC VĂN BẢN

1. NGHỊ ĐỊNH

  • Nghị định số 46/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực SHCN đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.

  • Nghị định số 52/2024/NĐ-CP  quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.  

2. THÔNG TƯ 

  • Thông tư 02/2024/TT-BTTTT quy định về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

  • Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT quy định về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

  • Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT  hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. 

  • Thông tư 03/2024/TT-BTTTT Quy hoạch băng tần 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam 

3. QUYẾT ĐỊNH 

  • Quyết định số 278/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật viễn thông

NỘI DUNG NỔI BẬT

1. Bổ sung làm rõ phạm vi điều chỉnh

a) Phạm vi điều chỉnh

- Thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

- Mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh.

b) Đối tượng bị xử phạt hành chính

Đối tượng bị xử phạt VPHC là chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC.

bang-bien-phap.png
hanh-vi-vi-pham-shcn.png

4. Quy định về thi hành, cưỡng chế quyết định xử phạt

So với quy định về các biện pháp thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định định xử phạt tại Điều 31 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, Nghị định 46/2024/NĐ-CP có quy định mới về biện pháp khắc phục hậu quả buộc trả tiền đền bù trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng như sau:

Cá nhân, tổ chức VPHC phải trả tiền đền bù tương đương giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bị xâm phạm cho chủ sở hữu sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bị xâm phạm; nếu cá nhân, tổ chức VPHC không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

(Bổ sung bởi Điều 1.21.c Nghị định 46/2024/NĐ-CP)

NỘI DUNG NỔI BẬT

(Thay thế văn bản: Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Nghị định 80/2016/NĐ-CP) 

1. Bổ sung quy định về tiền điện tử: 

  • Tiền điện tử là giá trị tiền Việt Nam đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử. (Điều 3.12)
  • Tổ chức được quyền cung ứng tiền điện tử bao gồm: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. (Điều 3.12)
  • Quy định cụ thể các hình thức thể hiện của tiền điện tử được sử dụng trong hoạt động thanh toán bao gồm ví điện tử, thẻ trả trước. (Điều 6.1)

2. Bổ sung quy định về Dịch vụ ví điện tử

  • Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng cho khách hàng để nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử và thực hiện giao dịch thanh toán. (Điều 3.16)
  • Ví điện tử là phương tiện lưu trữ tiền điện tử. (Điều 6.1)
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử đã phát hành cho khách hàng; chỉ cho phép sử dụng dịch vụ đối với các ví điện tử có liên kết với tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng. (Điều 6.3)
  • Các hành vi bị nghiêm cấm:
    • Tiết lộ, cung cấp thông tin về số dư trên tài khoản thanh toán, số dư thẻ ngân hàng, số dư ví điện tử và các giao dịch thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật có liên quan. (Điều 8.4)
    • Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thông tin thẻ ngân hàng, thông tin ví điện tử. (Điều 8.5)
  • Một số điều kiện đặc thù để cung cấp Dịch vụ ví điện tử:
    •  Có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu: 50 tỷ đồng. (Điều 22.2.b) 
    • Đối với dịch vụ ví điện tử cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch giao dịch tài chính và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức. (Điều 22.2.e)
su-dung-tai-khoan-thanh-toan.png
dich-vu-chuyen-mach-1.pngdich-vu-chuyen-mach-2.png

NỘI DUNG NỔI BẬT

(Thay thế văn bản:  Thông tư số 04/2023/TT- BTTTT; Thông tư số 10/2023/TT-BTTTT)

1. Danh mục SPHH chuyên ngành CNTT và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy (CNHQ, CBHQ) (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư); Danh mục SPHH chuyên ngành CNTT và truyền thông bắt buộc phải CBHQ (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư)

So với quy định tại Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT, các Danh mục:

-  Không bổ sung, lược bỏ bất cứ SPHH nào phải CNHQ, CBHQ.

- Sửa đổi quy định, hướng dẫn về các Quy chuẩn kỹ thuật (“QCKT”) áp dụng cho các sản phẩm hàng hóa.

- Nêu thời hạn hiệu lực của các Giấy CNHQ cho các thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất; thiết bị đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G) là không quá ngày 30/6/2024.

- Nêu các SPHH được ngưng hiệu lực áp dụng của một số QCKT, chưa bắt buộc áp dụng một phần/toàn bộ của một số QCKT đến hết ngày 30/6/2025.

- Kể từ ngày 01/7/2025, SPHH đã thực hiện CNHQ, CBHQ trong thời gian từ ngày 15/7/2023 đến hết 30/6/2025 nếu tiếp tục sản xuất, hoặc nhập khẩu phải thực hiện CNHQ, CBHQ bổ sung cho đầy đủ theo đúng QCKT tương ứng hoặc thực hiện CNHQ, CBHQ mới theo QCKT tương ứng.

2. Một số trường hợp SPHH có khả năng gây mất an toàn được miễn CNHQ, CBHQ

- SPHH tại Phụ lục II Thông tư có tích hợp thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn và không tích hợp thiết bị phát, thu-phát vô tuyến điện khác được miễn CNHQ, CBHQ nếu đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:

a) Nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân nhập khẩu sử dụng;

b) Nhập khẩu tối đa 03 (ba) SPHH đối với mỗi chủng loại trong lô hàng;

c) SPHH có băng tần hoạt động và thông số kỹ thuật đáp ứng điều kiện kỹ thuật và khai thác quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 114/10/2021 của Bộ trưởng Bộ TTTT quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.

- SPHH tại Phụ lục II Thông tư được miễn CNHQ, CBHQ đối với QCVN 101:2020/BTTTT, QCVN 132:2022/BTTTT, phần nội dung của QCKT trong đó có đòi hỏi phép thử phá hủy mẫu nếu đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau

a) Nhập khẩu tối đa 03 (ba) SPHH đối với mỗi chủng loại trong lô hàng;

b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có văn bản cam kết SPHH tuân thủ một phần/toàn bộ QCKT có phép thử phá hủy mẫu và hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn của SPHH nhập khẩu.

NỘI DUNG NỔI BẬT

(Thay thế văn bản: Thông tư số 06/2021/TT-BKHĐT) 

1. Mức thu các loại chi phí

Thông tư quy định mức thu chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống, chi phí nộp hồ sơ dự thầu, chi phí đối với nhà thầu trúng thầu và chi phí kết nối chức năng bảo  lãnh dự thầu điện tử giống với mức thu đã quy định tại Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

 (Điều 4 Thông tư)

5.2. Thời hạn nộp chi phí

Nhà thầu có trách nhiệm nộp chi phí theo thời gạn dưới đây. Hết thời hạn thanh toán chi phí mà nhà thầu không thanh toán chi phí thì tài khoản của nhà thầu bị chuyển sang trạng thái tạm ngừng và nhà thầu không được thực hiện các giao dịch liên quan trên Hệ thống cho đến khi hoàn thành trách nhiệm thanh toán chi phí theo quy định.

Chi phí

Thời hạn nộp

- Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống

- Nếu nộp nhiều năm (tối đa 05 năm), chi phí được khấu trừ tương ứng theo từng năm.

  • Năm 2024: trước 01/07
  • Hằng năm: trước 01/04

Chi phí nộp hồ sơ dự thầu

14 ngày kể từ ngày mở thầu

Chi phí nhà thầu trúng thầu

30 ngày kể từ ngày đăng tải KQLCNT

 (Điều 6, Điều 9 Thông tư)

NỘI DUNG NỔI BẬT

(Thay thế văn bản: Thông tư số 01/2024/TT-BKHĐT)

1. Bổ sung quy định về Thông tin chủ yếu của hợp đồng

Thông tin chủ yếu của hợp đồng gồm: số hiệu hợp đồng, chủ thể hợp đồng, giá hợp đồng, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu, thời gian thực hiện hợp đồng (là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng), thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực, danh sách nhà thầu phụ (nếu có), phạm vi công việc của hợp đồng, các thông tin khác (nếu có).

(Điều 11 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT)

2. Bổ sung Biểu mẫu Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

So với Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT, Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT có bổ sung thêm Phụ lục 3B - Mẫu Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

3. Bổ sung quy định đánh giá E-HSDT với gói thầu mua sắm tập trung

Thông tư quy định quy trình đánh giá E-HSDT với gói thầu mua sắm tập trung gồm: 1. Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT -> 2. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm -> 3. Đánh giá về kỹ thuật -> 4. Đánh giá về tài chính (khả năng cung cấp, việc đánh giá về bảo đảm dự thầu, doanh thu bình quân hằng năm, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất được thực hiện tại bước đánh giá về tài chính)

(Điểm a khoản 1 Điều 28 Thông tư)
thong-tin-dang-tai.png
thong-tin-dang-tai-2.png

NỘI DUNG NỔI BẬT

1. Quy hoạch Băng tần 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz:

- Sử dụng để triển khai hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng theo tiêu chuẩn IMT-Advanced, IMT-2020 và các phiên bản tiếp theo theo phương thức truyền dẫn song công phân chia theo tần số (FDD2).

- Phân chia làm 4 khối tương đương: 3 khối 2x20MHz và 1 khối 2x15MHz.

- Giới hạn tối đa tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng trong băng tần này là 2x20 MHz theo phương thức FDD.

(Điều 2 Thông tư)

4.2. Điều khoản chuyển tiếp

- Giấy phép sử dụng băng tần được cấp trên băng tần 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn được ghi trong giấy phép.

- Giấy phép sử dụng băng tần được cấp theo quy định tại Thông tư này thì hệ thống thông tin di động hiện có theo tiêu chuẩn GSM trên băng tần 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz được tiếp tục sử dụng với các điều kiện sau:

+ Kể từ ngày 16/9/2024: không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao kết nối vào mạng GSM cho mục đích truyền, nhận dữ liệu giữa thiết bị với thiết bị (M2M) hoặc cung cấp dịch vụ tại quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK;

+ Được tiếp tục sử dụng từ ngày 16/9/2024 đến hết ngày 15/9/2026 và chỉ được sử dụng các khoảng băng tần mà hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-Advanced, IMT-2020 không sử dụng, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ tại quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK;

+ Không gây nhiễu có hại cho các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-Advanced, IMT-2020 được cấp phép hoạt động trong băng tần 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz.

(Điều 4 Thông tư)

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT VIỄN THÔNG 2023

1. Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật

a) Nội dung: Rà soát các VBQPPL có liên quan đến Luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các VBQPPL đảm bảo phù hợp với quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết dưới Luật.

b) Cơ quan thực hiện:

- Bộ TTTT tiến hành rà soát các VBQPPL có liên quan đến Luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, ‘

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức rà soát VBQPPL có liên quan đến Luật thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý nhà nước được phân công và gửi kết quả rà soát về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Thời hạn hoàn thành: Tháng 12 năm 2024.

2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và triển khai Luật

a) Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông.

- Cơ quan chủ trì: Bộ TTTT.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Thời hạn trình: Trước ngày 15/4/2024.

b) Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Viễn thông về quản lý kho số viễn thông, tài nguyên Internet; việc bồi thường khi nhà nước thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên internet; đấu giá quyền sử dụng mã, số viễn thông, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.

- Cơ quan chủ trì: Bộ TTTT.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan tổ chức có liên quan.

- Thời hạn trình: Trước ngày 15/4/2024.

c) Nghị định quy định chi tiết Luật Viễn thông về hoạt động viễn thông công ích.

- Cơ quan chủ trì: Bộ TTTT.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan tổ chức có liên quan.

- Thời hạn trình: Trước ngày 15/4/2024.

d) Thông tư của Bộ trưởng Bộ TTTT quy định chi tiết hoạt động bán buôn trong viễn thông.

- Cơ quan chủ trì: Bộ TTTT.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan.

- Thời hạn ban hành, có hiệu lực: Trước ngày 01/7/2024.

đ) Thông tư của Bộ trưởng Bộ TTTT quy định chi tiết cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá, phương pháp định giá thuê sử dụng mạng cáp trong tòa nhà, giá thuê hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông, tổ chức, cá nhân sở hữu công trình viễn thông.

- Cơ quan chủ trì: Bộ TTTT.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.

- Thời hạn ban hành, có hiệu lực: Trước ngày 01/7/2024.