DANH MỤC VĂN BẢN

1. LUẬT

- Luật Viễn thông số 24/2023/QH15

- Luật Giá số 16/2023/QH15

2. NGHỊ ĐỊNH

Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

3. THÔNG TƯ

Thông tư số 07/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động đại lý thanh toán

4. QUYẾT ĐỊNH

- Quyết định số 977/QĐ-BTTTT phê duyệt Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

- Quyết định số 07/2024/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

- Quyết định số 934/QĐ-BTTTT phê duyệt kế hoạch triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024.

1. Mở rộng phạm vi áp dụng luật viễn thông

Luật Viễn thông mới có phạm vi áp dụng mở rộng hơn so với Luật viễn thông 2009, thể hiện qua việc phân loại dịch vụ viễn thông thành dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông GTGT, và bổ sung khái niệm, quy định về một số dịch vụ viễn thông hiện đại tại Điều 3 như sau:

(a) Dịch vụ viễn thông cơ bản, là dịch vụ gửi, truyền, nhận thông tin giữa hai người hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, giữa các thiết bị đầu cuối qua mạng viễn thông.

(b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, là các dịch vụ viễn thông cơ bản cung cấp thêm tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng.

(c) Dịch vụ viễn thông cơ bản trên nền tảng Internet (Dịch vụ OTT), là dịch vụ viễn thông cung cấp tính năng chính là gửi, truyền và nhận thông tin giữa hai hoặc hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông trên Internet.

(d) Dịch vụ trung tâm dữ liệu, là dịch vụ viễn thông cung cấp tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng qua mạng viễn thông bằng việc cho thuê một phần hoặc toàn bộ trung tâm dữ liệu.

(e) Dịch vụ điện toán đám mây, là dịch vụ viễn thông cung cấp tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng qua mạng viễn thông thông qua điện toán đám mây.

(f) Dịch vụ ứng dụng viễn thông, là dịch vụ sử dụng mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục và lĩnh vực khác.

(g) Bán lại dịch vụ viễn thông, là việc doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông (như được miêu tả ở trên) cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trên cơ sở thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng ký với doanh nghiệp viễn thông khác.

2. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Luật Viễn thông mới quy định các loại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
giay-phep-vien-thong.png

3. Dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán Đám mây

Các Nhà cung cấp Trung tâm Dữ liệu và Điện toán Đám mây có nghĩa vụ:

- Công bố chất lượng dịch vụ và tuân thủ các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng,

- Đảm bảo các doanh nghiệp viễn thông có thể kết nối và cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu.

- Ngăn chặn truy cập trái phép, khai thác hoặc sử dụng dữ liệu của người sử dụng mà chưa đươc người sử dụng đồng ý,

- Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy cập thông tin theo yêu cầu của CQNN có thẩm quyền. Tuy nhiên, các nhà cung cấp này không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin của người sử dụng dịch vụ, trừ khi các CQNN có thẩm quyền yêu cầu.

- Đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin về người sử dung dịch vụ theo quy định của Chính phủ, đồng thời công bố về chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp.

- Đảm bảo tuân thủ các quy định của các luật khác, bao gồm pháp luật về an ninh mạng, thông tin mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân. (Điều 29.2 Luật Viễn thông 2023)

4. Bán buôn trong viễn thông

Luật mới quy định hoạt động bán buôn trong viễn thông là việc doanh nghiệp viễn thông cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê mạng viễn thông hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của mình để phục vụ việc cung cấp dịch vụ viễn thông.

 So với luật cũ, Luật Viễn thông mới hiện có một bộ quy định toàn diện cho cả thị trường viễn thông bán buôn và bán lẻ nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường viễn thông và khuyến khích phát triển các dịch vụ và ứng dụng mới.

Luật quy định các doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường có nghĩa vụ:

(a) Tham gia hoạt động bán buôn khi có yêu cầu của doanh nghiệp viễn thông khác;

(b) Thực hiện hạch toán chi phí dịch vụ viễn thông do mình cung cấp;

(c) Không cung cấp dịch vụ viễn thông dưới mức giá thực tế, trừ trường hợp được pháp luật cho phép;

(d) Sử dụng các thỏa thuận mẫu cho hoạt động bán buôn theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (hiện tại chưa có quy định hướng dẫn của Bộ).

Luật Viễn thông mới cũng quy định các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có nghĩa vụ cho thuê cơ sở hạ tầng thụ động khi khả thi về kinh tế, kỹ thuật và phù hợp với quy hoạch cơ sở hạ tầng.  (Điều 13.4, 16, 17 Luật Viễn thông 2023)

5. Bảo mật thông tin và bảo vệ dữ liệu

Luật Viễn thông tăng cường các nghĩa vụ liên quan đến việc bảo vệ thông tin người dùng trong hoạt động viễn thông. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông bị nghiêm cấm tiết lộ thông tin riêng tư của người dùng, trừ trường hợp:

(a) Có được sự đồng ý rõ ràng của người dùng; hoặc

(b) Có thỏa thuận bằng văn bản về việc trao đổi, cung cấp thông tin thuê bao viễn thông, thông tin về việc sử dụng dịch vụ viễn thông của người dùng để phục vụ cho việc tính giá, lập hóa đơn; hoặc

(c) Liên quan đến văn bản thoả thuận tính giá, lập hóa đơn dịch vụ, hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thanh toán; hoặc

(d) Khi có yêu cầu của CQNN có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan (Điều 6.4)

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải có sự đồng ý của người dùng khi:

- Truy cập vào thiết bị của người dùng

- Truy cập, khai thác hoặc sử dụng dữ liệu của người dùng mà họ xử lý

- Công bố thông tin của người dùng trong bất kỳ thư mục hoặc danh bạ điện thoại công cộng nào. (Điều 26.2)

Mặt khác, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có nghĩa vụ chỉ cung cấp dịch vụ khi người dùng cung cấp thông tin đầy đủ, trùng khớp với giấy tờ tùy thân của họ (Điều 26.2.i) khi ký kết hợp đồng nhằm xác thực và duy trì thông tin chính xác về người dùng hoặc xử lý thẻ SIM; ngăn chặn việc nhắn tin hoặc gọi điện bất hợp pháp; ngừng cung cấp dịch vụ cho những người dùng vi phạm pháp luật, v.v.

6. Kết nối và chia sẻ hạ tầng viễn thông

Luật mới cho phép thiết lập và lắp đặt các dự án viễn thông trên đất công (Điều 65.4), thúc đẩy việc hợp tác sử dụng cơ sở hạ tầng dùng chung giữa các dự án viễn thông và kỹ thuật khác.

Luật Viễn thông mới khẳng định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông được kết nối mạng của mình với mạng của các doanh nghiệp khác (Điều 44), nhấn mạnh tính công bằng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tuân thủ yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Luật này cũng cho phép kết nối giữa mạng viễn thông công cộng và tư nhân, nêu rõ trách nhiệm, nguyên tắc không phân biệt đối xử và cơ chế giải quyết tranh chấp kết nối (Điều 46).

7. Đấu giá/Chuyển giao tài nguyên viễn thông, tên miền

Luật mới quy định hình thức phân bổ các tài nguyên viễn thông, Internet như sau:

phan-bo-tn-vien-thong.png

Nguyên tắc:

- Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký trước được xét cấp trước, phân bổ trước

- Nếu kho số viễn thông niêm yết không có người nhận trong thời gian đấu giá thì có thể cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân theo yêu cầu và phải nộp các chi phí liên quan.

8. Bổ sung, hoàn thiện các quy định về hoạt động viễn thông công ích

Luật Viễn thông năm 2023 bổ sung, hoàn thiện các quy định về hoạt động viễn thông công ích tại Chương III để khắc phục những bất cập trong giai đoạn trước, cụ thể như sau:

- Bổ sung quy định về nguyên tắc hoạt động viễn thông công ích (Điều 30).

- Bổ sung quy định về phương thức thực hiện hoạt động viễn thông công ích (Điều 32).

      a) Hỗ trợ cho doanh nghiệp viễn thông để thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo các phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu;
      b) Hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích cho đối tượng được hỗ trợ thông qua doanh nghiệp viễn thông hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;

      c) Hỗ trợ thiết bị đầu cuối bằng tiền hoặc hiện vật cho đối tượng được hỗ trợ thông qua doanh nghiệp viễn thông hoặc hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hỗ trợ.

1. Phạm vi điều chỉnh

Luật Giá 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; cơ sở dữ liệu về giá; thẩm định giá; thanh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá.

2. Đối tượng áp dụng

Luật Giá 2023 áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá, thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Quyền và trách nghiệm của tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ

a) Một số quyền lợi nổi bật

- Tự định giá và điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể.

- Tự định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh theo khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ. (Điều 23)

- Tham gia xây dựng và kết nối, chia sẻ thông tin vào cơ sở dữ liệu về giá. (Điều 38)

- Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ (với điều kiện phải niêm yết công khai về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp hàng tươi sống; hàng hóa tồn kho; hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ; hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật; hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá xem xét, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

b) Một số nghĩa vụ nổi bật

- Lập phương án giá hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Chấp hành văn bản định giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. (Điều 28)

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm:

+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;

+ Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;

+ Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;

+ Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.

- Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. (Điều 29)

- Giảm giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với các chính sách miễn, giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người tiêu dùng.

- Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. (Điều 6.2)

hanh-vi-bi-cam-theo-luat-gia.png
 
danh-muc-san-pham-nn-dinh-gia.png
pvdc-nghi-dinh-dinh-danh.png

2. Sử dụng tài khoản định danh điện tử

Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định chi tiết hơn về việc giá trị sử dụng của tài khoản định danh điện tử của công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam như sau:

a) Phân loại tài khoản ĐDĐT

- Tài khoản ĐDĐT mức độ 01 của công dân Việt Nam được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng thông tin về DTĐT và một số tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật;

- Tài khoản ĐDĐT mức độ 02 của công dân Việt Nam được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng CCĐT, thông tin khác ngoài thông tin đã tích hợp vào CCĐT được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật;

- Tài khoản ĐDĐT của cơ quan, tổ chức được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng thông tin DTĐT và thông tin khác được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật.

(Điều 9.1, Điều 9.2 và Điều 9.3)

 b) Giá trị chứng minh của thông tin ĐDĐT, thông tin tài khoản điện tử

 - Thông tin về DTĐT và thông tin tích hợp trên CCĐT, tài khoản ĐDĐT có giá trị chứng minh, tương đương với việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng, xuất trình giấy tờ, tài liệu có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. (Điều 9.6)

- Việc sử dụng tài khoản ĐDĐT, dịch vụ xác thực điện tử có giá trị pháp lý để khẳng định, chứng minh chủ thể DTĐT đã thực hiện và chấp thuận đối với giao dịch. (Điều 14.3)

muc-luong-toi-thieu-thang.png

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nguyên tắc áp dụng địa bàn vùng

 Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của NSDLĐ:

+ NSDLĐ hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ NSDLĐ có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ NSDLĐ hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

+ NSDLĐ hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

3. Trách nhiệm thi hành của người sử dụng lao động

 Khi thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (VD: chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

Người sử dụng lao động không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư quy định về hoạt động đại lý thanh toán bằng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư được áp dụng cho các đối tượng Ngân hàng thương mại; Ngân hàng hợp tác xã; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quỹ tín dụng nhân dân; Tổ chức tài chính vi mô; các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có liên quan đến hoạt động đại lý thanh toán.

2. Định nghĩa về hoạt động đại lý thanh toán

Hoạt động đại lý thanh toán là việc bên giao đại lý thanh toán ủy quyền cho bên đại lý thanh toán để thực hiện một phần quy trình mở tài khoản thanh toán (“TKTT’), phát hành thẻ ngân hàng và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng.

(Điều 3.1 Thông tư)

Theo định nghĩa này, hoạt động cung cấp dịch vụ ví điện tử cũng chính là một hoạt động động đại lý thanh toán.

3. 03 nghiệp vụ thanh toán mà đại lý thanh toán được thực hiện:

(1) Nhận hồ sơ mở TKTT, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng TKTT.

(2) Nhận hồ sơ phát hành thẻ ngân hàng, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng.

(3) Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng, lập, ký, kiểm soát, xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng, chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, nhận tiền mặt từ khách hàng hoặc trả tiền mặt cho khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch:

a) Nộp/rút tiền mặt vào/từ TKTT của khách hàng mở tại bên giao đại lý;

b) Nộp/rút tiền mặt vào/từ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;

c) Nộp tiền mặt để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;

d) Thực hiện dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.

Lưu ý đối với bên đại lý: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng thì bên đại lý xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng và thực hiện chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, trừ trường hợp xảy ra sự cố hệ thống thông tin và/hoặc các điều kiện bất khả kháng khác không thể thực hiện được giao dịch của khách hàng.

4. Hạn mức giao dịch của hoạt động đại lý thanh toán

Bên giao đại lý phải có các biện pháp quản lý số dư, hạn mức giao dịch của bên đại lý là tổ chức khác, gồm:

- Hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch nộp và rút tiền mặt) đối với khách hàng cá nhân, tối đa là 20 triệu đồng/khách hàng/ngày;

- Bên đại lý chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng trong phạm vi số dư TKTT để thực hiện các nghiệp vụ được giao đại lý của bên đại lý mở tại bên giao đại lý theo quy định và mỗi một điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày và tối đa 05 tỷ đồng/tháng.

 (Điều 5 Thông tư 07/2024/TT-NHNN)

5. Các nội dung tối thiểu cần có trong Hợp đồng đại lý thanh toán

- Tên, địa chỉ của bên giao đại lý, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của bên giao đại lý;

- Tên, địa chỉ của bên đại lý, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của bên đại lý;

- Phạm vi giao đại lý, trong đó bao gồm các nội dung hoạt động được giao đại lý và hạn mức áp dụng đối với khách hàng, hạn mức áp dụng đối với bên đại lý;

- Thời hạn giao đại lý;

- Thời gian giao dịch hàng ngày và giờ làm việc;

- Phí giao đại lý thanh toán;

- Số lượng điểm đại lý hoặc danh sách điểm đại lý;

- Quyền, nghĩa vụ của bên giao đại lý, bên đại lý;

- Phương thức giải quyết tranh chấp;

- Chấm dứt hợp đồng đại lý thanh toán.

(Điều 8 Thông tư 07/2024/TT-NHNN).

1. Triển khai các tuyến cáp quang quốc tế theo lộ trình

- Đến năm 2027:

+ Triển khai và đưa vào hoạt động thêm 4 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng đạt tối thiểu 134 Tbps.

+ Tiếp tục duy trì tối thiểu Singapore, HongKong, Nhật Bản là Digital Hub kết nối chính.

+ Định kỳ rà soát, đánh giá các Digital Hub xây dựng phương án duy trì/chuyển dịch/bổ sung các điểm kết nối phù hợp theo từng thời kỳ.

+ Hoàn thành và đưa vào sử dụng tối thiểu 01 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ.

+ Triển khai và đưa vào sử dụng tối thiểu 01 tuyến cáp quang đất liền quốc tế.

- Từ năm 2028 đến năm 2030:

+ Triển khai và đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps.

+ Hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 01 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ.

+ Triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 01 tuyến cáp quang đất liền quốc tế.

+ Duy trì kết nối tối đa 90% dung lượng cáp quang trên biển tới tối thiểu 04 Digital Hub lớn lân cận trong khu vực Châu Á.

+ Duy trì kết nối dự phòng tối thiểu 10% dung lượng cáp quang trên biển tới tối thiểu 02 Digital Hub lớn tại các khu vực Châu Mỹ, Châu Âu.

2. Đảm bảo an toàn, bền vững hạ tầng cáp quang quốc tế

- Đối với các tuyến cáp quang hướng ra vùng biển phía Nam, triển khai hài hòa các phương án: kết nối trực tiếp tới các Digital Hub, kết nối với các tuyến cáp quang biển theo mô hình Liên doanh (Consortium).

- Ưu tiên tham gia các Liên doanh có nhiều thành phần, đa quốc gia, kết nối đa hướng tới nhiều Digital Hub.

- Định kỳ rà soát, điều chỉnh phương án ưu tiên hướng kết nối đảm bảo cân bằng hài hòa các hướng kết nối.

- Tổng dung lượng cáp quang biển thiết kế đáp ứng nhu cầu dự phòng tối thiểu 1+2 (dung lượng khả dụng gấp 03 lần dung lượng sử dụng thực tế).

- Xây dựng phương án triển khai nhanh tuyến cáp quang biển mới (thời gian hoàn thành dưới 02 năm) dự phòng trường hợp phát sinh tăng trưởng đột biến nhu cầu.

3. Giải pháp

Một trong những điểm đáng chú ý là việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các đối tác nước ngoài trong triển khai cáp quang quốc tế và khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông trong nước cùng đầu tư, khai thác hiệu quả hạ tầng cáp quang quốc tế của Việt Nam.

danh-muc-san-pham-phai-dang-ky-hd-mau.png

Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Tiếp tục phát huy tinh thần hưởng ứng Ngày Chuyển đối số quốc gia hằng năm, chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Theo đó, các doanh nghiệp công nghệ số tổ chức thực hiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia như sau:

- Tham khảo Kế hoạch triển khai Ngày Chuyển đổi số quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ động phát động các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia phù hợp với mục đích, ý nghĩa, tinh thần cũng như chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.

- Xây dựng Kế hoạch cụ thể hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 15/8/2024.

1. Phân công theo dõi thực hiện các chỉ tiêu

- Các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất, nhập khẩu, sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát:

a) Tuân thủ các quy định về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát theo lộ trình.

b) Chủ động tăng cường năng lực, cải tiến và chuyển đổi công nghệ sang sử dụng các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp hoặc bằng “0”, có hiệu suất năng lượng cao và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo đánh giá vòng đời.

c) Thực hiện đầu tư các cơ sở có đủ chức năng thực hiện thu gom, tái chế, xử lý các chất được kiểm soát.

d) Có kế hoạch và thực hiện đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho kỹ thuật viên làm việc liên quan đến các chất được kiểm soát.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục đính kèm Bản tin này.

danh-muc-nhiem-vu-ozone.png
danh-muc-nhiem-vu-ozone-2.png
 
     2. Lộ trình quản lý sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc được sản xuất từ các chất HCFC và HFC theo giá trị GWP
bang-gia-tri-nong-len.png