DANH MỤC VĂN BẢN

1. LUẬT

- Luật số 42/2024/QH15 ngày 29/06/2024 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

- Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15.

2. THÔNG TƯ  

- Thông tư 72/2024/TT-BTC quy định, hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao TSCĐCD; chế độ báo cáo TSCĐCD,  tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và TSCĐ do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.

- Thông tư 13/2024/TT-BTTTT  ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất và trung kế vô tuyến mặt đất.

3. QUYẾT ĐỊNH

Quyết định 4799/QĐ-BQP ban hành Quy chế quản lý, giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DNNN do BQP quản lý. 

1. Văn bản thay thế

Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/06/2017 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. 

2. Khái niệm về vũ khí quân dụng

Khái niệm về vũ khí quân dụng có mở rộng hơn so với Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ năm 2017 (Sửa đổi năm 2019). Theo đó, Vũ khí quân dụng được định nghĩa bao gồm cả: Súng vác vai; đạn sử dụng cho các loại vũ khí; Linh kiện cơ bản của súng; kiếm, giáo,... trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ ...vv. (Chi tiết tại Điều 2.2 của Luật số 42/2024/QH15)

3. Tiếp nhận tặng, cho, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân nước ngoài

Luật số 42/2024/QH15 có bổ sung quy định mới so với Luật năm 2017 liên quan đến tiếp nhận và quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tặng, cho, viện trợ. Cụ thể:

- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có chức năng nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc cơ quan, tổ chức được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này được tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tặng, cho, viện trợ

- Việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm các điều kiện như sau:

  + Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tặng, cho, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan;

   + Vũ khí, công cụ hỗ trợ tiếp nhận phải bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

   + Chỉ được tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ để nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, trang bị, sử dụng hoặc trưng bày, triển lãm theo quy định của Luật này;

   + Vũ khí, công cụ hỗ trợ tiếp nhận phải rõ nguồn gốc, xuất xứ và bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Thủ tục tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng quy định tại Điều 15.4.

4. Quản lý sử dụng vũ khí:

a) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí

- Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và quy định của Luật này (Điều 17.1);

- Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí: Súng cầm tay, súng vác vai, vũ khí hạng nhẹ, vũ khí hạng nặng, đạn sử dụng cho các loại vũ khí này; các loại bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi và vũ khí khác thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này .....vv.

- Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được sửa chữa, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí (Điều 17.4).

b) Mua vũ khí quân dụng

Thủ tục cấp giấy phép mua vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Điều 28.2);

c) Cấp giấy phép sửa chữa vũ khí quân dụng

Việc sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Điều 30.2).

d) Quản lý sử dụng vật liệu nổ

- Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và quy định của Luật này (Điều 32.1);

- Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây (Điều 32.2):

+ Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng;

+ Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý, kỹ thuật an toàn do người chỉ huy trực tiếp điều hành, chỉ đạo và phân công người có đủ trình độ, kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện công tác kỹ thuật an toàn tại mỗi bộ phận, vị trí có nguy cơ cao về sự cố, tai nạn cháy, nổ;

+ Có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường cho cơ sở nghiên cứu, sản xuất, hệ thống kho, nơi bốc dỡ, phương tiện vận chuyển và định kỳ tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Kho chứa vật liệu nổ quân dụng phải thiết kế, xây dựng theo quy định.

1. Phạm vi điều chỉnh

Luật quy định về vị trí, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, nguồn lực, chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Công nghiệp quốc phòng, an ninh được quy định là một ngành đặc thù của công nghiệp quốc gia, một thành phần cơ bản của thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh; ngành có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm, dịch vụ khác phục vụ quốc phòng, an ninh.

2. Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh

a) Nhiệm vụ

Luật xác định rõ đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương, do Chính phủ quản lý để hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, có tính mới, rủi ro cao hoặc nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt.

b) Nguồn hình thành Quỹ

Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:

- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

- Nguồn vốn hợp pháp được cấp có thẩm quyền quyết định;

- Nguồn trích lập từ lợi nhuận sau thuế;

- Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;

- Nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

c) Nguyên tắc hoạt động của Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh

- Không vì mục đích lợi nhuận;

- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả;

- Hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, có tính mới, rủi ro cao hoặc nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt.

3. Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh

a) Nội dung quy hoạch

- Phân tích, đánh giá về yếu tố, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh.

- Dự báo xu thế phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh trong thời kỳ quy hoạch.

- Xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh; cơ hội và thách thức đối với phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh.

- Hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng, hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh.

- Các chương trình, dự án trọng điểm.

- Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

- Nội dung khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

b) Thẩm quyền, trách nhiệm lập quy hoạch

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong phạm vi quản lý, chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh theo quy định của pháp luật về đất đai, trong đó có đất phục vụ xây dựng và phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt.

4. Quản lý hoạt động sản xuất quốc phòng, an ninh

a) Yêu cầu quản lý

- Bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa và khai thác, sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.

- Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý hoạt động sản xuất quốc phòng, an ninh; kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, tiến độ, quy trình sản xuất từ giai đoạn lập kế hoạch sản xuất đến khi nghiệm thu và bàn giao sản phẩm.

- Việc cung cấp sản phẩm quốc phòng, an ninh thực hiện theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng và các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu. Ưu tiên thực hiện hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm quốc phòng, an ninh tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt theo kế hoạch sản xuất quốc phòng, kế hoạch sản xuất an ninh.

- Kế hoạch sản xuất quốc phòng, kế hoạch sản xuất an ninh phù hợp với nhu cầu trang bị và bảo đảm duy trì năng lực sản xuất của dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh.

- Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh phải bảo đảm bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

b) Hình thức giao nhiệm vụ sản xuất sản phẩm quốc phòng đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý

  • Trường hợp thực hiện

i) Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hoá, tăng hạn sử dụng sản phẩm quốc phòng phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của lực lượng vũ trang;

ii) Sản xuất sản phẩm quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ cấp bách;

iii) Sản phẩm quốc phòng sản xuất đơn chiếc;

iv) Sản phẩm quốc phòng chỉ do một cơ sở công nghiệp quốc phòng sản xuất;

v) Sản phẩm quốc phòng chưa xây dựng được định mức kinh tế - kỹ thuật;

vi) Trường hợp khác để bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

  • Thẩm quyền giao nhiệm vụ:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ sản xuất sản phẩm quốc phòng và ngân sách cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.

- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho cơ sở công nghiệp quốc phòng thuộc quyền có chức năng, nhiệm vụ sản xuất sản phẩm quốc phòng.

- Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ.

c) Hình thức đặt hàng sản xuất sản phẩm quốc phòng đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý

Đặt hàng sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh được thực hiện thông qua hợp đồng giữa cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh.

Các trường hợp thực hiện bao gồm:

i) Sản phẩm quốc phòng, an ninh đã có định mức kinh tế - kỹ thuật;

ii) Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, chế thử, thử nghiệm, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hoá, tăng hạn sử dụng sản phẩm quốc phòng, an ninh;

iii) Sản phẩm quốc phòng, an ninh sản xuất loạt;

iv) Để đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong trường hợp cần thiết.

d) Hình thức đấu thầu sản xuất, cung cấp sản phẩm quốc phòng, an ninh đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý

Gói thầu để sản xuất, cung cấp sản phẩm quốc phòng, an ninh thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật đấu thầu

5. Tổ hợp công nghiệp quốc phòng

a) Vị thế

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng không hình thành pháp nhân, không phải là tập đoàn mà được xác định là hệ thống liên kết, hợp tác của cơ sở công nghiệp quốc phòng, tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhất định, lấy cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt đủ điều kiện làm hạt nhân để hình thành chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm quốc phòng theo nhóm, chuyên ngành sản phẩm vũ khí trang bị kỹ thuật.

b) Chức năng nhiệm vụ

Luật quy định tổ hợp công nghiệp quốc phòng có các chức năng, nhiệm vụ như:

- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hoá, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất quốc phòng;

- Làm chủ công nghệ nền, công nghệ lõi, chuyển giao, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại;

- Huy động nguồn lực quốc gia phát triển công nghiệp quốc phòng;

- Nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phục vụ dân sinh, chuyển giao công nghệ phù hợp cho công nghiệp dân sinh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, tham gia xuất khẩu sản phẩm quốc phòng.

c) Thành phần

Thành phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng bao gồm:

- Hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt do Thủ tướng quyết định;

- Tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài Quân đội nhân dân;

- Tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo.

1. Văn bản thay thế: Thông tư 13/2019/TT-BQP ngày 29/01/2019.

2. Danh mục tài sản chuyên dùng

Danh mục tài sản chuyên dùng quy định tại Điều 5 Thông tư số 318/2017/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2017 và Phụ lục I kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BQP.

3. Danh mục tài sản phục vụ công tác quản lý:

Danh mục tài sản phục vụ công tác quản lý quy định tại Điều 6 Thông tư số 318/2017/TT-BQP và Phụ lục II kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BQP.

4. Tính hao mòn, trích khấu hao TSCĐ là tài sản chuyên dung (TSCĐCD)

a. Trường hợp phải tính hao mòn:

TSCĐCD hiện có tại đơn vị và TSCĐCD do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn.

b. Các trường hợp không phải tính hao mòn:
  • TSCĐ là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định 151/2017/NĐ-CP và khoản 61, 62 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP.
  • TSCĐ đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;
  • Các TSCĐ chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.
  • Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao TSCĐCD thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 23/2023/TT-BTC. Trường hợp, TSCĐ sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất thì phải trích khấu hao.
  • Danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn TSCĐCD thực hiện theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BQP này trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.
  • Phương pháp tính hao mòn TSCĐCD thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 23/2023/TT-BTC, trong đó tỷ lệ hao mòn được xác định theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

5. Kiểm kê định kỳ hàng năm về TSCĐ hiện có

Về quản lý TSCĐCD, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm lập thẻ TSCĐ theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này, kế toán đối với toàn bộ TSCĐ hiện có của đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Đồng thời, đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về TSCĐ hiện có; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất kế toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại Thông tư này.

6. Hình thức báo cáo kê khai TSCĐ

bang-hinh-thuc-ke-khai.png

7. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ của đơn vị, doanh nghiệp

a) Nghĩa vụ báo cáo

Đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng TSCĐ báo cáo đơn vị, doanh nghiệp cấp trên đến Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính)

b) Đối tượng báo cáo

    1. TSCĐ tại đơn vị bao gồm: Nhà, đất; xe ô tô các loại; TSCĐ khác;
    2. TSCĐ do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
    3. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

c) Đối tượng báo cáo

  • Thực trạng công tác quản lý, sử dụng TSCĐ của đơn vị, doanh nghiệp;
  • Đánh giá những mặt tích cực, hiệu quả, những tồn tại, sai phạm trong quản lý, sử dụng TSCĐ của đơn vị, doanh nghiệp trong kỳ báo cáo;
  • Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng TSCĐ trong kỳ báo cáo;
  • Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng TSCĐ của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý;
  • Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng TSCĐ.

d) Thời hạn báo cáo

Đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ lập báo cáo gửi về Cục Tài chính/BQP trước ngày 28 tháng 2; thời hạn gửi báo cáo của các đơn vị, doanh nghiệp cấp dưới cho đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trước ngày 31 tháng 01.

8. Điều khoản chuyển tiếp

Thông tư quy định điều khoản chuyển tiếp về:

  • Mức hao mòn, thời gian tính hao mòn của TSCĐCD đã được theo dõi trên sổ kế toán của doanh nghiệp trước ngày Thông tư có hiệu lực thi hành
  • Nguyên tắc xác định mức hao mòn hàng năm của TSCĐCD có thay đổi nguyên giá trước ngày Thông tư có hiệu lực thi hành
  • Trách nhiệm đánh giá lại giá trị TSCĐCD đã có quyết định giao, điều chuyển trước ngày Thông tư 13/2019/TT-BQP có hiệu lực thi hành (18/3/2019)
Trường hợp từ 2019-2024, đơn vị, doanh nghiệp chưa xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị tài sản của đơn vị, doanh nghiệp hoặc chưa thực hiện điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BQP thì đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xác định hoặc điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất để hạch toán kế toán từ năm 2025.

1. Văn bản thay thế: Thông tư số 39/2015/TT-BTTTT 25/12/2015 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất (TETRA)”

2. Lộ trình áp dụng

  • Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2025: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được lựa chọn đo kiểm theo QCVN 100:2015/BTTTT hoặc theo QCVN 100:2024/BTTTT để phục vụ công bố hợp quy.
  • Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, thiết bị vô tuyến di động mặt đất và trung kế vô tuyến mặt đất nhập khẩu và sản xuất trong nước phải đáp ứng các quy định tại QCVN 100:2024/BTTTT trước khi lưu thông trên thị trường.

3. Phạm vi điều chỉnh

  • Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất dùng công nghệ số, công nghệ tương tự; thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất và thiết bị phụ trợ kết hợp.
  • Các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến cổng ăng-ten và phát xạ từ cổng vỏ của thiết bị vô tuyến di động mặt đất và thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất không thuộc phạm vi của Quy chuẩn này, mà sẽ được quy định trong các Quy chuẩn sản phẩm tương ứng để sử dụng hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện.
  • Quy chuẩn này quy định các điều kiện thử nghiệm, tiêu chí đánh giá chất lượng và tiêu chí chất lượng về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất, thiết bị vô tuyến trung kế mặt đất và thiết bị phụ trợ kết hợp.   
  • Trường hợp có sự khác biệt (ví dụ liên quan đến các điều kiện đặc biệt, định nghĩa, chữ viết tắt) giữa Quy chuẩn này và QCVN 18:2022/BTTTT thì áp dụng theo Quy chuẩn này.
  • Việc quy định về môi trường và các chỉ tiêu yêu cầu về phát xạ và miễn nhiễm trong Quy chuẩn này được viện dẫn theo QCVN 18:2022/BTTTT, ngoại trừ những điều kiện riêng biệt khác quy định trong Quy chuẩn này.

4. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và khai thác các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

1. Phạm vi điều chỉnh

  • Quy chế hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của các DNNN do BQP quản lý
  • Quy chế hướng dẫn về hồ sơ, các bước đề nghị chấp thuận, quyết định chủ trương, quyết định đầu tư, điều chỉnh, chấm dứt, chuyển nhượng vốn DAĐTRNN của các DNNN do Bộ Quốc phòng quản lý

2. Đối tượng áp dụng

  • DNNN, công ty TNHH một thành viên do DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ (trong Quy chế được gọi là DNNN do BQP quản lý)
  • Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • CQ, ĐV, CN liên quan đến hoạt động ĐTRNN trong BQP.

3. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với dự án của Tập đoàn

Đối với Tập đoàn Viettel, thực hiện theo Điều lệ Tập đoàn ban hành theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP, cụ thể:

  • BQP quyết định ĐTRNN đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
  • Chủ tịch Tập đoàn quyết định đầu tư các dự án do BQP quyết định chủ trương đầu tư.

4. Hình thức chấp thuận, quyết định chủ trương ĐTRNN

BQP chấp thuận, quyết định chủ trương ĐTRNN theo các hình thức sau:

  1. Có văn bản chấp thuận cho DNNN do BQP quản lý thực hiện hoạt động ĐTRNN đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chinh phủ theo Điều 56.1, 56.2 Luật Đầu tư 2020
  2. Quyết định chủ trương dự án ĐTRNN của DNNN do BQP quản lý trừ các dự án quy định tại điểm i

5. Trình tự đề nghị BQP chấp thuận, quyết định chủ trương ĐTRNN

i. DNNN báo cáo BQP xin chấp thuận, quyết định chủ trương ĐTRNN kèm theo hồ sơ quy định tại Điều 5 Quy chế.
ii. Cục Kinh tế nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, Cục Kinh tế đề nghị cơ quan chức năng BQP tham gia ý kiến theo chức năng.

Nếu hồ sơ thiếu thì trong vòng 05 ngày làm việc, yêu cầu DNNN bổ sung.

iii. Các cơ quan chức năng tham gia ý kiến bằng văn bản.
iv. Cục Kinh tế tổng hợp ý kiên và gửi văn bản đề nghị DNNN giải trình bổ sung nếu cần thiết
v. DNNN cung cấp đầy đủ thông tin tài liệu, giải trình những vấn đề thuộc nội dung DAĐT khi có yêu cầu tư Cục Kinh tế.
vi. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ ý kiến và văn bản giải trình của DNN, Cục kinh tế lập báo cáo trình Thủ trưởng BQP
vii. Thủ trưởng BQP xem xét, ban hành văn bản chấp thuận cho DNNN thực hiện hoạt động ĐTRNN (đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ) hoặc quyết định chủ trương ĐTRNN (đối với dự án khác của DNNN do BQP quản lý)

6. Trình tự đề nghị BQP chấp thuận, quyết định điều chỉnh chủ trương ĐTRNN

  • Thực hiện giống bước i -> vi của trình tự đề nghị chấp thuận, quyết định chủ trương ĐTRNN
  • BQP xem xét, ban hành văn bản chấp thuận cho DNNN điều chỉnh hoạt động ĐTRNN (đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ) hoặc quyết định điều chỉnh chủ trương ĐTRNN (đối với dự án khác của DNNN do BQP quản lý)

Trường hợp điều chỉnh dẫn đến DAĐT thuộc thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương ĐTRNN của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền quyết định chủ trương điều chỉnh DAĐTRNN.

7. Trách nhiệm của DNNN trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án và giám sát vốn ĐTRNN

  • DNNN theo dõi, kiểm tra báo cáo theo Điều 76 Nghị định 29/2021/NĐ-CP (việc thực hiện thủ tục, tình hình thực hiện, khai thác, vận hành, dự án…) và vai trò của dự án liên quan đến nhiệm vụ QPAN (nếu có)
  • DNNN đánh giá kết thúc DAĐTRNN theo Điều 80.2 Nghị định 29/2021/NĐ-CP (đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của dự án, nguồn lực đã huy động, tiến độ, hiệu quả kinh tế của dự án; đề xuất và kiến nghị) và quy định của pháp luật có liên quan
  • Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính giám sát vốn ĐTRNN theo mục 3 Chương III Nghị định 87/2015/NĐ-CP; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN.

8. Trách nhiệm của Chủ tịch DNNN

  • Xây dựng DAĐTRNN đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả, có tính đến yếu tố rủi ro khi báo cáo BQP xem xét, quyết định ĐTRNN
  • Ban hành quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài phù hợp với quy định pháp luật
  • Theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án, giám sát vốn ĐTRNN; chịu trách nhiệm toàn diện, tổng thể về hiệu quả của từng dự án ĐTRNN của doanh nghiệp
  • Báo cáo kịp thời và đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu trong trường hợp phát sinh vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động ĐTRNN
  • Chuyển lợi nhuận, thu nhập khác và thu hồi vốn khi kết thúc DA ĐTRNN về nước hoặc tiếp tục ĐTNN theo quy định của Luật Đầu tư và quy định pháp luật liên quan
  • Báo cáo định kỳ về hoạt động ĐTRNN cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, các Bộ, ngành và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư theo đúng quy định pháp luật.