DANH MỤC VĂN BẢN

1. LUẬT

  • Luật Đất đai 2024

2. NGHỊ ĐỊNH

  • Nghị định số 10/2024/NĐ-CP quy định về khu Công nghệ cao

  • Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

3. THÔNG TƯ 

  • Thông tư 06/2024/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Quốc phòng.

  • Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

NỘI DUNG NỔI BẬT

a) Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế

Luật Đất đai 2024 đã luật hóa Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020 để tiếp tục giải quyết các vướng mắc tồn đọng liên quan đến việc xử lý đất quốc phòng, an ninh đối với dự án, hợp đồng thuê đất, hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện và đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn. Theo đó, Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; và Doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

(Điều 201 Luật Đất đai 2024)

b) Sử dụng đất kết hợp đa mục đích

Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:

- Đất nông nghiệp sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

- Đất ở sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;

- Đất có mặt nước sử dụng kết hợp đa mục đích;

- Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

- Đất nông nghiệp và phi nông nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.

(Điều 218 Luật Đất đai 2024)

 

bang-khung-gia-dat-1.png
bang-tinh-gia-dat-luat-dat-dai-1.png

e) Quy định quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất

- Tổ chức kinh tế đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm nhưng thuộc trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được lựa chọn chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho thời gian thuê đất còn lại và phải xác định lại giá đất để tính tiền thuê đất tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển sang thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật này.

- Tổ chức kinh tế đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được lựa chọn chuyển sang thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm. Tiền thuê đất đã nộp được khấu trừ vào tiền thuê đất hằng năm phải nộp theo quy định của Chính phủ.

(Điều 30 Luật Đất đai 2024)

g) Bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Trọng tài thương mại

Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai đo Tòa án giải quyết hoặc do Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết.

(Điều 236.5 Luật Đất đai 2024)

NỘI DUNG NỔI BẬT

          a) Giao quyền tự chủ cho khu công nghệ cao trong giải quyết thủ tục hành chính

Ban quan lý khu công nghệ cao được phân cấp, ủy quyền từ các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước, hướng tới mục tiêu thực hiện cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ”, hỗ trợ NĐT thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong khu công nghệ cao và phù hợp với năng lực, trình độ tổ chức của Ban quản lý khu công nghệ cao Đối với các nhiệm vụ quản lý nhà nước không phân cấp, ủy quyền, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chức năng trực thuộc với Ban quản lý khu công nghệ cao trong quá trình thực hiện để đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước tại khu công nghệ cao

(Điều 41.3 Nghị định)

b) Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nổi bật cho doanh nghiệp, dự án đầu tư trong khu công nghệ cao

- Các DAĐT và các hoạt động tại khu CNC được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ về đào tạo, tuyển dụng lao động; chương trình hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC, chuyển giao công nghệ; chương trình hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp CNC, phát triển CNC trong nông nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ vốn vay và các chương trình hỗ trợ khác của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.

- DAĐT xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng được hưởng các ưu đãi về miễn tiền thuê đất, tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn trả theo quy định về thu tiền thuê đất trong khu CNC.

- DAĐT xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu CNC được ưu tiên vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, thực hiện các hình thức huy động vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- BQL khu CNC và các cơ quan liên quan ưu tiên giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến CĐT hạ tầng và các DAĐT trong khu vực DAĐT kinh doanh kết cấu hạ tầng để đảm bảo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và các hoạt động khác của DAĐT xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu CNC.

- DAĐT xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu CNC được hưởng các mức ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, thuế, đất đai và pháp luật có liên quan; được ưu tiên tham gia các đề án, chương trình, dự án thí điểm phát triển đô thị thông minh và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng được thuê, mua, thuê mua nhà ở, cơ sở lưu trú phục vụ NLĐ trong khu CNC (việc mua, thuê mua nhà ở chỉ thực hiện đối với khu nhà ở xây dựng ngoài ranh giới khu CNC) bao gồm:

+ Tổ chức là NĐT và cá nhân là chuyên gia, NLĐ làm việc tại khu CNC được thuê nhà ở trong thời gian hoạt động, làm việc tại khu CNC;

+ NLĐ làm việc trong BQL khu CNC, chuyên gia và NLĐ có hợp đồng lao động không xác định thời hạn với các NĐT tại khu CNC được ưu tiên xét mua nhà ở.

- DAĐT xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển CNC, cơ sở ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC được hưởng các ưu đãi về miễn tiền thuê đất, tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn trả theo quy định về thu tiền thuê đất trong khu CNC.

- Các cơ sở, dự án ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC, dự án đổi mới công nghệ được nhận tài trợ, hỗ trợ, vay vốn và bảo lãnh vốn vay của các Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các quỹ, nguồn tài trợ hợp pháp khác để triển khai các hoạt động theo quy định của pháp luật.

(Điều 12 - Điều 15 Nghị định)

NỘI DUNG NỔI BẬT

a) Quy định chi tiết, cụ thể cơ chế, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu

Nghị định 24/2024/NĐ-CP đã quy định chi tiết trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cho chủ đầu tư; cắt giảm thời gian và chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu; tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin – đấu thầu qua mạng để nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế.

Một số quy định mới nổi bật có thể kể đến 6 cách xác định giá gói thầu (Điều 16.2); quy định cụ thể về trường hợp hiệu chỉnh sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu xây lắp, gói thầu MSHH và gói thầu phi tư vấn (Điều 29.2.a); quy định 29 trường hợp xử lý tình huống trong đấu thầu qua mạng và không qua mạng (Điều 131) so với 15 trường hợp theo quy định cũ.

b) Hình thức lựa chọn nhà thầu mới

Ngoài các hình thức lựa chọn nhà thầu đã quy định trong Luật Đấu thầu 2023, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định thêm hai hình thức lựa chọn nhà thầu mới là Mua sắm trực tuyến và Chào giá trực tuyến.

hinh-thuc-lcnt-1.png
chi-phi-lcnt-1.pngchi-phi-lcnt-2.png

NỘI DUNG NỔI BẬT

a) Chế độ báo cáo

- Chế độ báo cáo định kỳ gồm: báo cáo quý, 06 tháng, năm, giữa kỳ và cuối kỳ kế hoạch 05 năm. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh cần thực hiện các loại báo cáo định kỳ sau:

+ Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh

+ Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ QPAN và nhiệm vụ QPAN; kết quả triển khai chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp năm trước liền kề.

+ Báo cáo cuối kỳ về tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm

+ Báo cáo tình hình cơ cấu lại doanh nghiệp

+ Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài

+ Báo cáo định mức lao động, kế hoạch lao động, quỹ tiền lương thực hiện năm trước liền kề và kế hoạch năm tiếp theo của người lao động.

+ Báo cáo tiền lương, thù lao, tiền thưởng, thu nhập bình quân năm trước liền kề và kế hoạch năm tiếp theo của người quản lý doanh nghiệp và kiểm soát viên

+ Báo cáo công bố thông tin định kỳ

+ Báo cáo tài chính, Báo cáo giám sát tài chính, Báo cáo kế hoạch tài chính

+ Báo cáo tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

+ Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp.

(Điều 4 và Phụ lục 1, Mục I Thổng tư)

b) Chế độ công bố thông tin

Quy định mới về các chế độ công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường đã được cập nhật, bổ sung vào Quy chế công bố thông tin của Tập đoàn năm 2024 (ban hành kèm theo Quyết định số 3265/QĐ-CNVTQĐ ngày 02/04/2024).

c) Chế độ kiểm tra, giám sát

* Quyền, trách nhiệm kiểm tra, giám sát của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ QPAN

Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Doanh nghiệp thực hiện quyền, trách nhiệm kiểm tra, giám sát các nội dung:

+ Tình hình, kết quả thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Tình hình, kết quả thực hiện đề án, phương án cơ cấu lại doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Việc chấp hành chế độ báo cáo, công bố thông tin của doanh nghiệp;

+ Công tác tổ chức quản lý, quản trị nội bộ của doanh nghiệp;

+ Cơ chế phối hợp, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp theo Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Tình hình, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với người quản lý, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp; quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người quản lý doanh nghiệp và Kiểm soát viên;

+ Tình hình, kết quả hoạt động đầu tư liên doanh với đối tác nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; chấp hành quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng về hợp tác quốc tế khi liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

+ Tình hình quản lý, sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê vào mục đích kinh doanh và việc sử dụng đất quốc phòng theo phương án, hợp đồng sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp; quản lý, sử dụng nguồn lực được giao không tính vào phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan;

+ Tình hình, kết quả thực hiện dự án đầu tư, mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, chuyển nhượng dự án của doanh nghiệp;

+ Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh theo kế hoạch hằng năm được Bộ Quốc phòng trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt, giao nhiệm vụ, đặt hàng;

+ Nội dung khác theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng và quy định của pháp luật có liên quan.

(Điều 14.3 Thông tư)

* Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra, giám sát trong Doanh nghiệp

Người đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh phê duyệt kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ hằng năm hoặc đột xuất đối với đơn vị nội bộ doanh nghiệp, và đối tượng khác thuộc phạm vi, thẩm quyền theo đề xuất, báo cáo của phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp.

(Điều 18.3.c Thông tư)

NỘI DUNG NỔI BẬT

a) Mẫu hồ sơ mới

(1) Mẫu lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu

(2) Mẫu lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

(3) Mẫu E-HSMT, E-HSMST Đối với gói thầu xây lắp:

(4) Mẫu E-HSMT, E-HSMST Đối với gói thầu MSHH (bao gồm cả trường hợp mua sắm tập trung):

(5) Mẫu E-HSMT, E-HSMST Đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn:

(6) Mẫu E-HSMT, E-HSMST Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn:

(7) Mẫu E-HSMT Đối với gói thầu mua thuốc:

(8) Mẫu báo cáo đánh giá E-HSDT:

(9) Phụ lục: Mẫu Biên bản thương thảo, Mẫu quyết định phê duyệt, Mẫu Thông báo thông tin...:

(Điều 4 Thông tư)

b) Thông tin về năng lực, kinh nghiệm mà Nhà thầu cần cung cấp khi đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

- Nhà thầu phải cung cấp những thông tin thể hiện năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trên Hệ thống gồm:

a) Thông tin chung về nhà thầu;

b) Số liệu về báo cáo tài chính hằng năm;

c) Thông tin về các hợp đồng đã và đang thực hiện;

d) Thông tin về nhân sự chủ chốt;

đ) Thông tin về máy móc, thiết bị;

e) Thông tin về uy tín của nhà thầu.

- Nhà thầu phải đính kèm các văn bản, tài liệu để chứng minh tính xác thực về năng lực, kinh nghiệm; văn bản, tài liệu đính kèm được lưu trữ và quản lý trên Hệ thống.

- Trường hợp nhà thầu kê khai không trung thực nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào thì bị coi là gian lận thầu.

(Điều 10 Thông tư)