Năm 2025 sẽ chứng kiến những thay đổi sâu rộng trong cách các doanh nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa của mình.

“Báo cáo đo lường mức độ trưởng thành thực thi văn hóa doanh nghiệp 2024 và xu hướng 2025” được thực hiện dựa trên khảo sát 206 doanh nghiệp Việt Nam thuộc 13 ngành nghề do BlueC thực hiện. Báo cáo dự báo 5 xu hướng văn hóa doanh nghiệp nổi bật được dự báo sẽ dẫn dắt các doanh nghiệp Việt Nam trong năm tới

Hỗ trợ người lao động thích nghi với sự thay đổi

Theo khảo sát của PwC tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 68% nhân viên đã trải qua biến động lớn trong công việc, với 48% phải học công nghệ mới và đối mặt với khối lượng công việc gia tăng.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn chuyển đổi, doanh nghiệp cần tập trung hỗ trợ nhân sự thông qua một số cách như đào tạo kỹ năng, tư vấn tâm lý, xây dựng môi trường làm việc linh hoạt,… để giảm thiểu căng thẳng, cải thiện khả năng thích nghi và tăng hiệu suất làm việc.

Văn hóa số thúc đẩy chuyển đổi số

Văn hóa số ngày càng được chú trọng, đặc biệt khi chuyển đổi số trở thành yếu tố sống còn. Hơn 30% doanh nghiệp coi văn hóa số là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025.

Các đặc trưng của văn hóa số gồm: Khách hàng là trung tâm, Định hướng dữ liệu, Đổi mới, Hợp tác và Phát triển bền vững sẽ sớm trở thành những từ khóa quan trọng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp năm 2025.

pc-6.jpg

Tăng cường đào tạo và ứng dụng AI

Khảo sát của Gallup cho thấy, gần 70% nhân viên vẫn chưa sử dụng AI trong công việc và nhiều người cảm thấy chưa thoải mái với công nghệ này.

Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, không chỉ về cách sử dụng công cụ mà còn về việc tích hợp AI vào quy trình làm việc. Đồng thời, các tổ chức cần giải quyết những lo ngại của nhân viên liên quan đến việc làm và tạo môi trường làm việc an toàn, minh bạch.

Tái thiết văn hóa trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Chính sách tinh giản biên chế năm 2025 sẽ tạo ra sự cạnh tranh lớn trên thị trường lao động, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân muốn thu hút nhân sự trình độ cao. Tuy nhiên, với các tổ chức công và doanh nghiệp lớn, thách thức lớn nhất là tái thiết văn hóa sau khi tinh gọn bộ máy.

Các giải pháp tái thiết văn hóa bao gồm củng cố niềm tin nội bộ, duy trì động lực làm việc và đầu tư vào đào tạo, phát triển nhân sự. Đối với nhân viên mới, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách hòa nhập văn hóa phù hợp, giúp họ nhanh chóng thích nghi và đóng góp vào mục tiêu chung.

viettel-9-1.jpg

Đặt sự quan tâm làm trọng tâm tại nơi làm việc

Sự quan tâm của tổ chức đối với nhân viên trở thành yếu tố quyết định trong việc xây dựng lòng trung thành và duy trì hiệu suất. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự quan tâm hiệu quả từ doanh nghiệp có thể:

  • Tăng 378% khả năng phát triển của nhân viên.
  • Ở chiều ngược lại có thể giảm 80% khả năng phát triển.
  • Tăng 7 lần khả năng làm việc năng suất của nhân viên.

Các doanh nghiệp nên chú trọng cải thiện phúc lợi, tạo môi trường làm việc lành mạnh và xây dựng các chương trình hỗ trợ sức khỏe toàn diện. Điều này không chỉ giúp giữ chân nhân tài mà còn thúc đẩy năng suất và sự sáng tạo trong tổ chức.

Nguồn: BlueC

Theo báo cáo thường niên lần thứ tư của GSMA, ngành công nghiệp di động toàn cầu đã có những bước tiến đáng kể trong hành trình giảm phát thải hướng tới mục tiêu không phát thải vào năm 2050.

Báo cáo đã đưa ra những dữ liệu về khí thải từ các nhà mạng, chuỗi cung ứng và khách hàng, đồng thời cung cấp các khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.

Đến tháng 1/2024, có 70 nhà điều hành mạng di động đã cam kết với các mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học, nhằm giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với các ngưỡng tăng nhiệt độ toàn cầu quan trọng. Những nhà khai thác này đại diện cho gần một nửa số kết nối di động trên toàn cầu và 75% doanh thu của ngành. Ngoài ra, 53 nhà khai thác cũng đã đặt mục tiêu dài hạn để đạt được mức phát thải ròng bằng 0.

Kết quả nổi bật về giảm phát thải

Năm 2022, ngành di động đã giảm được 6% lượng khí thải so với năm 2019, mặc dù kết nối di động tăng 7% và lưu lượng truy cập Internet tăng hơn gấp đôi.

Châu Âu là khu vực dẫn đầu với mức giảm 50%, trong khi Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi đạt mức giảm 20 - 30%.

Tuy nhiên, phát thải từ các nhà mạng ở khu vực Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương tăng lần lượt là 3% và 10%.

Động lực của việc giảm phát thải:

  • Hiệu quả năng lượng: Các nhà mạng đã cải thiện hiệu quả năng lượng trong việc truyền dữ liệu, với mức giảm trung bình 10 - 20% mỗi năm từ 2019 đến 2022.

  • Năng lượng tái tạo: Việc sử dụng năng lượng tái tạo tăng mạnh, đóng góp khoảng 1/3 vào việc giảm phát thải hoạt động từ năm 2021 đến 2022. Các nhà khai thác đã mua 50 TWh điện tái tạo vào năm 2022 (chiếm 30% lượng điện họ mua), tăng từ 14% lên 33%.

  • Công bố và minh bạch: 70 nhà khai thác công khai tác động khí hậu của mình với CDP (Hội đồng Tiêu chuẩn công bố khí hậu, tiền hân là Dự án công bố Carbon - Carbon Disclosure Project) tăng 5%. Trong khi đó, 19 nhà khai thác đạt điểm A vào năm 2023.

Thách thức và cơ hội

Ngành công nghiệp di động cần giảm phát thải phạm vi 1 (phát thải trực tiếp từ nguồn), 2 (phát thải gián tiếp từ sử dụng điện và nhiệt) và 3 (phát thải từ chuỗi cung ứng và sản phẩm) trung bình 7%/năm đến năm 2030 để đạt mục tiêu giảm 45% lượng khí.

Tuy nhiên, phát thải phạm vi 3 chiếm 75% tổng lượng khí thải (420 triệu tấn CO2), trong đó hơn 90% đến từ 5 hạng mục lớn như hàng hóa và dịch vụ mua, hàng hóa vốn, các hoạt động liên quan đến nhiên liệu và năng lượng, sử dụng các sản phẩm đã bán và đầu tư.

Chiến lược hướng tới tương lai:

  • Tính tuần hoàn: Đến năm 2030, số thiết bị cũ thu hồi cần đạt ít nhất 20% thiết bị mới và 100% thiết bị thu hồi được tái sử dụng hoặc tái chế.
  • Hợp tác chuỗi cung ứng: Tăng cường quan hệ đối tác để giảm phát thải toàn diện.

Ngành di động đã và đang góp phần quan trọng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, nhưng cần nỗ lực đồng bộ giải quyết phạm vi 3 và tăng cường các biện pháp bền vững.

Nguồn: GSMA

Hiện tượng mới của truyền thông nội bộ

Podcast là một hiện tượng toàn cầu với hơn 500 triệu người nghe và thời gian nghe trung bình 1 giờ 2 phút mỗi ngày (theo Statista). Tạp chí New York gọi podcast là “cuộc cách mạng văn hoá đầy thú vị của thế kỷ mới”.

Ở Việt Nam, podcast “Vạn dặm FPTU” của FPT phát trên các nền tảng Spotify, Apple Podcast và Google Podcast. Nội dung giúp nhân viên trau dồi kiến thức, gắn kết với tổ chức và tăng cường sự thấu hiểu lẫn nhau.

Tại Viettel, podcast nội bộ đầu tiên của Viettel, “Viettel Vibes”, ra mắt ngày 8/1/2025, phát hàng tuần trên nền tảng Viettel Family. Chương trình mang đến không gian chia sẻ và kết nối về tinh thần qua các câu chuyện thực tế từ con người Viettel cùng góc nhìn của chuyên gia tâm lý. Đây là bước tiến lớn trong truyền thông nội bộ, truyền cảm hứng và gắn kết nhân sự trong Viettel.

Các doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sun Group, THACO cũng đã triển khai podcast nội bộ để tăng cường gắn kết nhân viên.

Trên thế giới, American Airlines đã sử dụng podcast “Tell Me Why” để tiếp cận 120.000 nhân viên. Podcast này phổ biến chính sách, lý giải các quyết định và chia sẻ câu chuyện giá trị cốt lõi, thu hút trung bình 12.000 lượt nghe mỗi tập.

newsroom-240912.jpg

Sức mạnh của âm thanh

Theo báo cáo của We Are Social năm 2023, tỷ lệ nghe podcast tại Việt Nam đạt 65,4% trong nhóm người dùng Internet từ 16 - 64 tuổi, với thời gian nghe trung bình gần 1 giờ mỗi ngày. Nghiên cứu từ Acast cũng cho thấy 75% người nghe podcast tại Hoa Kỳ dùng nó để kiểm chứng thông tin.

Giáo sư Christie Nordhielm từ Đại học Georgetown nhận định, sức mạnh trực quan của âm thanh vượt qua mọi phương tiện hình ảnh, vì nó không có giới hạn. Podcast mang lại sự gắn kết cao hơn so với các hình thức truyền thông nội bộ truyền thống như email hay trang tin.

 

Cách xây dựng nội dung podcast nội bộ

Nội dung podcast cần phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và đối tượng người nghe. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Cung cấp thông tin doanh nghiệp: Chia sẻ tin tức mới nhất về công ty, phỏng vấn lãnh đạo, giới thiệu phòng ban và văn hóa làm việc.
  • Tôn vinh nhân viên: Phỏng vấn những nhân viên xuất sắc để truyền cảm hứng và tăng tính kết nối.
  • Phát triển kỹ năng: Mời chuyên gia chia sẻ mẹo, bí quyết để cải thiện hiệu quả công việc.
  • Giải đáp thắc mắc: Lắng nghe ý kiến nhân viên và giải đáp qua chương trình để tăng sự gắn kết.

Khi truyền thông mãi “chạy” theo những nội dung trẻ trung để thu hút Gen Z, họ vô tình lãng quên nhóm công chúng trên 50 tuổi - đối tượng trung thành và có sức ảnh hưởng lớn đối với thương hiệu.

Nhóm nhân khẩu học trên 50 tuổi, bao gồm thế hệ Baby Boomers (sinh từ năm 1946 đến 1964) và thế hệ Gen X (sinh từ năm 1965 đến 1980), đang dần phá vỡ những định kiến về họ. Thay vì chậm chạp, khó thích nghi với công nghệ, nhóm đối tượng này ngày càng khẳng định sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

Thế hệ này được xem là nhóm giàu có nhất hành tinh khi họ với tài chính vững chắc qua nhiều năm và tự do tại tuổi xế chiều. Điều này giúp họ chi tiêu thoải mái hơn so với các thế hệ trẻ, trở thành khách hàng tiềm năng quan trọng.

Thấu hiểu và truyền tải đúng thông điệp

Bà Madina Kalyayeva, Giám đốc điều hành Tilt, cho rằng sức mạnh truyền tải thông điệp là yếu tố quan trọng để thuyết phục nhóm đối tượng này trở thành khách hàng tiềm năng của mình.

Tại Singapore, khi gần 1/4 dân số được dự báo sẽ trên 65 tuổi vào năm 2030, định hướng truyền thông chiến lược của nước này dần chuyển sang nhóm tiêu dùng người lớn tuổi.

“Ở các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các yếu tố như sức khỏe, sự ổn định tài chính thường được nhấn mạnh. Tại Nhật Bản, các thương hiệu thường tập trung vào các giải pháp công nghệ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Nhìn chung, nội dung cá nhân hóa và xây dựng lòng tin đang được các thương hiệu truyền thông tích cực đẩy mạnh ở nhóm trên 50 tuổi”, bà Madina Kalyayeva chia sẻ.

Sau đại dịch, giá trị an toàn, ốn định, sức khỏe và hạnh phúc trở thành ưu tiên. Những biến động kinh tế, chính trị, môi trường và công nghệ đã làm thay đổi trọng tâm từ giá trị xã hội sang giá trị cá nhân - tức công chúng dần ưu tiên “tôi và gia đình” hơn là “chúng ta”.

Gen Z thích nội dung giải trí, trong khi nhóm trên 50 tuổi tìm kiếm thông tin đem lại sự an toàn, ốn định và cải thiện sức khỏe.

duc4801-copy.jpg

Cần thay đổi cách tiếp cận nhóm trên 50 tuổi

Sue-Anne Lim, CEO của Universal McCann, cho rằng các thương hiệu nên thay đổi định kiến về nhóm người này: “Thay vì nhìn nhận họ qua lăng kính rập khuôn là chậm chạp và khó thích nghi thì truyền thông nên tập trung vào việc khám phá những mục tiêu và ước mơ hiện tại của họ khi bước vào giai đoạn gần tuổi nghỉ hưu”.

Chăm sóc sức khỏe và kết nối xã hội là cấu nối cảm hứng quan trọng, giúp hình thành nội dung thu hút. Bằng cách thay đổi góc nhìn và thể hiện sự thấu hiểu, thương hiệu có thể chinh phục nhóm khách hàng tiềm năng này.

Tái định nghĩa “công chúng”

Các thương hiệu thường chú trọng Gen Z, bỏ quên khách hàng trên 50 tuổi - những người có thời gian tìm hiểu và trở thành khách hàng thân thiết.

Gen Z tiêu thụ nội dung nhanh và các thương hiệu đang cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý của họ. Trong khi đó, nhóm trên 50 tuổi dành hàng giờ trên mạng xã hội để tìm hiểu những chủ đề và nội dung mà họ quan tâm. Trong 2 năm qua, thời lượng họ dùng mạng xã hội tăng 10 phút, còn Gen Z giảm 12 phút. Facebook, Instagram và TikTok dần trở thành các nền tảng ưa thích.

duc4703.jpg

Loại bỏ định kiến tuổi tác

Một trong những thách thức lớn nhất của các thương hiệu khi làm truyền thông chính là định kiến tuổi tác. Tại Singapore và Nhật Bản, nhiều người lớn tuổi có thể cảm thấy bị “bỏ rơi” trong các chiến dịch truyền thông.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế biến động trên thế giới, nhóm công chúng trên 50 tuổi có xu hướng tiết kiệm hơn, thách thức cho những người làm truyền thông phải biết nhấn mạnh những giá trị của sản phẩm.

Ngoài ra, khi làm nội dung hướng đến nhóm đối tượng này, người làm truyền thông cũng cần thay đổi hình ảnh của nhóm người cao tuổi. Họ cũng có thể trở thành những người “sành điệu”, “năng động” chứ không phải là “chậm chạp” hay “khó thích nghi”.

Nguồn: Marketing-Interactive