Kính gửi Quý bạn đọc,

Năm 2023 là năm Viettel có nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực viễn thông trong nước, viễn thông nước ngoài, chuyển đổi số, nghiên cứu sản xuất & logistics. Những thành tựu ấy càng có ý nghĩa và rất đáng tự hào trong bối cảnh khó khăn của ngành, của nền kinh tế trong nước, nước ngoài và của cả thế giới.

Tạp chí Kỹ thuật số 1/2024 là bức tranh toàn cảnh với những thông điệp mà Ban Lãnh đạo gửi gắm đến toàn bộ lực lượng kỹ thuật để mỗi người Viettel có thêm đam mê học hỏi, nâng cao trình độ, bổ sung tri thức và trưởng thành.

Ban biên tập Tạp chí Kỹ thuật xin cảm ơn các tác giả đã dành tâm huyết và đóng góp nội dung cho ấn phẩm. Tạp chí ngày càng đón nhận nhiều bài viết đến từ các đơn vị trong Tập đoàn, đây là tín hiệu rất đáng mừng, thể hiện sự cộng hưởng sức mạnh của các đơn vị để cùng tạo nên một sản phẩm chung, đại diện cho tri thức của người làm kỹ thuật Viettel.

Xin trân trọng cảm ơn và gửi tới các đồng nghiệp lời chúc sức khỏe, gặt hái nhiều thành công mới.

BAN BIÊN TẬP 

Đây chính là lời kêu gọi của Chủ tịch - TGĐ Tập đoàn Tào Đức Thắng tại Lễ ra quân đầu năm Giáp Thìn 2024 vừa qua để người Viettel chung sức đồng lòng, cộng hưởng giá trị, góp sức hoàn thành các mục tiêu chiến lược phát triển của Tập đoàn.

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Theo chiến lược phát triển của Tập đoàn, Viettel sẽ nỗ lực để trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao trong nước và nước ngoài, đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, đảm bảo cơ cấu ngành nghề hợp lý. Viettel sẽ hình thành một hệ sinh thái mạnh, đóng vai trò trung tâm kết nối số, trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, tiên phong trong ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 ở Việt Nam.

Song song với nhiệm vụ phát triển, Viettel vẫn sẽ duy trì thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, góp phần quan trọng trong xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Về mặt công nghệ, Viettel được kỳ vọng sẽ đi đầu trong cuộc CMCN 4.0 ở Việt Nam, sánh ngang với các nước tiên tiến trong khu vực. Đưa công nghệ 4.0 vào mọi lĩnh vực hoạt động của Viettel như: Quản lý, kinh doanh, nghiên cứu phát triển sản phẩm. Ứng dụng công nghệ mới nhất để phát triển các sản phẩm sử dụng trong nước và xuất khẩu. Phát triển các lĩnh vực mới như: IoT, y tế công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, đô thị thông minh.

Trong đó, mỗi cá nhân, bộ phận, tập thể đều là những mắt xích quan trọng để Viettel có thể chạm tới mục tiêu lớn.

Năm 2024 với nhiều đổi mới về xu thế ứng dụng, triển khai công nghệ trên toàn thế giới; có rất nhiều việc lớn mang tính quyết định đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản của lực lượng kỹ thuật. PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ đã chỉ ra 10 nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Kỹ thuật để mở ra không gian mới, sáng tạo các ứng dụng, sản phẩm dịch vụ mới theo mục tiêu chiến lược lớn của Tập đoàn.

  1. Duy trì sứ mệnh “Xây dựng hạ tầng số tốt nhất” được đánh giá là số 1 Việt Nam trong cả 3 phân lớp chính về hạ tầng kết nối, hạ tầng điện toán đám mây và nền tảng dịch vụ, từng bước đạt các chỉ số tương đương top 30 của thế giới vào năm 2025.
  2. Xây dựng chiến lược về hệ sinh thái sản phẩm 5G tiên phong, hiện đại nhất Việt Nam, ngang tầm với các nước trong khu vực, với vai trò nhà mạng là chủ cuộc chơi 5G.
  3. Tích cực tham gia các hiệp hội quốc tế, tranh thủ các chuyến công tác nước ngoài, để thu thập, tổng hợp các nội dung nổi bật, chuyển thể thành các đề xuất cụ thể ứng dụng vào Viettel cũng như rà soát, kiểm chứng, đánh giá lại các lựa chọn và hành động chiến lược đã xây dựng cho giai đoạn 2021-2025.
  4. Cùng lĩnh vực nghiên cứu sản xuất tối ưu triệt để, sát nhất với thực tiễn đối với các thiết bị, vật tư do Viettel sản xuất đưa vào mạng lưới, đặc biệt là các tham số, tính năng cần thiết cho thực tế vận hành khai thác và tối ưu hiệu năng, chất lượng.
  5. Ưu tiên các nguồn lực tốt nhất để hỗ trợ thị trường vượt qua vướng mắc khó khăn, tập trung bền vững mạng lưới và nâng cao chất lượng mạng phục vụ sản xuất kinh doanh.
  6. Tập trung nghiên cứu vào các chương trình về ứng dụng AI, Big Data, không chỉ cho vận hành khai thác và tối ưu mạng lưới mà còn tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới để các đơn vị kinh doanh có thể gia tăng nguồn thu.
  7. Đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số, tiếp tục hoàn thiện các quy định, quy trình, hướng dẫn và xây dựng công cụ để quản trị, quản lý đảm bảo an toàn dữ liệu doanh nghiệp, dữ liệu người dùng. Tiếp tục phát huy và tối ưu mô hình ứng dụng các use-case AI trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
  8. Đẩy nhanh tốc độ triển khai theo mục tiêu chiến lược đến 2025 Viettel là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cloud số 1 Việt Nam. Sẵn sàng gia nhập, khởi động chiến lược “Go Global”.
  9. Đi sâu hơn với chương trình hợp tác cùng Bigtech đẩy mạnh các dịch vụ lớp nền tảng PaaS, các giải pháp ngành về AI, Data analytics, vào nhóm các ngành mục tiêu: Ngân hàng, Dịch vụ tài chính, Bảo hiểm, Công nghệ, Sản xuất, Bán lẻ, bên cạnh đó xây dựng các chương trình mũi nhọn đối với một số nhóm ngành trọng điểm là Truyền thông/Năng lượng.
  10. Xây dựng chiến lược hợp tác để thâm nhập sâu hơn vào khối Public Sector, khách hàng doanh nghiệp tỉnh (đây là thị trường tiềm năng với các chính sách hướng tới bảo mật thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý nhà nước: Chuẩn hóa hệ thống CNTT tại tỉnh theo các tiêu chuẩn của BTTTT ban hành, cấp 1-3 chuyển dịch lên Cloud,  cấp 4-5 cần tư vấn xây dựng hệ thống từ DC, Cloud, quy hoạch thiết kế - ATTT đáp ứng 4-5 và các dịch vụ MSP/MSSP kèm theo).

Năm 2023, Chủ tịch - Tổng Giám đốc Tào Đức Thắng đã chỉ đạo Ngành Kỹ thuật thực hiện Chương trình hành động với chủ đề “Năm 2023 – Năm của chất lượng dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin” với mục tiêu tổng thể là nâng cao toàn diện chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng về dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin của Viettel. Anh có thể cho biết kết quả cụ thể như thế nào thưa anh?

Năm 2023, chúng ta phải đối diện với rất nhiều thách thức, khó khăn trong môi trường công nghệ thay đổi nhanh, sản phẩm dịch vụ đa dạng và tính cạnh tranh cao. Khi sự thay thế ngày càng trở nên tuyệt đối của các dịch vụ OTT thì việc tối ưu, nâng cao chất lượng dịch vụ không còn đơn giản như trước mà có rất nhiều bài toán phức tạp, đòi hỏi đội ngũ kỹ sư Viettel phải nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo để đảm bảo được trải nghiệm khách hàng xuất sắc trên các dịch vụ khác nhau.

Với sự quyết tâm nỗ lực của toàn bộ bộ máy, Ngành kỹ thuật chúng ta đã có những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đóng góp một phần quan trọng vào kết quả sản xuất kinh doanh rất thành công trong năm 2023 của Tập đoàn.

Đối với dịch vụ di động trong nước, 100% KPI di động đạt và tốt hơn target đến 46%. Trên dữ liệu crown sourcing của Umlaut, Viettel đạt 931 điểm, nằm trong top 35 thế giới, duy trì vị trí số 1 tại Việt Nam. Tại các thị trường nước ngoài, 98% KPI di động đạt và tốt hơn target 26%. 2% KPI chưa đạt nằm tại thị trường Mytel và Natcom do ảnh hưởng xung đột vũ trang.

Đối với dịch vụ internet BRCĐ trong nước, 100% KPI tốt hơn target từ 4.7-30%. Các chỉ số benchmarking về tốc độ download và độ trễ của Viettel đều đứng đầu trong số các nhà mạng và có cải thiện so với năm 2022. Số phản ánh khách hàng phát sinh trong năm cải thiện 13% so. 100% các KQI giám sát trải nghiệm khách hàng với dịch vụ Internet BRCĐ cải thiện trung bình 16%.

Đ ối với các dịch vụ số, dịch vụ TV360 tiếp tục là nền tảng truyền hình số Top 1 Việt Nam về thị phần người dùng với hơn 8 triệu thuê bao, và cũng là sản phẩm đứng đầu về các chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ truyền hình OTT tại Việt Nam (như chất lượng hình ảnh, độ trễ kênh, thời gian xuất hiện nội dung). Các ứng dụng dịch vụ số Epass, Viettel Money, Vinvoice cũng đã đảm bảo 100% KPI đáp ứng target đề ra. 190 ứng dụng CNTT trong toàn Tập đoàn đã được theo dõi, kiểm soát chất lượng với hơn 1,736 KPI cơ bản.

Các dịch vụ ngoài viễn thông như Logistic, sản xuất… đã đạt những bước tiến về chất lượng. VTPost đã triển khai hệ thống Dashboard theo dõi thời gian thực các KPI của dịch vụ Bưu chính, hoàn thành triển khai dây chuyền chia chọn tự động tại Khu công nghiệp Quang Minh với chất lượng tương đương các đơn vị hàng đầu thế giới.

Vậy năm 2024, xin anh cho biết những việc gì sẽ mang tính bản lề với Ngành Kỹ thuật?

Đây là năm đầu tiên chúng ta sẽ triển khai diện rộng công nghệ 5G. Mạng 5G SA có sự khác biệt so với các công nghệ di động trước đó (chủ yếu phục vụ cho khách hàng cá nhân) nay được coi là nền tảng để phục vụ công nghiệp thông minh, nhà máy thông minh, thành phố thông minh với mô hình B2B là động lực của tăng trưởng kinh tế số. Mạng 5G ra đời phải đồng bộ với hệ sinh thái IoT và các hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ hướng tới các tập khách hàng 2B, do đó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các hệ sinh thái, ứng dụng dịch vụ cho các lĩnh vực công nghiệp cụ thể.

Hiện nay chúng ta vẫn chưa làm chủ và sở hữu sản phẩm IoT kinh doanh thành công trên diện rộng, hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ liên quan đến IoT ứng dụng trong các ngành công nghiệp còn ít, và chưa có mạng lưới các đối tác rộng khắp với năng lực xây dựng sản phẩm giải pháp của các lĩnh vực ngành nghề kinh tế đa dạng. China Mobile đã xây dựng mạng lưới với 1,600 đối tác.

Năm 2024 là năm chúng ta cần thay đổi về cách tiếp cận và phương pháp làm.

Chúng ta cần nghiên cứu thị trường, trải nghiệm trực tiếp sản phẩm dịch vụ tại các nước đã kinh doanh sản phẩm dịch vụ thành công để hiểu rõ về cơ chế hoạt động, mô hình kinh doanh, các yếu tố kỹ thuật – công nghệ của các sản phẩm giải pháp ứng dụng thành công đó.

Như vậy chúng ta đang ở trong giai đoạn phải thay đổi lại kiến trúc hạ tầng mạng lưới khi tắt các công nghệ cũ và bổ sung công nghệ mới 5G? Ngành Kỹ thuật Viettel cần hành động gì để tiếp tục duy trì những bước phát triển thành công bền vững, lớn hơn nữa, thưa anh?

Làm tốt cái đang có là không đủ để duy trì sự thành công mà chúng ta phải làm xuất sắc cả những cái mới, những sản phẩm dịch vụ mới của thời đại công nghệ số, những cái sẽ trở thành xu thế, đem lại sự tăng trưởng và phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Chúng ta cần phải trả lời được 2 câu hỏi. Những sản phẩm dịch vụ nào là sản phẩm mà thị trường Việt Nam cần nhất khi có mạng 5G? Từ đó tìm ra các sản phẩm dịch vụ tiềm năng nhất, phù hợp nhất, đã được triển khai thành công ở các thị trường khác, làm tiền đề để chúng ta triển khai các dự án mẫu. Và, làm thế nào đưa những sản phẩm dịch vụ đó vào thị trường Việt Nam để phục vụ sản xuất kinh doanh?

Các nhà mạng lớn như AT&T của Mỹ hay China Mobile của Trung Quốc đều triển khai mô hình 3 bên. Trong đó, nhà mạng là đơn vị chủ trì tổ chức mô hình kinh doanh sản phẩm dịch vụ; các nhà phát triển sản phẩm dịch vụ số là đơn vị hiểu biết sâu về tri thức ngành của các lĩnh vực kinh tế xã hội; từ đó cung cấp tới người dùng cuối.

Chúng ta có hạ tầng, chúng ta có công nghệ, chúng ta có nguồn lực, vì vậy chúng ta sẽ kết hợp với các nhà phát triển sản phẩm dịch vụ số sinh ra mô hình bệ đỡ phát triển các sản phẩm dịch vụ.

Về cách thức tổ chức, chúng ta có thể giao nhiệm vụ hình thành các nhóm hạt nhân, BU sản phẩm, để thực hiện các nhiệm vụ lớn về nghiên cứu phát triển và ứng dụng sản phẩm dịch vụ. Tổ chức đoàn công tác gồm kỹ thuật, chiến lược, kinh doanh để tới các thị trường có triển khai thăm quan, tìm hiểu, trải nghiệm và ra được phương pháp cách làm chi tiết có thể nhân rộng tại Việt Nam.

Bên cạnh việc tự nghiên cứu làm chủ các sản phẩm dịch vụ, cần có các phương pháp, cách thức đánh giá tiềm năng các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ. Có cơ chế cho các nhóm nhỏ có thể nghiên cứu, xây dựng được các sản phẩm dịch vụ mới dưới dạng các dự án đổi mới sáng tạo.

Chính vì vậy, sang năm 2024, với Ngành kỹ thuật, chúng ta cần phải “chuyển mình”. Chuyển mình để tiếp tục thành công chính là nhiệm vụ thách thức trong giai đoạn mới.

Xin cảm ơn chia sẻ của anh.

Nhu cầu ngày càng tăng về GPU

Thị trường GPU đang chứng kiến sự thay đổi lớn khi nhu cầu cho tiền điện tử và chơi game chững lại, nhưng nhu cầu cho AI lại tăng phi mã, đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhu cầu tăng vọt này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung, khiến các công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu tính toán ngày càng tăng. Nguyên nhân chính là do việc tích hợp AI vào nhiều quy trình công việc khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng GPU.

Sự gia tăng của các ứng dụng AI đã dẫn đến nhu cầu về GPU tăng lên đáng kể. Với sự thành công của ChatGPT và việc áp dụng rộng rãi AI trên nhiều ngành, hàng nghìn công ty hiện đang khám phá việc tích hợp AI vào quy trình làm việc của họ. Ngược lại, điều này đòi hỏi tài nguyên tính toán đáng kể, chủ yếu là GPU.

Việc đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT đòi hỏi một lượng sức mạnh tính toán khổng lồ. Những nỗ lực của OpenAI nhằm phát triển và mở rộng quy mô hệ thống AI của họ đã bị hạn chế do thiếu hụt GPU. Cần đến hàng chục nghìn GPU để đào tạo ChatGPT, sau đó cần thêm hàng nghìn GPU nữa để hoạt động liên tục. Ngay cả đối với gã khổng lồ công nghệ như OpenAI, việc đảm bảo cung cấp đủ GPU đã trở thành nút thắt trong việc mở rộng hệ thống AI của họ.

Tình trạng khan hiếm GPU do các công ty lớn yêu cầu đơn đặt hàng GPU lớn

Một số big tech đã đặt hàng số lượng lớn GPU, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nguồn cung. Meta (trước đây là Facebook) và Microsoft đang có kế hoạch tăng gấp đôi công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sức mạnh xử lý AI. Tesla đang nỗ lực tăng cường khả năng AI của mình bằng cách theo đuổi kế hoạch mở rộng đầy tham vọng và đang mua hàng nghìn GPU Nvidia để phát triển AI của họ…

Hơn nữa, các công ty Trung Quốc đang ráo riết mua càng nhiều GPU càng tốt. Đáp lại, Nvidia đã hạn chế xuất khẩu GPU A100 và H100 cao cấp để tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục tích lũy GPU bằng cách đặt hàng các phiên bản có công suất thấp hơn. Việc dự trữ GPU chưa từng có này đã gây ra làn sóng chấn động khắp thị trường, dẫn đến doanh số bán hàng của Nvidia tăng vọt, đến mức chúng sẽ được bán hết cho đến giữa năm sau.

Sự thống trị của Nvidia trên thị trường GPU

Nvidia hiện đang duy trì vị trí thống trị trên thị trường GPU, sở hữu khoảng 90% thị phần. Quyền lực tối cao này không chỉ có được nhờ vào phần cứng hiệu suất cao mà còn nhờ vào phần mềm độc quyền của họ. Nền tảng CUDA của Nvidia đã cách mạng hóa tính toán hiệu năng cao trên GPU. Bằng cách mở rộng ngôn ngữ C và kết hợp các cấu trúc song song dữ liệu, CUDA đã giúp Nvidia vượt ra ngoài lĩnh vực chơi game và nghiên cứu sâu hơn về AI và học máy.

Ban đầu được thiết kế để chơi game, GPU Nvidia dần trở nên không thể thiếu trong lĩnh vực AI và machine learning. Việc tích hợp AI và GPU đã tạo ra một bước tiến đột phá, mở ra nhiều khả năng mới. Nhờ sự kết hợp này, Nvidia đã có thể mở rộng thị trường của mình và củng cố vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tăng tốc phần cứng AI. Nvidia đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển phần cứng được thiết kế riêng cho deep learning. Bước đột phá của họ đến với việc ra mắt công nghệ Tensor Core, sau đó được tích hợp vào các GPU hàng đầu của họ. Sự tiến bộ này cho phép Nvidia đáp ứng các yêu cầu tính toán ngày càng tăng của các ứng dụng AI với hiệu suất và hiệu quả vượt trội.

Nền tảng CUDA của Nvidia là công cụ thúc đẩy việc sử dụng GPU cho các mục đích AI. CUDA là một gói phần mềm toàn diện, cho phép thực thi hiệu quả các khối lượng công việc song song trên nhiều GPU. Bằng cách mở rộng ngôn ngữ C với các cấu trúc song song dữ liệu, Nvidia đã đi tiên phong trong tính toán hiệu năng cao trên GPU, cung cấp cho các nhà nghiên cứu và nhà phát triển một công cụ mạnh mẽ để tăng tốc mô hình hóa AI.

Được ra mắt thương mại lần đầu tiên vào năm 2006, CUDA đã trải qua quá trình cải tiến liên tục trong nhiều năm, song song với sự phát triển phần cứng GPU của Nvidia. Việc cải tiến liên tục cả phần cứng và phần mềm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nvidia mở rộng sang thị trường AI và machine learning. Nền tảng CUDA đã trở thành nền tảng để phát triển AI, cho phép các nhà nghiên cứu tận dụng sức mạnh và hiệu suất của GPU Nvidia cho các tác vụ tính toán khác nhau. Hiện tại, nền tảng CUDA được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng AI, thúc đẩy những tiến bộ trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và học sâu. Giao diện thân thiện với người dùng và bộ thư viện toàn diện của nó đã góp phần vào sự phát triển và áp dụng rộng rãi các ứng dụng AI trên GPU Nvidia.

Nvidia đã thống trị thị trường tăng tốc phần cứng AI nhờ vào chiến lược phát triển đồng bộ phần cứng và phần mềm. Trong những năm qua, công ty đã liên tục cải tiến phần cứng GPU và phần mềm CUDA, tạo ra hệ sinh thái AI mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ứng dụng AI. Nhờ chiến lược này, Nvidia đã trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực tăng tốc AI, được hưởng lợi từ thị phần lớn, lợi nhuận cao và khả năng định hướng thị trường. AI và GPU như hai mảnh ghép hoàn hảo. Khi kết hợp lại, chúng tạo ra sức mạnh gấp nhiều lần. Nhờ sức mạnh này, Nvidia đã trở thành “ông vua” trong thị trường AI, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh.

Ra mắt GPU Nvidia H100

Sự ra mắt của GPU H100 với mức giá 40.000 USD đã tạo nên cú hích lớn cho ngành công nghiệp AI. Hiệu năng vượt trội cùng những khả năng nâng cao của sản phẩm này đã dẫn đến nhu cầu cao ngất ngưởng, khiến nguồn cung dự kiến sẽ thiếu hụt đến giữa năm 2024.

Lõi Tensor được cập nhật và công cụ Transformer mới của H100 tăng cường mạnh mẽ khả năng tính toán. Thiết kế của sản phẩm bao gồm một chip GPU trung tâm được bao quanh bởi sáu ngăn xếp Bộ nhớ băng thông cao (HBM – High Bandwidth Memory). Các khối điện toán được đóng gói bằng công nghệ CoWoS (Chip-on-Wafer-on-Substrate) tiên tiến của TSMC, cho phép kết nối ngắn tới bộ nhớ, giảm độ trễ và tối ưu hóa hiệu quả giao tiếp. Công nghệ CoWoS mang lại lợi thế to lớn cho các ứng dụng AI đòi hỏi bộ nhớ băng thông cao. Bằng cách tích hợp bộ nhớ HBM với khối điện toán, H100 đáp ứng hoàn hảo các yêu cầu khắt khe về bộ nhớ của các bộ tăng tốc AI.

nvidia-3.jpg

So với thế hệ trước, H100 mang đến hiệu năng gấp 3 lần so với A100. Nhờ công nghệ tiên tiến được sản xuất bởi TSMC dựa trên quy trình N5 tùy chỉnh, H100 đạt hiệu suất năng lượng, tốc độ và mật độ bóng bán dẫn vượt trội, góp phần nâng cao hiệu suất tổng thể. GPU H100 vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, khiến nó trở thành lựa chọn đáng thèm muốn cho các ứng dụng AI. H100 hứa hẹn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho AI với hiệu năng mạnh mẽ, khả năng nâng cao và thiết kế đột phá.

Để minh họa khoảng cách hiệu suất này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ: Ngân sách 10 triệu USD cho máy chủ có thể mua 1000 máy chủ CPU hoặc 48 máy chủ GPU với GPU H100. Máy chủ CPU sẽ tiêu thụ 11 gigawatt giờ điện để xử lý một mô hình ngôn ngữ lớn, trong khi máy chủ GPU chỉ tiêu thụ 3,2 gigawatt giờ, và mang lại hiệu suất gấp 44 lần.

Các lựa chọn thay thế cho GPU Nvidia

Mặc dù Nvidia thống trị thị trường GPU, vẫn có những lựa chọn thay thế dành cho các ứng dụng AI. Một số công ty đã phát triển bộ tăng tốc AI của riêng họ nhằm cạnh tranh với các sản phẩm của Nvidia. Một ví dụ như vậy là siêu máy tính Dojo của Tesla, một máy tăng tốc AI nội bộ hiện đang được phát triển. Tesla đã cam kết đầu tư một tỷ đô la cho những tiến bộ hơn nữa của Dojo. Cùng với đó, Google đã phát triển bộ tăng tốc AI của riêng họ, được gọi là TPU (Bộ xử lý Tensor). Google sử dụng rộng rãi TPU cho các ứng dụng AI nội bộ của họ, bao gồm cả việc đào tạo Gemini của Google và các mô hình do DeepMind phát triển.

Cerebras, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại California, giới thiệu một giải pháp thay thế khác cho GPU Nvidia. Wafer Scale Engine của họ là một con chip AI siêu lớn chiếm toàn bộ tấm wafer 300 mm. Con chip này được dành riêng cho lõi AI, có chung bộ nhớ khổng lồ. Cerebras đã phát triển một trình biên dịch độc quyền giúp tối ưu hóa mã trên nhiều lõi của chip. Cách tiếp cận độc đáo này đối với phần cứng AI cho phép Cerebras hỗ trợ các mô hình với bất kỳ số lượng tham số nào, chạy hiệu quả trên một cụm duy nhất.

Wafer là gì? Có đặc điểm như thế nào?

Wafer là một miếng silicon mỏng chừng 30 mil (0.76 mm) được cắt ra từ thanh silicon hình trụ. Thiết bị này được sử dụng với tư cách là vật liệu nền để sản xuất vi mạch tích hợp (người ta “cấy” lên trên đó những vật liệu khác nhau để tạo ra những vi mạch với những đặc tính khác nhau).

Các wafer có kích thước trung bình từ 25,4mm (1 inch) – 200mm (7.9 inch). Với sự phát triển của ngành công nghệ vi mạch hiện nay, các hãng sản xuất vi mạch nổi tiếng trên thế giới như Intel, TSMC hay Samsung đã nâng kích thước của wafer lên 300mm (12 inch), thậm chí lên 450mm (18 inch). Việc kích thước wafer được tăng lên đã làm cho giá thành của một vi mạch trở nên rất rẻ. Như vậy, trong quá trình sản xuất, nếu sản xuất được wafer càng lớn thì chi phí sản xuất sẽ giảm (do tiết kiệm được vật liệu sản xuất).

Intel và AMD cũng tham gia cuộc cạnh tranh bằng cách phát triển các chip cho các ứng dụng AI. Chip Gaudi của Intel đã cho thấy hiệu suất đầy hứa hẹn so với GPU H100 của Nvidia trên một số tiêu chuẩn đào tạo nhất định. Chip AI sắp ra mắt của Intel, dự kiến sẽ có kích thước 5 nanomet, có tiềm năng lớn trong việc thách thức sự thống trị của Nvidia. Mặt khác, AMD đã ra mắt GPU đối thủ của họ với H100, được gọi là AMD MI300.

Nhằm cạnh tranh với Nvidia, AMD đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển phần mềm ROCm (Radeon Open Computing) theo chiến lược nguồn mở, trái ngược với cách tiếp cận nguồn đóng của Nvidia. ROCm cung cấp cho nhà phát triển một gói phần mềm linh hoạt, có thể tùy chỉnh, chạy liền mạch trên GPU AMD.

Sự thành công của AMD trong việc thách thức sự thống trị của Nvidia trên thị trường phần cứng AI sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của ROCm. Khả năng chạy các ứng dụng CUDA trên GPU AMD một cách hiệu quả với những sửa đổi mã tối thiểu sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Sự cạnh tranh giữa CUDA (mã nguồn đóng) của Nvidia và ROCm (mã nguồn mở) của AMD hứa hẹn một tương lai đầy tiềm năng cho các nhà phát triển đang tìm kiếm giải pháp thay thế cho GPU của Nvidia

Kết luận

Nvidia hiện đang thống trị thị trường GPU, tận dụng hiệu suất phần cứng và phần mềm độc quyền CUDA của họ. Tuy nhiên, các lựa chọn thay thế đang xuất hiện, chẳng hạn như Tesla AI accelerator, TPU của Google và Cerebras Wafer Scale Engine. Intel và AMD cũng đang tăng cường nỗ lực thách thức sự thống trị thị trường của Nvidia.

Khi nhu cầu GPU tiếp tục tăng, không thể bỏ qua tầm quan trọng của một bộ phần mềm mạnh mẽ. Nền tảng CUDA của Nvidia và ROCm của AMD đã trở thành những công cụ quan trọng để phát triển AI, định hình bối cảnh phần cứng tăng tốc AI.

Tóm lại, sự kết hợp giữa AI, GPU và các công nghệ đột phá mang đến một bối cảnh năng động, đầy cơ hội và thách thức. Khi nhu cầu về GPU tiếp tục tăng, các công ty sẽ cần phải giải quyết các hạn chế về nguồn cung, khám phá các lựa chọn thay thế và tận dụng những tiến bộ trong phần cứng và phần mềm AI./.

Giới thiệu giải pháp pin LIC

Pin Super Capacitor thường được sử dụng ở những nơi cần bảo vệ nguồn điện tức thời, chống lại sự sụt giảm hoặc gián đoạn nguồn điện đột ngột. Pin Super Capacitor phổ biến nhất là EDLC (Electrical Double Layer Capacitors), cung cấp điện dung gấp hàng chục nghìn lần so với Capacitor thông thường. Mặc dù pin EDLC cung cấp điện dung cao, công suất lớn và hiệu suất ấn tượng nhưng chúng lại mang đặc tính vốn có là tự phóng điện, nghĩa là nếu không xả điện sau một thời gian ngắn, năng lượng dự trữ cũng sẽ tự rò rỉ ra ngoài. Ảnh hưởng càng rõ rệt khi ở nhiệt độ cao.

Pin LIB (Lithium Ion Battery) cung cấp mật độ năng lượng cao hơn với đặc tính tự phóng điện thấp, nhưng chúng lại bị hao mòn sau một số chu kỳ sạc-xả nhất định. Ngoài ra, pin LIB dễ bị hiện tượng “thermal runaway” (một loạt các phản ứng dây chuyền ở nhiệt độ cao dẫn tới sự quá tải và gây cháy nổ ắc quy) và không bao giờ thực sự “off” do các cell ắc quy luôn kết nối với nhau, nếu gặp sự cố phóng điện ngoài ý muốn có thể gây mất an toàn.

Dựa trên sự kết hợp của cả 2 công nghệ pin EDLC (sử dụng điện tích tĩnh điện) và pin LIB (sử dụng phương pháp điện hóa), pin LIC (Lithium-Ion Hybrid Super Capacitor) ra đời với cấu tạo sử dụng một điện cực tĩnh điện và một cực điện hóa. Điện cực dương được làm bằng than hoạt tính (Activated Carbon) ngâm trong chất điện phân lỏng, điện cực âm được làm bằng vật liệu gốc Carbon pha tạp các ion Lithium. Một dải phân cách được cấu tạo để ngăn chặn tiếp xúc điện trực tiếp.
cnm-21.png
Cấu tạo của pin LIC
  1.  
So sánh pin LIC với các pin LIB và pin EDLC

Các thông số kỹ thuật

Đặc tính tự phóng điện: Pin LIC được pha tạp trước các ion Lithium vào điện cực âm để ổn định điện thế của điện cực âm nên rất ít hiện tượng tự phóng điện.

Nạp thả nổi (float charge): Một trong những ưu điểm của pin LIC so với pin EDLC là ngay cả với điện áp cao hơn 3,8 V, pin LIC có thể hạ thấp điện thế ở điện cực dương xuống thấp hơn để ngăn cản sự suy giảm điện tích nạp thả nổi và làm cho điện tích nạp thả nổi đáng tin cậy hơn.

Mật độ năng lượng: Pin LIC có mật độ năng lượng lớn gấp 3-4 lần so với pin EDLC. Nghĩa là cùng một lượng năng lượng được lưu trữ, pin LIC có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều so với pin EDLC. Do đó giúp tiết kiệm không gian đáng kể. Mặt khác, việc sử dụng ít pin hơn cũng giúp giảm số lượng các thành phần phát sinh nhiệt.

Điện áp hoạt động: Pin LIC có điện áp hoạt động cao hơn (tối đa 3,8V) so với pin EDLC (tối đa 2,7V) và tương đương pin LIB.

Thời gian sạc: Pin LIC có thời gian sạc đầy rất ngắn 1-10s, ngược lại pin LIB có thời gian sạc đầy kéo dài hơn nhiều từ 10-60 phút.

Chu kỳ sạc-xả: So với pin LIB trong đó các ion được đưa vào hoặc tách ra (xen kẽ hoặc khử xen kẽ) vào mạng Carbon, các ion trong pin LIC chỉ đơn giản là bị hấp phụ hoặc giải hấp phụ trên bề mặt điện cực, không có sự thay đổi tinh thể nào diễn ra. Điều này giúp pin LIC có độ bền cao hơn ~ 100.000 lần (nhiều chu kỳ sạc-xả hơn) so với pin LIB (1000 lần), tương đương tuổi thọ của pin EDLC.

Mức độ an toàn: Trong pin LIB, khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, nhiệt độ bên trong pin sẽ tăng lên, xảy ra phản ứng hóa học giữa cực âm và chất điện phân dung dịch làm tăng thêm áp suất bên trong pin, đồng thời giải phóng khí O2 tại cực dương gây ra sự cố cháy, nổ. Pin LIC không chứa oxy hoặc oxit kim loại tại cực dương (làm bằng than hoạt tính) nên ngay cả khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, nhiệt độ trong pin tăng lên (~1400C), theo thời gian nhiệt độ pin giảm dần và không gây ra sự cố biến dạng lớn hoặc nổ.

cnm-22.jpg

Chi phí đầu tư

Hiện tại giá pin EDLC ~ 5.000-10.000 USD/kWh, mức giá được đánh giá là cao so với pin LIB (180 USD/kWh). Tuy nhiên, theo dự đoán tới năm 2030 mức giá sẽ giảm ~ 30% còn 1.500-3.000 USD/kWh (giá pin LIB giảm ~ 50% còn 90 USD/kWh), đồng thời mật độ năng lượng kỳ vọng sẽ tăng thêm 10-30 lần (mật độ năng lượng pin LIB chỉ tăng ~2,5 lần).

cnm-23.png
 So sánh giá pin EDLC và pin LIB (Nguồn: BloombergNEF and Frost & Sullivan)

Pin LIC hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển và hợp tác song phương giữa nghiên cứu-phát triển, chưa tiến hành thương mại hóa rộng rãi nên chưa có giá so sánh.

Xu hướng nghiên cứu, hợp tác, phát triển trên thế giới

Năm 1981 khi nhiệt phân nhựa Phenolic ở nhiệt độ 400-7000C, thu được loại vật liệu tên gọi là PAS (Polyacenic Semi Conductive). PAS dùng làm điện cực trong các thiết bị sạc có điện dung cao và được thương mại hóa dưới dạng pin PAS lần đầu tiên vào năm 1986. Năm 1991, pin LIC được phát minh bằng vật liệu tương tự.

CRE Technologies (Pháp) đã phát triển pin LIC nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động lâu dài và nguồn điện tức thời, cho các ứng dụng yêu cầu cường độ dòng điện lên đến vài trăm Ampe (>100 Wh/kg, >1000 W/kg).

Hitachi Ltd (Nhật Bản) đang nghiên cứu phát triển một hệ thống pin LIC công suất cao, an toàn, chi phí thấp và chu kỳ sạc-xả cao. Công ty đã hợp tác phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng công suất 1,5 MW với Shin-Kobe Electric Machinery Co. Ltd.

Beyonder (NaUy) và ABB (Thụy Sỹ) đã hợp tác thực hiện dự án trị giá 14,7 triệu USD để sản xuất hàng loạt pin LIC cho lưới điện, các giải pháp lưu trữ năng lượng không phát thải tại sân bay, bến cảng, phương tiện vận tải hạng nặng và trạm sạc nhanh.

2 mô hình triển khai giải pháp pin LIC cho trạm BTS là back up DC thay thế pin LIB và back up AC thay thế cho máy phát điện.

Đề xuất hướng áp dụng vào mạng lưới Viettel

Pin LIB hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu về lưu trữ năng lượng cho các thiết bị di động trên mạng lưới do mật độ năng lượng cao (200 Wh/kg), tuy nhiên công suất thấp (< 350 W/kg) và tuổi thọ ngắn sẽ là cản trở lớn khi nhu cầu công suất tăng cao do triển khai 5G hoặc các công nghệ mới khác trong tương lai.

Ngược lại, Pin EDLC có công suất lớn (10 kW/kg), tuổi thọ cao nhưng tính năng tự phóng điện cùng mật độ năng lượng thấp (5 Wh/kg) và giá thành sản phẩm còn cao nên chưa phải là phương án lưu trữ năng lượng tối ưu.

Pin LIC có công suất lớn (~ 10 kW/kg), mật độ năng lượng tốt hơn (14 Wh/kg), tuổi thọ cao và tính năng tự phóng điện thấp hứa hẹn trở thành một phương thức lưu trữ được ưu tiên sử dụng trong tương lai gần.

Để không bỏ qua các giải pháp lưu trữ năng lượng tiềm năng, Ban Kỹ thuật và TCT VMC sẽ theo dõi, đánh giá và đề xuất thời điểm thích hợp để thử nghiệm hệ thống pin LIC cho trạm BTS trước khi đưa ra khuyến nghị cuối cùng để áp dụng thực tế trong Tập đoàn./.

Mạng 5G mang đến nhiều năng lực vượt trội như tốc độ cao, độ trễ thấp, khả năng kết nối nhiều thiết bị cùng lúc,... Tuy nhiên, đầu tư triển khai mạng 5G cũng rất tốn kém. Do đó, các nhà mạng đang tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới để tạo ra doanh thu từ 5G, hay thường gọi là “Monetize 5G”. Dịch vụ API từ mạng di động đang được coi là một chiến lược quan trọng đối với các nhà mạng khi triển khai mạng 5G, chuyển đổi mạng di động truyền thống thành một nền tảng dịch vụ cho phép các nhà phát triển khai thác tính năng từ mạng và tạo ra nguồn doanh thu mới cho nhà mạng.

 

Giới thiệu dịch vụ API từ mạng di động

Khái niệm dịch vụ API từ mạng di động

Khái niệm Network as a Service (NaaS) đang nhận được sự quan tâm lớn trong lĩnh vực viễn thông. Trong đó, dịch vụ cung cấp API từ mạng di động ra bên ngoài cho các nhà phát triển bên thứ ba được coi là ứng dụng điển hình của NaaS, giúp mở ra một mô hình kinh doanh mới cho nhà mạng và chuyển đổi mạng di động truyền thống thành một nền tảng thúc đẩy sáng tạo.

cnm-31.png
Dịch vụ API (NAAS) trên mạng 5G

 

5G là thế hệ mạng di động đầu tiên được triển khai hoàn toàn trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Native) thông qua kiến trúc Service Based Architecture (SBA), các tính năng mạng được đóng gói thành các phần tử mạng (NF) độc lập dưới dạng microservice và giao tiếp với nhau thông qua API. Kiến trúc này thuận tiện trong đóng gói, tạo và kinh doanh dịch vụ API từ mạng lưới.

Hai nhóm API tiềm năng mà nhà mạng thường cung cấp:

  • Network Information API: Các API này cung cấp dữ liệu về hiệu suất mạng, vị trí và trạng thái thiết bị cũng như một số thông tin quan trọng khác từ mạng giúp các nhà phát triển tối ưu ứng dụng của mình.
  • Network Configuration API: Những API này cung cấp khả năng kiểm soát, cấu hình tài nguyên mạng như Network Slicing, định tuyến ưu tiên…, cho phép nhà phát triển tự động cấu hình chất lượng dịch vụ theo nhu cầu cho các thuê bao.

Kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ API

Khi triển khai dịch vụ API, kiến trúc hệ thống mạng di động được phân ra thành 3 lớp chức năng, bao gồm:

cnm-32-1.png
Kiến trúc dịch vụ API trên mạng 5G

Trong kiến trúc này, các năng lực, tính năng trong mạng được coi như các dịch vụ được cung cấp cho các lớp bên trên và ra bên ngoài thông qua các loại API như bảng dưới đây.

cnm-36.png
 
Service API là các API cung cấp cho các nhà phát triển dùng để phục vụ kinh doanh.
 

Dự án CAMARA

GSMA đã công bố thành lập dự án CAMARA trong sự kiện MWC 2022 với mục đích thúc đẩy sự phát triển và chuẩn hóa các Service API, đảm bảo các API này có thể sử dụng ở phạm vi toàn cầu, ít có sự khác biệt giữa các nhà mạng cũng như đơn giản hóa các tính năng mạng cho các nhà phát triển. Hiện tại, CAMARA đã chuẩn hóa và công bố 13 bộ Service API, là các API Northbound giữa nhà mạng với nhà phát triển ứng dụng hoặc các bên thứ ba bán buôn API.

Thị trường dịch vụ API từ mạng di động

Nhu cầu dịch vụ API mạng di động trên thế giới

Theo STL Partners, thị trường dịch vụ API từ mạng di động sẽ phát triển nhanh chóng trong những năm tới và được dự báo sẽ đạt hơn 20 tỷ USD vào năm 2028. Trong đó, các Service API liên quan tới các dịch vụ như thông tin hoạt động mạng lưới (Network Performance), thông tin thuê bao (Device Status) và cấu hình chất lượng dịch vụ (Quality on Demand) tiếp tục có nhu cầu lớn.
cnm-33.png
Thị trường API mạng di động

 

Case study của một số nhà mạng trên thế giới

Với tiềm năng của thị trường API, trên thế giới đã có khoảng hơn 40 nhà mạng lớn đã thử nghiệm và thương mại hóa dịch vụ này như Telefonica, Deustsche Telekom, AT&T,…

Trong đó, Telefonica là một trong những nhà mạng tiên phong và tích cực nhất trong quá trình thương mại hóa dịch vụ API từ mạng 5G. Nhà mạng này đều tham gia từ sớm và đóng góp đáng kể cho các dự án chuẩn hóa như CAMARA, GSMA Open Gateway. Hiện tại, nhà mạng này đã đóng góp tới 6/13 bộ API được chuẩn hóa của CAMARA. Tại sự kiện MWC 2023, Telefonica tham gia đồng sáng lập GSMA Open Gateway, đồng thời công bố thương mại hóa nền tảng dịch vụ API với tên gọi “Telefonica Open Gateway”.

Tháng 9/2023, nhà mạng Deutsche Telekom cũng công bố thương mại dịch vụ API dưới thương hiệu "MagentaBusiness API", cung cấp hơn 40 loại Service API như: Cấu hình chất lượng dịch vụ, thông tin định vị thuê bao, thông tin trạng thái roaming của thuê bao,…

Tại Việt Nam, ở một mức độ nhất định, các nhà mạng cũng đã cung cấp các dịch vụ API từ mạng viễn thông cho khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc kinh doanh còn phân lẻ, các API chưa thống nhất, chưa có nền tảng chung chuyên nghiệp cho từng nhà mạng và dừng lại ở các dịch vụ truyền thông cơ bản, ví dụ: Dịch vụ tin nhắn A2P quốc tế, Data Sponsor/Data Reward, SMS Brandname (Viettel); Data Reward, Topup, SMS Brandname (Vinaphone); eOneSMS, mAICallCenter, mTracker,  SMS Brandname (Mobifone).       

Mô hình kinh doanh dịch vụ API từ mạng di động

Mô hình kinh doanh API từ mạng di động được chia thành các nhóm chính như sau:

cnm-34.png
Mô hình kinh doanh dịch vụ API từ mạng di động

 

Theo khảo sát của Mason Analysis vào Quý 1/2023 với 44 nhà mạng, trong đó có 21 nhà mạng lớn đã tham gia dự án CAMARA cho thấy đa số các nhà mạng tham gia khảo sát ưu tiên lựa chọn cung cấp gián tiếp thông qua bên thứ ba. Trong khi đó, chỉ có 30% nhà mạng mong muốn tự xây dựng nền tảng bán hàng và chỉ một nửa trong số đó sẽ tự kinh doanh, trong khi số còn lại lựa chọn kết hợp cả hai mô hình kinh doanh.

cnm-35.png
Khảo sát lựa chọn mô hình kinh doanh dịch vụ API mạng di động
 
​​​​​​Áp dụng vào mạng lưới Viettel

Trong năm 2024, VTNet lên kế hoạch triển khai thử nghiệm dịch vụ API trên mạng 5G SA với hai API có tiềm năng lớn nhất: Quality on Demand (khai thác tính năng Network Slicing) và Device Status; đóng gói giải pháp, sẵn sàng triển khai thương mại khi có nhu cầu. Đồng thời, VTNet làm việc với VTS, VTT để đánh giá thị trường, chuẩn bị nhu cầu ứng dụng, mô hình kinh doanh cho dịch vụ API từ mạng 5G./.

Giải pháp móng kim cương cho nhà đặt máy trạm BTS

Móng kim cương trong xây dựng là một trong những tiến bộ đáng chú ý trong ngành công nghiệp xây dựng hiện đại. Được biết đến với tên gọi khác là Diamond Pier, móng kim cương có nhiều ưu điểm giúp tối ưu hóa quá trình thi công và nâng cao hiệu quả của công trình.

Là loại móng chùm bằng bê tông đúc sẵn có 3 - 4 chân cọc bằng thép, dùng để chống đỡ cho các công trình xây dựng nhỏ thấp như: Nhà tiền chế, nhà di động, nhà lắp ghép hoặc nhà gỗ... Vật liệu xây dựng thông thường để làm móng kim cương là thép không gỉ hoặc thép mạ kẽm, bê tông.

Cấu tạo của móng kim cương:

  • Trụ bê tông hình kim cương: được đúc bằng bê tông có cường độ cao Mac 300# trở lên để đảm báo tính bền cao. Có 4 lỗ để các móng (cọc) xuyên sâu vào lòng đất. Trụ kim cương có hệ liên kết ở phía trên sử dụng bu lông neo để cố định móng với công trình.
  • Cọc thép: làm bằng thép mạ kẽm, thép mạ crôm, thép nhúng nóng không gỉ. Chúng được đóng vào sâu trong lòng đất có vai trò như rễ cây để tăng độ bám cho móng kim cương.
Thông số kỹ thuật và nguyên lý hoạt động

Tùy thuộc vào quy mô của công trình thì móng kim cương có thể được thiết kế cho phù hợp. Với công trình nhỏ trong trạm BTS (phòng máy, nhà máy nổ...), áp dụng thông số cụ thể như sau:

  • Kích thước 360*360*350
  • Trọng lượng khô: 52kg (ướt +1,2kg)
  • Tải trọng tính toán: 3,6 tấn
  • Bê tông mác 300#
  • Bulong neo: M20*200

Nguyên lý hoạt động móng kim cương

cnm-41.png
Nguyên lý hoạt động của móng kim cương
 
Giống như rễ cây, tải trọng của công trình sẽ được chuyển xuống những ống cọc phía dưới giúp phân tán tải trọng tốt hơn theo hình chữ A. Các chốt khóa có nhiệm vụ ngăn không cho cọc di chuyển lên xuống và nước mưa lọt vào.
 
Ưu nhược điểm của móng kim cương
 

Việc sử dụng móng kim cương trong xây dựng không những mang lại nhiều lợi ích cho cả chủ đầu tư, đơn vị thi công mà còn đem lại lợi ích to lớn cho cộng đồng, môi trường xung quanh công trình:

  • Khả năng chịu tải trọng vượt trội: Móng kim cương với cấu trúc đặc biệt chịu được tải trọng lớn, phân bố tải trọng đều xuống nền đất và giảm thiểu nguy cơ sụt lún, nứt của công trình (chịu tải trọng tới 3.6 tấn/móng gấp 3 lần so với móng truyền thống )
  • Phạm vi ứng dụng rộng có thể sử dụng đa dạng trên mọi loại đất: Áp dụng cho nhiều loại đất, từ đất cứng đến đất yếu, đất mềm, đất lún, hay các khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công đặc biệt trong điều kiện khó khăn.
  • Tiết kiệm thời gian thi công: Do được chế tạo sẵn, không phải đào đất, đổ bê tông và chờ đạt cường độ thiết kế của Mác bê tông nên thời gian thi công rút ngắn rất nhiều chỉ còn 1 ngày so với 15-35 ngày/móng truyền thống.
  • Chi phí thi công thấp: Tổng chi phí thi công móng kim cương thấp hơn so với móng truyền thống do giảm được các chi phí vật liệu, đào đất, vận chuyển vật liệu, nhân công lắp đặt…
  • Bảo vệ môi trường: Móng kim cương giảm đào đất đá, tiêu thụ vật liệu và nước, hạn chế bụi và tiếng ồn từ công trường, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cộng đồng.
  • Tính linh hoạt cao: Được thiết kế và thi công theo nhiều kích thước và chiều sâu khác nhau, phù hợp với yêu cầu của từng dự án xây dựng cụ thể.
  • Độ bền và ổn định vượt trội: Khả năng chống xói mòn và chống sụt lún của móng kim cương vượt trội so với móng cọc truyền thống. Điều này đảm bảo sự ổn định và bền vững của công trình xây dựng trong suốt quá trình sử dụng, giảm thiểu các vấn đề liên quan đến xói mòn và sụt lún.
  • Khả năng tái sử dụng: Sau khi di dời chuyển vị trí trạm BTS, móng kim cương được rút khỏi mặt đất, giúp giảm thiểu lượng rác thải xây dựng. Hoàn trả mặt bằng như hiện trạng ban đầu giúp bảo vệ môi trường.
  •  
Các mô hình triển khai giải pháp móng kim cương cho nhà đặt máy trạm BTS
  • Móng Phòng máy lắp ghép: Sử dụng móng kim cương để thay thế cho hệ móng BTCT truyền thống.
  • Móng nhà xây, nhà máy nổ: Sử dụng móng kim cương kết hợp dầm bê tông nhẹ lắp ghép để thay thế cho hệ móng BTCT truyền thống.

Phương án móng truyền thống và Phương án móng kim cương

 

Đề xuất hướng áp dụng vào mạng lưới Viettel

Móng kim cương có thể là sự lựa chọn hàng đầu về giải pháp móng nông, tải trọng nhỏ cho các công trình xây dựng tương tự như nhà đặt máy trạm BTS.

→ Để không bỏ qua các giải pháp tiềm năng, đề xuất Ban Kỹ thuật và TCT VTNet cho xây dựng trạm mẫu thử nghiệm, đánh giá tính hiệu quả trước khi đưa ra khuyến nghị cuối cùng để áp dụng thực tế trong Tập đoàn./.

Kubernetes là một nền tảng nguồn mở, linh hoạt và có khả năng mở rộng, giúp quản lý các ứng dụng và dịch vụ được đóng gói một cách dễ dàng. Đây là một công cụ hỗ trợ cho việc cấu hình và tự động hóa quá trình triển khai ứng dụng. Điều này có nghĩa là các tổ chức có thể dễ dàng điều khiển cách các ứng dụng của mình chạy và tương tác với nhau.
 
 
Với khả năng tự động phân phối tài nguyên, tự động hóa quá trình triển khai và khả năng tự phục hồi khi có sự cố, Kubernetes giống như một hệ thống giao thông thông minh, giúp thành phố ảo luôn duy trì hiệu suất và sẵn sàng cao. Điều này đảm bảo rằng các "dịch vụ" trong thành phố trên internet luôn hoạt động mạnh mẽ, ngay cả khi có nhiều "người dùng" sử dụng đồng thời.
cnm-kubernetes-logo-1.png
 
Tính năng vượt trội của Viettel Kubernetes Engine:
  • Quản lý cụm Kubernetes: Giao diện quản lý dễ sử dụng, cho phép người dùng quản lý và kiểm soát cụm Kubernetes một cách hiệu quả.
  • Co giãn tài nguyên tự động: Cho phép điều chỉnh linh hoạt khả năng xử lý và lưu trữ để đáp ứng yêu cầu thời gian thực, tối ưu hiệu suất và đảm bảo khả năng sẵn có của ứng dụng.
  • Tích hợp công cụ giám sát: Tích hợp sẵn với các công cụ giám sát phổ biến như Prometheus và Grafana, cho phép người dùng giám sát và theo dõi hiệu suất, sự hoạt động và tình trạng của các ứng dụng và hệ thống Kubernetes.
  • Hệ sinh thái tích hợp toàn diện: Tích hợp đầy đủ với các giải pháp khác trong hệ sinh thái Viettel Cloud như Viettel Container Registry, Viettel Load Balancer và Viettel Object Storage để triển khai và quản lý ứng dụng một cách hiệu quả.
  • Tự động hóa: Hỗ trợ tính năng tự động hóa, cho phép người dùng tự động triển khai ứng dụng và quản lý các phiên bản cập nhật của ứng dụng một cách dễ dàng.

Top 5 trường hợp ứng dụng của Kubernetes

  • Triển khai ứng dụng quy mô lớn
  • Điện toán hiệu năng cao (High-performance computing)
  • AI và học máy
  • Quản lý Microservice
  • Triển khai Hybrid và Multi Cloud
Thành phần chính của Kubernetes cluster

Cụm Kubernetes là một tập hợp các node chạy các ứng dụng và workload đã được "đóng gói". Kubernetes cluster bao gồm 2 phần chính:

  • Control Plane (Master Node)
  • Compute Machines, Nodes (Worker Nodes)
Dưới đây là sơ đồ kiến trúc Kubernetes với tất cả các thành phần được liên kết với nhau:
cnm-52.png
Sơ đồ kiến trúc Kubernetes (Nguồn kubernetes.io)

Các thành phần của Control Plane

Control plane - thành phần quan trọng nhất của cụm Kubernetes - chứa các thành phần Kubernetes cốt lõi, chịu trách nhiệm kiểm soát cụm Kubernetes hoàn chỉnh cùng với dữ liệu chỉ định trạng thái và cấu hình của cụm. Ở đây, chúng ta sẽ nói về các thành phần của control plane.

Với sự trợ giúp của các thành phần K8s này, Control plane sẽ kiểm soát và phản hồi các sự kiện của cụm cũng như đảm bảo rằng các container trong cụm K8s đang chạy với đủ số lượng và các tài nguyên cần thiết.

kube-apiserver - API server là trái tim của K8s Master Node, nơi cung cấp các giao diện HTTP API để cho phép người dùng cuối cũng như các thành phần khác trong cụm K8s có thể tương tác và trao đổi thông tin với nhau.

etcd là một cơ sở dữ liệu lưu trữ key-value quan trọng trong hệ thống Kubernetes, chứa thông tin về cấu hình và trạng thái của cụm Kubernetes. Nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và đồng nhất của cụm, là nơi người dùng có thể tìm thấy thông tin chi tiết và trạng thái thực sự của cụm Kubernetes.

kube-scheduler là một thành phần của control plane tìm kiếm các pod mới được tạo mà không có node nào được chỉ định và chọn một node để chúng chạy trên đó. Ngoài ra, kube-scheduler đảm bảo rằng cụm Kubernetes hoạt động tốt. Nó xác định nơi các thùng chứa mới sẽ được thêm vào.

kube-controller-manager là thành phần của mặt control plane chạy các controller process. Về mặt logic, mỗi controller là một quy trình riêng biệt, nhưng để giảm độ phức tạp, tất cả chúng đều được biên dịch thành một tệp nhị phân duy nhất và chạy trong một quy trình duy nhất.

cloud-controller-manager cho phép cụm Kubernetes được liên kết với API của các cloud provider và tách các thành phần tương tác với nền tảng cloud khỏi các thành phần chỉ tương tác với cụm Kubernetes.

Các thành phần của Worker Node

Khi xem phần giải thích kiến trúc Kubernetes, chúng ta có thể thấy rõ Kubernetes chạy các workload bằng cách đặt các container vào pod để chạy trên Node. Sau khi biết chi tiết về Pod trong Kubernetes là gì, bây giờ chúng ta hãy xem xét các thành phần của một node.

Dưới đây là mô tả ngắn gọn về các thành phần node:

kubelet một "node agent" chạy trên mỗi nút trong cụm. Nhiệm vụ của nó để Worker Node được đăng ký và quản lý bởi cụm K8s cũng như là nhận nhiệm vụ triển khai các Pod (thường thông qua kube api-server) và đảm bảo các container đó chạy ổn định.

kube-proxy là một proxy chạy trên mỗi node trong cụm. Mỗi node chứa kube-proxy để hỗ trợ các Kubernetes networking services. kube-proxy duy trì các quy tắc mạng trên các node. Các quy tắc mạng này cho phép giao tiếp mạng với Pod từ các phiên mạng bên trong hoặc bên ngoài cụm.

Container runtime - Mỗi node có một container runtime chịu trách nhiệm chạy các container. Nó chịu trách nhiệm quản lý việc thực thi và vòng đời của các container trong môi trường Kubernetes. Kubernetes hỗ trợ nhiều container runtime như Docker, containerd, CRI-O và mọi triển khai Kubernetes CRI (Container Runtime Interface)

kubelet, kube-proxy và container runtime là các thành phần quan trọng của worker node nhưng chúng cũng có thể hiện diện trong master node hay control plane.

Tổng kết

Với sức mạnh đến từ Kubernetes, không khó hiểu khi nền tảng này trở thành trung tâm của công nghệ điện toán đám mây, tạo ra sự linh hoạt và quản lý hiệu quả cho các ứng dụng và dịch vụ. Kubernetes giống như một người quản lý thông minh, điều hành và định hình giao thông trong thành phố ảo của chúng ta, đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra suôn sẻ và không có trạng thái quá tải.

Ngày nay, việc ứng dụng nền tảng công nghệ container hóa kết hợp với các dịch vụ điện toán mây với nền tảng Kubernetes là một giải pháp xu hướng phổ biến, đặc biệt trong triển khai ứng dụng cho doanh nghiệp. Các container phục vụ mục đích đóng gói một ứng dụng và các thành phần của nó vào một môi trường khép kín, đảm bảo sự cô lập, khả năng dự đoán và khả năng lặp lại khi thực thi.

Các ứng dụng sử dụng môi trường container được sử dụng rất phổ biến và đối mặt các rủi ro, tấn công mạng như bất kỳ ứng dụng truyền thống khác. Tuy nhiên, chính đặc điểm của container cung cấp khả năng cách ly, tạo ra một môi trường kín cho từng ứng dụng đã tạo ra một thách thức lớn cho việc giám sát ATTT – bắt buộc phải triển khai giải pháp giám sát sâu ở môi trường nhân Linux. Các phương pháp giám sát ATTT truyền thống đã không còn phù hợp với môi trường container và Kubernetes.
 
Hiện nay, Công ty An ninh mạng (VCS) đã phát triển và cung cấp giải pháp Giám sát bất thường trên máy trạm (VCS-aJiant). VCS-aJiant là một sản phẩm EDR toàn diện tại Việt Nam, có khả năng theo dõi mức sâu và phát hiện ra các mối đe dọa tiên tiến, điều tra chi tiết, và phản ứng nhanh chóng. Kể từ khi ra mắt, VCS-aJiant đã được nhiều tổ chức, doanh nghiệp và tập đoàn lớn tin dùng. Tuy vậy, VCS-aJiant đang đối mặt với một số thách thức về việc giám sát mức sâu cho các ứng dụng sử dụng môi trường container, đặc biệt là trên các hệ thống sử dụng Kubernetes trên hạ tầng điện toán đám mây. Trong năm 2024, VCS có mục tiêu cung cấp các sản phẩm bảo vệ hạ tầng điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu chuyển dịch đám mây của các tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, cần một giải pháp, công nghệ mới để có thể giám sát ATTT cho các ứng dụng sử dụng môi trường container cũng như Kubernetes trên hạ tầng điện toán đám mây.
 
Linux kernel luôn là một nơi lý tưởng để triển khai khả năng giám sát/quan sát (monitor/observer), networking và security. Tuy nhiên, điều này thường không thực tế vì nó yêu cầu phải thay đổi mã nguồn của kernel hoặc nạp các kernel module phức tạp và nhiều rủi ro. Gần đây, công nghệ eBPF ra đời và trở thành một công nghệ mang tính cách mạng để có thể chạy các chương trình (được đóng gói trong sandbox) bên trong Linux kernel mà không cần thay đổi mã nguồn kernel hoặc nạp các kernel module. Bằng cách làm cho Linux kernel có thể lập trình được, phần mềm cơ sở hạ tầng có thể tận dụng các lớp hiện có, làm cho chúng trở nên thông minh và giàu tính năng hơn mà không cần tiếp tục thêm các lớp bổ sung phức tạp vào hệ thống. Chỉ trong một thời gian ngắn từ khi eBPF ra đời, các hãng công nghệ lớn như Facebook, Google, Cloudflare, Microsoft, Alibaba, Netflix… đã ứng dụng rộng rãi eBPF trong hệ thống ứng dụng của họ như hệ thống cân bằng tải hiệu năng cao, giám sát ứng dụng, giám sát ATTT cho container nói chung và Kubernetes nói riêng.
cnm-61.png
 Sơ đồ tính năng, chức năng và usecases sử dụng của eBPF
 
Ngoài ra, hàng loạt các dự án mã nguồn mở sử dụng eBPF ra đời và đang phát triển rất nhanh, tiêu biểu như:
  • Cilium (eBPF-based Networking, Security, and Observability): Dự án mã nguồn mở được thiết kế đặc biệt ngay từ đầu để mang lại những lợi thế của eBPF cho thế giới Kubernetes và để giải quyết các yêu cầu mới về khả năng mở rộng, bảo mật và khả năng quan sát được của môi trường container.
  • Falco (Cloud Native Runtime Security): Công cụ giám sát hành vi được thiết kế để phát hiện hoạt động bất thường trong các ứng dụng. Falco giám sát hệ thống ở lớp nhân Linux với sự trợ giúp của công nghệ eBPF để thu thập các hành vi ở mức container runtime, Kubernetes, đồng thời cho phép giám sát và phát hiện liên tục các hành vi bất thường của container, ứng dụng, máy chủ và mạng.
  • Katran (A high performance layer 4 load balancer): Ứng dụng cân bằng tải hiệu năng cao được phát triển và sử dụng ở Facebook, cân bằng tải cho tất cả dữ liệu truy cập tới facebook.com.
Từ các nghiên cứu về công nghệ eBPF, có thể đánh giá eBPF là lời giải cho VCS để giám sát ATTT cho ứng dụng container. Trong năm 2024, VCS sẽ nghiên cứu, áp dụng eBPF vào các giải pháp, để giúp hoàn thiện mảnh ghép còn thiếu trong việc giám sát bảo vệ hạ tầng điện toán đám mây của doanh nghiệp./.
Ứng dụng của AR trong ngành bán lẻ và thương mại điện tử
 
Các công nghệ thực tế mở rộng (XR), bao gồm thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và thực tế hỗn hợp (MR), đang định hình lại trải nghiệm của khách bằng cách cho phép các thương hiệu cải thiện khả năng của khách hàng trong việc tương tác với sản phẩm trước, trong và sau khi mua. Điểm khác biệt chính của thực tế tăng cường và thực tế ảo là trong khi VR “thay thế” thế giới thực bằng cách sử dụng các kính VR gắn trên đầu (Head-Mounted Device-HMD), AR tạo ra các hình ảnh “tăng cường” bằng việc phủ các mô hình 3D và thông tin lên hình ảnh thực tế thu được từ camera, chủ yếu thông qua các camera có sẵn trên điện thoại di động. 

Một trong những ứng dụng của công nghệ thực tế tăng cường trong ngành bán lẻ và thương mại điện tử là “dùng thử ảo” (Virtual Try on - VTO). Do khả năng phủ các lớp tương tác một cách chân thực lên hình ảnh thực tế từ camera – kết hợp đặc tính dễ sử dụng, sự sẵn có với khả năng tương tác – hiện nay nó đã được nhiều ngành bán lẻ ứng dụng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm cả trực tuyến và trực tiếp tại các cửa hàng.
 
cnm-7.png
Các giải pháp VTO triển khai cho cửa hàng (trái), điện thoại và máy tính (phải)
 
Các ứng dụng về dùng thử ảo sử dụng công nghệ AR đã xuất hiện từ nhiều năm trước, với các thương hiệu nổi tiếng như Converse đã bắt đầu thử nghiệm trải nghiệm dùng thử ảo từ năm 2012. Trong và sau thời kỳ đại dịch COVID-19, các ứng dụng VTO đã ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty mỹ phẩm và may mặc hàng đầu, khi xu hướng mua sắm “không tiếp xúc” phát triển bùng nổ và phần mềm dùng thử ảo được xếp vào loại phần mềm thịnh hành nhất trên toàn cầu. Bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và có trải nghiệm tốt hơn với dùng thử ảo do sự phát triển nhanh chóng của điện thoại thông minh, mạng di động 4G, 5G và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), khiến cho xu hướng ứng dụng công nghệ này ngày càng phát triển.
 
Khái niệm về dùng thử ảo

Dùng thử ảo VTO là một phần mềm ứng dụng các công nghệ thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo để cho phép người dùng thử các loại quần áo, phụ kiện và các đồ trang điểm “ảo”, đồng thời đưa ra các đề xuất phù hợp, cho phép khách hàng tham gia vào trải nghiệm được cá nhân hóa cao (gần như) tái tạo một cuộc tư vấn chuyên nghiệp tại chỗ.

cnm-72.jpg
 
Fashion AI Smart MirroR - Gương thử đồ ảo của VHT
Gương thử đồ ảo – Virtual Try on là sản phẩm tạo ra các phiên bản 3D của cơ thể khách hàng & phiên bản 3D của trang phục, từ đó “khớp” 2 phiên bản trên bằng các thuật toán, với mục đích thử trang phục sao cho vừa vặn và phù hợp nhất. Với VTO, khách hàng thay toàn bộ thử - chọn - mua trang phục bằng các thao tác đơn giản trên gương: tạo model của riêng khách hàng; thử đồ chỉ trong 5s; xoay 360 độ model trong nhiều phối cảnh khác nhau; đề xuất size tốt nhất với khách hàng…
 
Các tính năng cơ bản của sản phẩm:
  • Tái tạo con người: Xây dựng mô hình con người 2D/3D mô phỏng chính xác hình dáng cơ thể của khách hàng và số đo.
  • Thử ảo: Thử, mix & match quần áo không giới hạn và kiểm tra nhanh thông tin sản phẩm.
  • Kích thước phù hợp: Đề xuất kích thước phù hợp dựa trên cơ thể và số đo của khách hàng./. 
VDS là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ Device Farm trong quá trình kiểm thử phần mềm trong Tập đoàn. Device Farm là một môi trường tự động hóa cho việc kiểm thử ứng dụng trên nhiều thiết bị khác nhau, giúp cải thiện chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm phần mềm. VDS đã đưa ra những nỗ lực đầu tiên trong việc áp dụng Device Farm vào quy trình kiểm thử, mục tiêu chính là tối ưu hóa quá trình kiểm thử và đảm bảo rằng ứng dụng hoạt động một cách trơn tru trên mọi nền tảng và thiết bị. Các hoạt động kiểm thử của VDS sử dụng Device Farm không chỉ tăng cường hiệu suất và tốc độ kiểm thử mà còn giúp phát hiện các lỗi tiềm ẩn sớm, từ đó giảm thiểu rủi ro cho quy trình triển khai sản phẩm.
 
Device Farm là gì
Device Farm là một dịch vụ cung cấp các thiết bị trên nhiều nền tảng khác nhau với nhiều mục đích khác nhau như MMO, tăng view, tăng like... và đặc biệt hữu ích trong việc kiểm thử phần mềm.
Đa nền tảng: Device Farm cung cấp quy mô rộng lớn với các thiết bị chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Android, iOS, giúp đáp ứng nhu cầu kiểm thử đa nền tảng của các ứng dụng phần mềm.
Mục đích đa dạng: Device Farm có thể được sử dụng cho các mục tiêu khác nhau như tăng tương tác trên mạng xã hội (tăng view, like...), và nhiều mục đích khác nữa.
Hữu ích cho kiểm thử phần mềm: Đặc biệt, Device Farm đem lại lợi ích to lớn trong việc kiểm thử phần mềm. Việc có thể thử nghiệm trên nhiều thiết bị và nền tảng giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề khác nhau đối với ứng dụng, từ tương thích đến hiệu suất, từ đó nâng cao chất lượng và độ ổn định của sản phẩm phần mềm.
cnm-81.jpg
 
Kiến trúc hệ thống
Kiến trúc Device Farm gồm 2 thành phần chính là STF và Provider:
  • STF: Là thành phần xử lý chính của hệ thống, STF cung cấp giao diện web để người dùng có thể truy cập và lựa chọn các thiết bị phù hợp. STF cung cấp các tính năng như điều khiển từ xa, cài đặt ứng dụng, chụp ảnh màn hình, hiển thị log, chạy lệnh shell và truy cập adb. Tóm lại, STF cho phép thực hiện mọi thao tác trên thiết bị vật lý thông qua trình duyệt. Ngoài ra, còn có nhiều phím tắt khác như mở ứng dụng cài đặt, tùy chọn nhà phát triển, điều khiển âm lượng... giúp việc sử dụng thiết bị dễ dàng hơn nhiều.
  • Provider: Provider bao gồm các microservices chịu trách nhiệm tương tác trực tiếp với các thiết bị. Dịch vụ stf-provider sử dụng tập lệnh adb và tập lệnh ios để theo dõi và tương tác với các thiết bị.
Chức năng chính
Remote access:
Upload app và lựa chọn thiết bị trên giao diện web: Người dùng có thể tải lên ứng dụng của họ và chọn thiết bị mà họ muốn thử nghiệm trên giao diện web của Device Farm.
Quá trình này thường đơn giản và linh hoạt, cho phép người dùng chọn từ một danh sách các thiết bị có sẵn để thực hiện kiểm thử.
Tương tác với thiết bị: Chức năng này cung cấp một giao diện tương tác thân thiện trên trình duyệt web, cho phép người dùng thực hiện các thao tác như nhấn, vuốt, nhập liệu trực tiếp trên thiết bị.
Điều này cho phép kiểm tra tương tác người dùng thực tế và đảm bảo rằng ứng dụng hoạt động đúng đắn trên các thiết bị khác nhau.
Xem lịch sử phiên: Chức năng này cho phép người dùng xem lịch sử các phiên kiểm thử trước đó, bao gồm thông tin về thiết bị đã được s ử dụng, kết quả kiểm thử, và các tương tác trước đó trên thiết bị.
Chức năng Remote Access cung cấp một cách tiếp cận linh hoạt và dễ dàng cho việc thử nghiệm và kiểm thử ứng dụng trên nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau, đồng thời cho phép theo dõi và quản lý thông tin kiểm thử một cách hiệu quả.
 
Automation:
App và Automation Script được đẩy lên Device Farm: Người dùng có thể tải lên ứng dụng của họ cùng với các tập lệnh tự động hóa (automation script) lên Device Farm. Tập lệnh tự động hóa thường bao gồm các kịch bản và hành động mà người dùng muốn kiểm thử tự động trên các thiết bị khác nhau.
Device Farm chạy Test Script và đưa ra Report: Device Farm sẽ tiến hành thực hiện các test script được cung cấp trên các thiết bị đã được chọn. Quá trình này được thực hiện tự động và có thể chạy đồng thời trên nhiều thiết bị khác nhau để tiết kiệm thời gian.
Kết quả của việc kiểm thử sẽ được tự động ghi lại và tạo thành bản báo cáo (report), cung cấp thông tin chi tiết về kết quả của từng kịch bản kiểm thử.
Chức năng Automation của Device Farm giúp tự động hóa quá trình kiểm thử, giảm thiểu công sức và thời gian cần thiết cho việc thực hiện các kịch bản kiểm thử, đồng thời cung cấp báo cáo chi tiết về hiệu suất và kết quả của quá trình kiểm thử tự động.
cnm-83-2.jpg
Các lợi ích này không chỉ tập trung vào khía cạnh sử dụng hiệu quả mà còn đề cập đến cách Device Farm hỗ trợ việc quản lý thiết bị và môi trường kiểm thử một cách linh hoạt và hiệu quả./.
Với định hướng dẫn dắt về công nghệ cho hệ thống logistics và kho vận thông minh, VTPost sẽ nghiên cứu phương án để hợp tác với các đơn vị trong Tập đoàn để ứng dụng 5G IoT và sản xuất thiết bị phục vụ yêu cầu phát triển mở rộng. 
 
Theo Bảng xếp hạng Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) năm 2023 do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, vấn đề tồn tại của ngành dịch vụ logistics Việt Nam là năng lực của nhà cung ứng dịch vụ logistics. Để cải thiện nhanh chóng năng lực cạnh tranh, theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, doanh nghiệp cần đẩy mạnh quá trình số hóa, góp phần gia tăng chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian và cải thiện khả năng truy xuất hàng hóa.

Nắm bắt được xu hướng đó, VTPost đã liên tục ứng dụng công nghệ để đổi mới hệ thống hạ tầng logistics, đặc biệt là mảng supply chain, trong đó, ghi nhận sự thay đổi rõ nét trong việc triển khai kho thông minh, smart warehouse. 

Năm 2022, VTPost sở hữu tổng diện tích 189.204 m2 kho, chưa có kho thông minh. Sang năm 2023, tổng diện tích kho nâng lên 256.297 m2, trong đó 12.000 m2 kho được phát triển thành kho thông minh ở 3 địa điểm là kho Thanh Liệt, kho Bình Chánh và Kho Z11. Theo Tổng giám đốc VTPost Hoàng Trung Thành, Viettel Post làm logistics hiện đang đi sau, nên chỉ có duy nhất một cách là tiến thẳng lên những công nghệ hiện đại nhất để giành lợi thế cạnh tranh về kỹ thuật khai thác, thời gian ngắn, chi phí thấp. Năm 2023, mặc dù mới bắt đầu đầu tư cho lĩnh vực supply chain, nhưng VTPost đã có những khách hàng lớn như Guardian, Unilever… Dù là những bước đi đầu tiên nhưng doanh thu của lĩnh vực này năm 2023 đã tăng trưởng khoảng 70-80% so với năm 2022, mang về cho VTP từ 1.200 – 1.300 tỷ đồng.
 
Hiện nay, hệ thống kho thông minh của VTPost được thực hiện tập trung cải tiến 5 hệ thống: hệ thống quản lý kho hàng WMS, hệ thống giá kệ hiện đại tối ưu diện tích, hệ thống robot tự hành AGV, hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động (AS/RS) và hệ thống tích hợp trên thiết bị di động. Để vận hành chính xác các hệ thống này trên diện tích kho lớn lên đến hàng chục nghìn mét vuông, hệ thống mạng wifi thông thường không thể đảm bảo về vùng phủ, chất lượng mạng và bảo mật. Do đó, cần phải có một mạng 4G/5G riêng biệt và đủ tiêu chuẩn để có thể kết nối tất cả các thiết bị cùng lúc.
 
Với yêu cầu đó, mạng 5G dịch vụ (5GaaS) là chìa khóa chuyển đổi dành cho tất cả các dịch vụ như vận hành 3PL (dịch vụ logistics thông qua bên thứ 3), trung tâm phân phối và trung tâm hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử (fulfillment). 5GaaS sẽ cung cấp mạng 4G/5G riêng biệt để vận hành chính xác các ứng dụng kho vận thông minh chủ chốt với tính bảo mật, vùng phủ và băng thông rộng tốt nhất, hiệu suất cao nhất với độ trễ không đáng kể. Quan trọng hơn cả, tất cả dữ liệu của kho được quản lý tại chỗ trong tầm kiểm soát của hệ thống an ninh mạng.
 
Xu thế kho thông minh trên thế giới hiện nay đã ứng dụng nhiều loại thiết bị đòi hỏi kết nối cao như các loại máy quét, robot tự hành (AGV), robot di động tự hành (AMR), hệ thống cảm biến IoT và các loại thiết bị tự động quét mã vạch.
 
Trong tháng 12/2023, VTPost đã thử nghiệm thành công và chính thức đưa vào sử dụng robot AGV tại tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh thuộc Khu Công nghiệp Quang Minh. Ban lãnh đạo VTPost cũng chia sẻ kế hoạch tự chế tạo và ứng dụng robot tự hành cho toàn bộ hệ thống kho thông minh. Theo đó, bước đầu tiên VTPost đã mua công nghệ, mua thiết bị về sử dụng; sau đó là học, tìm hiểu nguyên lý hoạt động. Cho đến nay, đội ngũ kỹ sư của VTPost đã tự chủ được giải pháp phần mềm điều khiển và sau đó nữa là tự chủ sản xuất được phần cứng. 
 
Trong năm 2024, VTPost sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ cho hệ thống kho thông minh. Ngoài việc ứng dụng IOT & 5G Connectivity, VTPost cũng mở rộng ứng dụng Robotics and Autonomous Systems trong tự động hóa quy trình vận hành, trong các công đoạn lưu trữ, lấy hàng, đóng gói, chia chọn; Sử dụng công nghệ về cảm biến IoT để giám sát việc sử dụng năng lượng, quản lý chất thải, giảm lượng khí thải, Sử dụng hệ thống điện mặt trời và các vật liệu tái tạo hướng tới Nhà kho Xanh (Green Warehousing & Dark Industry); sử dụng AI & Big Data trong việc tự động ra các quyết định điều phối lưu trữ hàng hóa tối ưu, cảnh báo hàng tồn trong kho; sử dụng Công nghệ bản sao kỹ thuật số (Digital Twin), tạo ra các mô phỏng, giám sát kho theo thời gian thực, tối ưu hoá quy trình thiết kế và hoạt động khai thác.
 
“Hiện nay, Viettel đã tiên phong trong nghiên cứu mạng 5G và thiết bị viễn thông. Thừa hưởng những thành quả từ lĩnh vực nghiên cứu của Tập đoàn, VTPost cũng sẽ triển khai kế hoạch hợp tác với các đơn vị trong tập đoàn để đưa 5GaaS vào thực tế, trước hết trong hệ thống kho thông minh và các khu vực ứng dụng logistics công nghệ cao như smart logistics park. Bước phát triển cao hơn sẽ là sản xuất lắp ráp các thiết bị phục vụ cho logistics thông minh như các loại robot tự hành”, Tổng giám đốc VTPost Hoàng Trung Thành cho biết.
Sau hơn 1 năm ra mắt, gói cước ưu tiên tốc độ tải lên của nhà mạng Unicom Quảng Đông có tới 200,000 người sử dụng mặc cho giá cước cao hơn 54% so với gói cước gần nhất. Liệu tính năng ưu tiên tốc độ tải lên có phải là hướng đi mới trong thiết kế gói cước 5G?
 
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của những người sáng tạo nội dung và live streamers cùng với nhu cầu về tốc độ tải lên nhanh chóng ngày càng tăng, các nhà mạng ở Trung Quốc và Hồng Kông đã cho ra mắt những gói cước 5G ưu tiên tốc độ tải lên để phục vụ cho thị trường ngách này.
Cụ thể, nhà mạng Quảng Đông Unicom đã triển khai gói cước đầy đủ với quyền lợi ưu tiên tốc độ tải lên từ 150Mbps cho tới 250Mbps hướng tới nhóm khách hàng tiềm năng là những live streamers chuyên tường thuật trực tiếp các sự kiện ngoài trời hoặc ở những nơi không có mạng wifi đủ tốt để livestream chất lượng cao.
 
Tốc độ tải lên này cao hơn từ 3-5 lần so với tốc độ tải lên thường được các nhà mạng quảng cáo (50Mbps). Sau một năm triển khai, tới hết quý 1/2023, gói cước này của Quảng Đông Unicom đã thu hút được hơn 200,000 người đăng ký mặc dù gói cơ bản nhất cũng được định giá cao hơn 54% so với gói 5G cơ bản gần nhất.
 
Khác với Quảng Đông Unicom, nhà mạng Hồng Kông – 3 HK triển khai quyền lợi ưu tiên tốc độ tải lên theo dạng add-on, người dùng có nhu cầu có thể mua thêm trên nền gói 5G cơ bản. Gói add-on được thiết kế để hướng tới 2 nhóm khách hàng. (1) Nhóm khách hàng cá nhân với nhu cầu tương tự như của Quảng Đông Unicom và (2) nhóm khách hàng chuyên nghiệp với nhu cầu tích hợp các giải pháp chuyên sâu hơn như bán vé xem online hay bộ mã hóa video (cho phép quản lý việc phát trực tuyến chuyên nghiệp). Hiện chưa có thông tin cụ thể về kết quả triển khai của nhà mạng này.
 
cnm-9.png
cnm-92.jpg
Theo khảo sát được Omdia thực hiện vào cuối năm 2022, bên cạnh việc sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho tốc độ tải xuống nhanh hơn, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi tiền để có được tốc độ tải lên cao hơn. Đặc biệt, khảo sát tại Trung Quốc – Quốc gia có hơn 600 triệu người dùng Douyin (phiên bản Tiktok nội địa) cho thấy 51% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho tốc độ tải lên, gần bằng với mức 55% của tốc độ tải xuống.
cnm-93.jpg
“Tốc độ tải lên” cũng là tiêu chí cao thứ 2 ở các nước như Pháp, Indonesia, Nam Phi và Mexico. Ở các thị trường khác như Úc, Brazil, Đức, Malaysia, Tây Ban Nha, UK và Mỹ thì “Kết nối ổn định hơn” mới là tiêu chí mà người quan tâm sẵn sàng chi tiền dành cho 5G.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể triển khai các gói cước ưu tiên tốc độ tải lên. Cụ thể, nhà mạng tại những quốc gia đề cao và áp dụng nguyên tắc tính trung lập Internet (Net Neutrality) như tại Châu Âu sẽ không thể triển khai gói cước có tính năng ưu tiên tốc độ tải lên do nguyên tắc Net Neutrality quy định các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải đối xử với tất cả các loại dữ liệu trên mạng bình đẳng, không phân biệt theo người dùng, nội dung, trang web hay nền tảng, ứng dụng. Ngược lại, hầu hết các quốc gia tại Châu Á và Mỹ không áp dụng Net Neutrality./.
Những năm qua, công tác xây dựng các Trung tâm dữ liệu (DC) mới đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc. Trong đó năm 2023, VAM đã hoàn thành xây dựng và bàn giao Trung tâm Kỹ thuật Viettel Hòa Lạc cho các đơn vị sử dụng. Quá trình triển khai xây dựng, nhiều tư duy mới được kiểm chứng, có yếu tố vận dụng cao cho các DC xây mới. Cụ thể, việc module hóa các hệ thống mang lại hiệu quả trong công tác vận hành, bảo dưỡng, thay thế thiết bị, đáp ứng các tiêu chuẩn của Uptime tier III, TIA- 942…
 
Module hóa công suất phòng máy IT phù hợp với với size máy biến áp, máy phát điện
 
Theo tư duy truyền thống: Công suất của các Data Hall (phòng đặt máy) được quyết định bởi mặt bằng đặt máy và số lượng tủ rack có thể đặt được. Các máy biến áp, máy phát điện phải lựa chọn công suất phù hợp với công suất của phòng máy. Khi đó trong 01 dự án tồn tại quá nhiều Size máy (2,5MVA; 3,15MVA; 4,0 MVA; 5MVA) dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, vận hành, bảo trì bảo dưỡng.
cnm-101.png
Cấu hình MBA sử dụng nhiều size máy dự án TTKT Viettel Hòa Lạc
 
Theo tư duy mới
Công suất của các Data Hall (phòng đặt máy) được quyết định bởi công suất máy biến áp. Size máy biến áp được lựa chọn phổ thông là loại 2,5MVA. Với cấu hình 3M2 (three matched two) thì công suất các phòng máy tối đa đạt 4,8MW (lý thuyết). Căn cứ vào công suất IT, tư vấn thiết kế sẽ bố trí không gian phòng máy, số lượng rack trong từng phòng máy phù hợp. Phương án này tối ưu hóa về vận hành, thuận tiện trong việc sửa chữa thay thế, dễ dàng tiếp xúc nắm bắt được hệ thống (đối với nhân sự vận hành). 
cnm-102.png
Cấu hình MBA sử dụng size 2,5MVA áp dụng cho các DC mới
 
Module hóa Không gian phòng đặt Máy biến áp, tủ hạ thế, UPS
 
Theo tư duy truyền thống: Các phòng chức năng cấp nguồn cho phòng máy IT, hệ thống MEP được quy hoạch, và lắp đặt tập trung: Phòng tủ điện Trung thế MV, phòng đặt máy biến áp, phòng đặt tủ hạ thế (MSB), phòng đặt UPS. Ưu điểm của tư duy này là có sự quản lý tập trung, tiết kiệm được diện tích xây dựng. Tuy nhiên các tồn tại trong quá trình quản lý vận hành, hoặc sự cố, thay thế thiết bị là rất đáng kể. Ví dụ: Xảy ra sự cố tại 01 thiết bị trong phòng (như MBA) có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị còn lại trong phòng gây ra sự cố dây chuyền ảnh hưởng đến việc cấp nguồn cho toàn bộ DC. Việc thay thế, bảo dưỡng thiết bị dễ xảy ra mất an toàn điện. Khi có sự cố, dễ bị ảnh hưởng dây chuyền, ảnh hưởng hoạt động của cả trung tâm. Việc đặt quá nhiều thiết bị trong một phòng dẫn đến việc bố trí các hệ thống kỹ thuật phức tạp hơn, khó khăn trong công tác quản lý, vận hành, thay thế…
cnm-103.png
Mặt bằng đặt MBA dự án TTKT Viettel Hòa Lạc
 
Theo tư duy mới
Phân tách thành từng Module cấp nguồn gồm: Tủ trung thế (nếu có); Máy biến áp 2,5MVA; Tủ hạ thế MSB; UPS; Ắc quy. Phương án này yêu cầu diện tích xây dựng lớn hơn do xây dựng từng phòng riêng biệt, nhiều phòng nguồn. Lợi thế của việc Module hóa này là thuận lợi cho công tác quản lý vận hành, nâng cao an toàn điện, khi xảy ra sự cố trên 01 Module sẽ không ảnh hưởng đến các Module khác và không gây ra sự cố dây chuyền ảnh hưởng đến toàn bộ DC. Công tác bảo trì bảo dưỡng, thay thế thiết bị thuận lợi, an toàn và không ảnh hưởng đến Module khác. Phù hợp với xu hướng chung của các DC trên thế giới, đáp ứng các tiêu chuẩn của Uptime, Tia-942…
cnm-104.png
Chi tiết 01 Module nguồn
cnm-105.png
Module hóa các khối nguồn trong các DC mới
 
Như vậy, việc thay đổi, điều chỉnh các không gian thiết kế kiến trúc và hệ thống cơ điện theo hướng module hóa nêu trên sẽ giúp cho công tác đầu tư xây dựng tối ưu về mặt diện tích, hiệu quả hơn về chi phí đầu tư và đặc biệt sẽ thuận lợi trong quá trình vận hành khai thác sau này cho các cơ quan đơn vị trực thuộc Tập đoàn./.
Lần đầu tiên Latency dịch vụ Internet Viettel vươn lên vị trí số 1 tại Việt Nam. Viettel trở thành nhà mạng có chất lượng dịch vụ tốt nhất và toàn diện nhất theo đánh giá của Ookla Speedtest. 
  • Latency xuất sắc: Độ trễ Latency đạt 5.73ms, tốt hơn 27.7% so với nhà mạng xếp thứ 2 (FPT đạt 7.93ms, VNPT đạt 8.16ms).
  • Độ ổn định cao: Consistency đạt 92.52%, tốt hơn nhà mạng thứ 2 ~ 6.4% (FPT đạt 86.09%, VNPT đạt 84.31%).
  • Tốc độ Download ấn tượng: Tốc độ Download đạt 107.08 Mbps, tốt hơn nhà mạng xếp thứ 2 ~ 17.7% (FPT đạt 90.94 Mbps, VNPT đạt 84.37 Mbps).
cnm-111.png
 
Tăng cường Latency: Xu hướng cải thiện mạnh qua từng quý trong năm, với cải thiện đặc biệt rõ rệt ở quý 4/2023 (52.3% so với Quý 1/2023).
Hành động đa chiều: Áp dụng phương pháp cải tiến DMAIC - 6 Sigma (Define - Measure - Analyse -Improve - Control) để đánh giá toàn trình chất lượng dịch vụ và thực hiện cải tiến theo 03 nhóm chính:
 
Tối ưu mạng lưới
  • Triển khai QoS toàn trình: Viettel là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam triển khai giải pháp QoS End to End theo ứng dụng cho dịch vụ băng rộng cố định như DNS, Speedtest, TV360 → Cải thiện từ 10% đến 90% độ trễ Latency và tỷ lệ packetloss dịch vụ DNS, Speedtest.
  • Tổ chức lực lượng nghiên cứu, đóng gói giải pháp, phân tích dữ liệu theo nhóm ứng dụng → Hoàn thiện thiết kế, tham số chuẩn → Khai báo thử nghiệm diện hẹp, tối ưu giải pháp → Triển khai diện rộng trên 26.000 thiết bị OLT- SRT- BRAS - Core tỉnh - PE - POP, IGW.
  • Tối ưu định tuyến đường ngắn nhất: Cải thiện hiệu suất server và định tuyến kết nối truyền dẫn để tối ưu hóa đường truyền DNS/Speedtest.
Chủ động đo kiểm - giám sát
  • Tự động hóa giám sát: Hoàn thiện xây dựng, triển khai, tích hợp, tự động hóa, chuẩn hóa các hệ thống giám sát End To End chất lượng dịch vụ. Tự động hóa việc giám sát, đo kiểm chất lượng dịch vụ, chủ động phát hiện, xử lý các vấn đề trên mạng lưới.
  • Xây dựng, hoàn thiện, đóng gói sản phẩm In-House Viettel Quality Test (VQT) tích hợp đầy đủ các bài đo kiểm chất lượng dịch vụ internet tự động tại các tỉnh/TP và thị trường.
  • Triển khai đổ tải, tích hợp hệ thống ACS giám sát chủ động hiệu năng, chất lượng dịch vụ cho hơn 7.4 triệu thiết bị ONU, cải thiện chất lượng dịch vụ và hỗ trợ các lực lượng CSKH, xử lý sự cố. Hoàn thiện mảnh ghép cuối cùng trong hệ sinh thái các hệ thống OSS cho mạng BRCĐ&TH.
Tối ưu dịch vụ
  • Chủ động giám sát, phát hiện và giao WO xử lý thuê bao mất dịch vụ ~ 7000 WO/ngày, thu thấp GPON ~ 1400 WO/ngày.
  • Chủ động phân tích PAKH, phát hiện và triển khai giao WO chủ động xử lý thuê bao tồi CDLV ~ 2200 WO/ngày, thuê bao tồi CLDV theo ứng dụng~ 37 WO/ngày. 
  • Tối ưu chất lượng kết nối Wifi, chủ động phát hiện và hỗ trợ lực lượng CSKH xử lý 51% nguyên nhân tồi nhóm PAKH truy cập chậm, chập chờn.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
  1. Hiểu rõ, hiểu sâu chi tiết cách đánh giá. Nắm rõ, nắm chắc, hiểu sâu kiến trúc - tham số mạng lưới.
  2. Đồng sức đồng lòng - Trí tuệ tập thể: Hội thảo ngành dọc, phát huy tối đa tri thức ngành, tri thức toàn bộ lực lượng ngành dọc TT chức năng - TT KTKV - VTT - Kỹ thuật tỉnh/TP.
  3. Tối ưu dịch vụ hướng khách hàng, hướng ứng dụng.
Cách làm mới tối ưu và chuyên sâu
 
Mặc dù có hợp đồng OS nhưng từ việc triển khai lắp đặt đến thông tuyến đều do nhân sự VTNet thực hiện dẫn tới thời gian thực hiện lâu do không đủ nguồn lực (1.5 tháng/hệ thống).

Thay đổi: Nhân sự CNKT VCC tỉnh thực hiện triển khai lắp đặt, nhân sự VTNet khi đi thông tuyến sẽ thực hiện kiểm tra, căn chỉnh sợi đảm bảo tiêu chuẩn tốt nhất, đấu nối, khai báo, cấu hình thiết bị và thông tuyến. Cách làm này giúp VTNet tập trung làm sâu phần đáp ứng yêu cầu hoạt động của thiết bị hệ thống khi phần lắp đặt cơ bản đã được hoàn thành. Các trạm đều lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Thời gian thực hiện giảm còn 20-25 ngày/hệ thống.

Tối ưu thiết kế tuyến cáp nhận sợi cáp OPGW EVN
 
Do đặc thù các tuyến trục 100% đều sử dụng khuếch đại Raman có yêu cầu cao về chất lượng suy hao, phản xạ trong 20km đầu, tuy nhiên hệ thống ODF của EVN đầu tư đều là loại ODF FC cũ đã xuống cấp chất lượng đấu nối rất kém và việc thao tác trên ODF có nhiều link, kênh truyền của ngành điện rất nhạy cảm và rất khó được phép tác động cũng như không thể sửa theo phương án của Viettel (hàn thẳng, thay coupler, pigtail).

Thay đổi: Khi sử dụng sợi trao đổi, thuê từ EVN, thiết kế tối đa nhận sợi tại măng xông, không nhận sợi tại ODF trong phòng máy trạm biến áp. Việc này có các ưu điểm sau:
  • Nâng cao chất lượng tuyến tuyệt đối khi không phải đấu nhảy nên không phát sinh điểm suy hao, phản xạ.
  • Hạn chế rủi ro bị đơn vị khác thao tác, tác động tại ODF gây lỗi link của Viettel.
  • Phần liên quan tới EVN sẽ rất ít, khi cần xử lý sợi của Viettel thủ tục cũng đơn giản hơn, ít nguy cơ gây ảnh hưởng tới link của EVN và các đơn vị khác, đặc biệt giảm thiểu rủi ro so với khi thao tác trong phòng máy.

Tối ưu quy trình hoạt động nhóm triển khai dự án
 
Các hệ thống mạng DWDM mới với dung lượng lớn yêu cầu chất lượng tuyến cáp ngày càng cao đòi hỏi việc đồng bộ, nhất quán thông tin yêu cầu về chất lượng cáp từ khâu thiết kế tới đảm bảo hạ tầng và triển khai.
 
Thay đổi: Nhân sự nhóm dự án cần tổ chức khởi động và họp dự án sớm, đưa ra và thống nhất các yêu cầu ngay từ khi thiết kế để triển khai đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng tuyến cáp đáp ứng yêu cầu của hệ thống trước khi triển khai, tránh được các vấn đề phải xử lý trong quá trình thông tuyến, tối ưu được thời gian thông tuyến.

Tối ưu công cụ dụng cụ triển khai và vận hành các hệ thống DWDM tốc độ cao 400/800G
 
Hiện tại các hệ thống DWDM dung lượng lớn với bước sóng từ 400G trở lên đòi hỏi chất lượng tuyến cáp, đấu nối ngày càng cao. Đi kèm với đó là các yêu cầu về trình độ nhân sự vận hành, công cụ dụng cụ chuyên dụng để có thể xử lý được các lỗi đấu nối phát sinh.

Thay đổi: Trang bị đồng bộ công cụ dụng cụ cho lực lượng nhân sự VTNet (từ mức trung tâm chức năng tới TT KTKV, BO Local để sẵn sàng xử lý lỗi khó) và nhân sự VCC khi vận hành các hệ thống này./.

Trong mạng thông tin di động 4G-LTE, UE (thuê bao) tự do chuyển vùng giữa một nhóm các eNB trong một khu vực cụ thể (hay còn gọi là vùng theo dõi TA - Tracking Area – bao gồm một nhóm các trạm thu phát sóng). UE chỉ cần cập nhật lại thông tin vị trí của mình nếu vùng theo dõi thay đổi. Đồng nghĩa với việc, hệ thống mạng lõi chỉ có thể biết UE đang cư trú ở TA nào. Quá trình paging (tìm gọi) sẽ được kích hoạt bởi hệ thống mạng lõi và sẽ được gửi đến các trạm phát sóng của TA cuối cùng mà UE cư trú, từ đó được phát quảng bá trên tất cả các eNodeB trong TA đó, để cuộc gọi, tin nhắn hay phiên dữ liệu gửi đến UE được chuyển hướng chính xác.


Tối ưu hóa số lượng trạm phát sóng (eNodeB) trong một TA luôn là vấn đề đối với nhà khai thác mạng viễn thông. Nếu số lượng trạm ít, tỉ lệ tìm gọi thành công sẽ giảm do đặc tính di chuyển của thuê bao di động. Số lượng trạm nhiều trong một TA lại gây ra số lượng bản tin tìm gọi tăng cao (do khi đó số lượng UE ở trong TA cũng sẽ lớn hơn), gây lãng phí (và có thể dẫn đến quá tải) tài nguyên hệ thống. Ngoài ra thiết bị di động (điện thoại) cũng sẽ nhanh hết pin do phải liên tục xử lý các bản tin tìm gọi các thuê bao khác (không liên quan đến mình) trong cùng TA.

bhkn-11.jpg


Để giải quyết vấn đề trên, bộ phận phát triển thiết bị mạng lõi 4G/5G của VHT đã đưa ra phương án tối ưu tìm gọi thuê bao dựa trên vị trí của trạm phát sóng mà UE có sự tương tác cuối cùng với mạng di động. Theo đó, hệ thống mạng lõi sẽ tính toán tốc độ di chuyển của UE dựa trên quá trình tương tác của UE với các trạm phát sóng, qua đó tạo ra một danh sách tối ưu rút gọn các trạm phát sóng mà UE đang cư trú. Nói một cách khác, thay vì tìm gọi dựa trên một danh sách lớn và cố định các trạm thuộc TA theo cách làm truyền thống, hệ thống mạng lõi sẽ tạo ra một danh sách TA tối ưu với số trạm phát sóng ít hơn, nhưng được cập nhật liên tục và tùy chỉnh  đối với từng UE qua mỗi lần tìm gọi.


Với giải pháp trên, hệ thống mạng lõi 4G/5G do VHT phát triển đã làm giảm số lượng bản tin tìm gọi trong hệ thống (trung bình khoảng 86%), góp phần tối ưu tài nguyên mạng lưới và đặc biệt là giúp các máy điện thoại chậm hết pin hơn so với giải pháp tìm gọi truyền thống./.

Tổng quan về hoạt động rút trạm 2G/3G trên toàn cầu
 
Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng thực sự với điện thoại thông minh cùng với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ dữ liệu di động, do vậy công nghệ 2G và 3G đang mất dần vị trí của nó. Nhiều nhà khai thác di động  và các cơ quan quản lý viễn thông các nước đã và đang lên kế hoạch tắt sóng các mạng di động 2G và 3G nhằm giảm chi phí vận hành cũng như tái sử dụng phổ tần số cho các công nghệ tiên tiến 4G và 5G.
 
bhkn-121.png
Thuê bao 2G và 3G chiếm 21% tổng số thuê bao toàn cầu trong năm 2022; dự kiến giảm xuống còn 8% năm 2027
 
Theo báo cáo mới nhất của Omdia phát hành vào tháng 01/2023 (2G and 3G Switch-off Regulations and Policies), tính đến cuối năm 2022 có 148 nhà mạng (MNO) tại 79 quốc gia công bố kế hoạch rút trạm 2G/3G, trong đó 90 MNO (tại 41 quốc gia) đã thực tế triển khai. Chỉ có 8/90 MNO dừng cung cấp cả hai hạ tầng 2G & 3G, phần lớn các nhà mạng vẫn đang thực hiện dần theo lộ trình để giảm thiểu rủi ro.
 
bhkn-122.png
 
Trong các khu vực như Châu Á, Châu Mỹ và Trung Đông, tắt mạng 2G trước là lựa chọn ưa thích; tuy nhiên ở Châu Âu nhiều MNO lại triển khai ngừng cung cấp mạng 3G trước do vẫn còn nhiều thiết bị M2M/IoT sử dụng hạ tầng 2G; Châu Phi cũng có xu hướng tương tự nhưng xuất phát từ nguyên nhân vẫn còn tỉ lệ cao điện thoại di động 2G (39%). Theo Omdia, 46 MNO đã tiến hành tắt mạng 2G trước, 41 MNO đã tắt mạng 3G trước và 3 MNO thực hiện đồng thời hoặc chỉ cách nhau một thời gian ngắn ~ trong vòng 1 năm. 
 
Bài học kinh nghiệm để có thể triển khai dỡ bỏ một công nghệ thành công
 
Từ các case study đã triển khai trên thế giới nhận thấy rằng hoạt động rút trạm 2G được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau giữa các nhà mạng, nhưng đều có những đặc điểm chung sau để đảm bảo được một kết quả tốt nhất: 

Thứ nhất, cần lập kế hoạch cẩn thận và có công bố chính thức, rõ ràng tới toàn bộ khách hàng, sử dụng tối đa các phương tiện/công cụ truyền thông trong đó đặc biệt lưu ý tới nhóm khách hàng người già khó tiếp cận (do không có nhu cầu nâng cấp điện thoại), và nhóm khách hàng sử dụng thiết bị M2M/IoT khó chuyển dịch (do tốn kém khi nâng cấp thiết bị). Có sự hợp tác của cơ quan nhà nước trong trường hợp này sẽ là lợi thế, điều này đảm bảo truyền tải rằng quá trình chuyển đổi là một “quy định pháp luật” chứ không phải là một hoạt động vì lợi ích riêng của nhà mạng.

Thứ hai, thời gian từ khi công bố kế hoạch đến khi triển khai rút trạm thực tế cần đủ dài để khách hàng có thể chuyển đổi dần, thời gian trung bình các quốc gia đang áp dụng hiện tại là 3 năm. Để giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh và nguy cơ “mất thuê bao” sau khi rút trạm, lý tưởng nhất là hoạt động gỡ bỏ một hạ tầng sẽ được triển khai đồng thời giữa các nhà mạng trong cùng một thị trường, để có điều này cần đến sự quan tâm và điều tiết của cơ quan Nhà nước.

Thứ ba, tỉ lệ thuê bao bị ảnh hưởng khi rút trạm chính thức đủ thấp (dưới 2%) và chất lượng dịch vụ thay thế đủ tốt (vùng phủ 4G tối thiểu 97%) để đảm bảo an toàn cho nhà mạng. Một lưu ý là các nhà mạng nên tái sử dụng tần số thấp (dưới 1GHz) cho 4G để đảm bảo chất lượng thoại Volte tương đương thoại 2G trước đây về độ phủ sóng (đặc biệt trong nhà hoặc các tòa cao tầng). 

Trợ giá thiết bị sẽ không phải là một yêu cầu bắt buộc, nhiều nhà mạng (có đặc điểm tương đồng Việt Nam) theo nghiên cứu không triển khai ưu đãi này để khuyến khích khách hàng chuyển dịch, thay vào đó họ sẽ cung cấp sản phẩm phù hợp và đa dạng tới khách hàng. Trợ giá sẽ dễ dàng triển khai hơn tại các thị trường nơi mà “sự cam kết” duy trì dịch vụ của khách hàng được đảm bảo. Trong trường hợp gần đến thời gian rút trạm chính thức mà khách hàng vẫn “không tự nguyện” chuyển dịch về thiết bị, phương án trợ giá/tặng miễn phí lúc này - khi tỉ lệ thiết bị 2G còn lại trên hệ thống còn ít - có thể được cân nhắc. Một số case study khác có thể đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi hạ tầng một cách hiệu quả được kể đến như: Ngừng nhập khẩu và kinh doanh thiết bị 2G trên thị trường; ngừng cung cấp dịch vụ cho thuê bao sử dụng thiết bị 2G kích hoạt mới vào mạng; giảm dần các ưu đãi về dịch vụ trên thiết bị 2G đang hoạt động; hay thu hồi và tái chế thiết bị 2G từ khách hàng để có thể cung cấp tới các thị trường còn nhu cầu cũng là cách làm có thể tạo thêm doanh thu cho nhà mạng.  

Viettel vừa trải qua một giai đoạn chuyển dịch công nghệ quan trọng – Rút trạm 3G trên phạm vi toàn quốc, do vậy việc tiếp tục “Ngừng kinh doanh hạ tầng 2G” vào tháng 9/2024 theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ là một thách thức lớn, cho đến thời điểm hiện tại cũng chỉ có 8 MNO trên thế giới “đủ mạnh” triển khai gỡ bỏ cả hai hạ tầng cơ bản này. 
Trên mạng Viettel vẫn còn nhiều khách hàng sử dụng hạ tầng 2G (7.9 triệu máy 2G và 0.6 triệu thiết bị M2M/IoT 2G chiếm tỉ trọng 16% thuê bao thực), do vậy thời gian chuyển dịch vẫn nên từ 3-4 năm theo kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, đồng nghĩa với việc rút trạm 2G nên chính thức hoàn tất vào năm 2027. Từ các case study về cách thức thực hiện của các MNO, Viettel sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan bộ ban ngành triển khai từng bước đảm bảo hoạt động dỡ bỏ công nghệ 2G hiệu quả và quyền lợi khách hàng cũng như nhà mạng được đảm bảo./.

Phê duyệt nội dung

Đại tá Đào Xuân Vũ
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn

Ban Biên tập

Lê Bá Tân
Triệu Thanh Bình
Trương Huyền Trang

Thông tin chi tiết liên hệ

Ban Kỹ thuật Tập đoàn
Email: Trangth9@viettel.com.vn