Kính gửi Sếp Nguyễn Minh Sơn – Như người cha, người chú trong gia đình

Nguyễn Thị Loan (Công ty Xi măng Cẩm Phả) đã đăng lúc 16:37 - 14.11.2022

Đã rất lâu rồi cháu mới lại viết thư. Cháu nhớ lần cuối cùng mình viết thư là năm cháu học lớp 12, bức thư ấy cháu viết cho bạn thân khi bạn ấy chuyển đến nơi khác sinh sống cùng gia đình.

Kính gửi Sếp Nguyễn Minh Sơn – Nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Cẩm Phả, người Thầy tôn kính!

Khi có cuộc thi Dear Sếp, cháu cũng như bao người khác trong Công ty có câu hỏi chung: “Viết cho ai đây? Viết như thế nào được nhỉ?”. Nghĩ như thế không phải là nghĩ viết sao cho hay, để lấy lòng và không mất lòng sếp mà thực sự là không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để bày tỏ tình cảm của mình một cách chân thật nhất. Vậy nên trước khi được nói về Sếp, cháu xin bắt đầu với cảm giác của mình.

fjqQFCXjiGjrhHReIVdXf7YL1WfOD1mk3uZRaF7h

Sếp là người đã truyền lửa cho bản thân cháu thêm tự tin để gặt hái nhiều thành tựu trong công việc và cuộc sống. Tuy hiện tại Sếp không còn công tác trong Công ty nữa nhưng cháu luôn biết ơn Sếp.

Cháu còn nhớ như in lần đầu tiên gặp và làm việc cùng Sếp là ngày đầu tiên vào công ty làm. Sếp gọi đi lên mỏ cùng mà con bé không biết đi mỏ làm gì, hóa ra đến nơi đã thấy các anh ngồi chờ Sếp để họp. Sếp bảo lấy quyển sổ viết biên bản họp cho chú. Run rẩy vài giây sau đó tai dỏng lên nghe, tay ngoáy liên tục cho kịp mỗi lời phát biểu của ai đó. Cuối buổi họp 3 trang giấy toàn chữ là chữ Sếp chỉ ân cần lại hỏi: “Cháu viết có kịp không?”. Dù câu hỏi có bình thường nhưng với cháu đó là những lời hướng dẫn ân cần, sâu sắc của Sếp giống như người cha người chú của mình.

Chú không phải là người Sếp hay trách phạt nhân viên làm ảnh hưởng tâm lý nhân viên. Mỗi một lỗi, mỗi lần làm sai, mỗi khi không đảm bảo tiến độ, Sếp luôn kiềm chế sự tức giận, sự thất vọng để bình tâm ngồi lại, Sếp hỏi thật kỹ, thật chi tiết, thật cụ thể những vướng mắc, lý do mà nhân viên của mình không thể hoàn thành nhiệm vụ. Chú tháo gỡ, chú lăn xả, thậm chí tự tay vừa làm, vừa hướng dẫn cách thực hiện để mọi người thực sự hiểu và nắm được cách thức giải quyết công việc.

Hoàn thành công việc mới là thời điểm để Sếp kiểm điểm lại nhân viên, là thời gian chú phân tích, giảng giải lỗi mà nhân viên của mình mắc phải, cách chú làm không phải khiến nhân viên cảm thấy tội lỗi, tự ti mà lại thấy được trách nhiệm với cái sai của mình và tìm hướng giải quyết.

Phải nói Sếp đúng là một thuyền trưởng đã chỉ huy con tàu với nhiều thuyền viên vượt qua ngàn cơn sóng lớn trong mọi hoàn cảnh.

Cám ơn Sếp rất nhiều, người Thầy, người chú tôn kính!

  • 2028
  • 6
  • 3
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua