Dear Sếp và 'mẫu số chung' của những CBQL tại Viettel

Tuấn Kiệt (Ban Truyền thông) đã đăng lúc 14:33 - 13.01.2023

Trực tiếp nghiên cứu, nghiềm ngẫm gần 180 bài viết của Dear Sếp, giám khảo của cuộc thi đều thấy được những điểm rất chung của người lãnh đạo tại Viettel.

Những người sếp ở Viettel...

Là một trong bốn vị giám khảo của cuộc thi Dear Sếp, với góc nhìn từ bên ngoài, Chuyên gia ấn phẩm - Nguyên Giám đốc Nhà Xuất bản Trẻ KV phía Bắc Hoàng Anh chia sẻ: "Đọc các bài viết của cuộc thi, cảm nhận đầu tiên của tôi là sếp ở Viettel có những điểm khá giống nhau, có thể họ được lựa chọn làm quản lý vì có những phẩm chất ấy. Mẫu số chung của họ là rất quan tâm đến từng con người, đến cuộc sống, sức khỏe, tình cảm của từng nhân viên".

"Chỉ ở trong nhà với nhau, người ta mới quan tâm nhau như thế", chị Hoàng Anh nêu quan điểm.

giamkhaoDS
Giám khảo Hoàng Anh cảm nhận người sếp Viettel luôn rất quan tâm đến nhân viên như những người thân trong gia đình.

Bên cạnh đó, chị Hoàng Anh tin rằng những CBQL Viettel được khắc họa trong cuộc thi đều rất sắc sảo, có những nguyên tắc chung và đặc biệt rất quyết tâm. Chính sự quyết tâm ấy đã truyền cảm hứng tới nhân viên, giúp không chỉ sếp mà nhân viên đều làm việc, cống hiến hết mình.

Chia sẻ quan điểm với giám khảo Hoàng Anh là đồng chí Nguyễn Hà Thành, Trưởng Ban Truyền thông Tập đoàn. Trực tiếp chấm giải, đồng chí Trưởng Ban Truyền thông cảm nhận rõ nhất tinh thần hy sinh, đặt bản thân ở sau cùng của người sếp Viettel.

"Những bài viết có thể nói về lãnh đạo cao nhất Tập đoàn, những lãnh đạo đã đi qua Tập đoàn hay người lãnh đạo ở bất kỳ đơn vị nào, cấp bậc nào. Họ có nhiều điểm khác nhưng có những điểm rất giống nhau. Đó là tinh thần nhiệt huyết, đưa công việc lên hàng đầu, rồi đến quan tâm, thấu hiểu anh em, rồi mới đến cá nhân mình", Trưởng Ban Truyền thông Tập đoàn nhận định.

Cảm nhận đặc biệt về Dear Sếp

Bên cạnh những hình dung về người sếp tại Viettel, các giám khảo đều có những cảm nhận riêng khi nghiên cứu các bài dự thi.

Với đồng chí Nguyễn Hà Thành, sự sáng tạo của CBNV là điểm đặc biệt của Dear Sếp. Sự sáng tạo không chỉ ở cách thể hiện (text, video, thơ, ảnh...) mà còn ở cách dùng cảm xúc để dẫn dắt vào câu chuyện.

image0-2
Giám khảo Nguyễn Hà Thành: "Người Viettel rất sáng tạo trong cách thể hiện cảm xúc".

"Người Viettel có thể bày tỏ tình cảm một cách trực diện, nhưng cũng có thể thông qua lời trách cứ - tuy trách nhưng rất đáng yêu. Đâu đó có thể là những giọt nước mắt. Rồi cả sự ngỡ ngàng như trong tác phẩm "Tôi đã bị anh lừa như thế"".

Với giám khảo Hoàng Anh, các bài viết của Dear Sếp đã mang cho chị sự bất ngờ.

"Khi bắt tay vào đọc, tôi nghĩ mình sẽ phải "cố gắng". Vì người Việt Nam vốn không quen thể hiện cảm xúc, khi thể hiện thì không quá rành mạch, e là các bài viết sẽ như báo cáo cuối năm".

"Tuy nhiên, đọc rồi mới thấy bài thi của người Viettel đều rất giàu cảm xúc, trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của tôi. Có lẽ điều đó đến từ tình cảm thực, với những người sếp đầy trân quý nên tạo cho tôi sự đồng cảm. Người Viettel đã khắc họa rất sinh động, chi tiết người sếp của mình - đây là điểm bất ngờ và đặc biệt của cuộc thi", chị Hoàng Anh chia sẻ.

Cuộc thi Dear Sếp diễn ra từ 26/9 - 30/11/2022, nhận về 176 bài viết từ người Viettel. Sau ngày 30/11, Hội đồng Giám khảo (gồm PTGĐ Tập đoàn Đỗ Minh Phương, Chủ nhiệm Chính trị Tập đoàn Dương Văn Toàn, Trưởng Ban Truyền thông Tập đoàn Nguyễn Hà Thành, Nguyên Giám đốc Nhà Xuất bản trẻ KV phía Bắc Hoàng Anh) đã đánh giá, chấm điểm và xác định được những bài viết hay nhất.

Kính mời đồng chí xem kết quả cuộc thi Dear Sếp TẠI ĐÂY.

  • 713
  • 4

Lộ diện 10 bài viết được yêu thích nhất của Dear Sếp

  • 1147

Viettel Discovery số 01: Người Viettel cần chính xác nhất và may mắn nhất

  • 6893
  • 751

Trại hè Quân đội: Tăng gấp đôi số đợt vì lượng đăng ký kỷ lục

  • 943
  • 1

Huy hiệu đặc biệt mừng 35 năm ngày truyền thống Tập đoàn trên đường đến với CBNV

  • 4553
  • 9

Vòng 3 cuộc thi tìm hiểu ATVSLĐ và giải thưởng hấp dẫn chờ người Viettel

  • 2181
  • 20
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua