GenZ Viettel và khát vọng đưa Việt Nam tiến ra thế giới

Tuấn Kiệt (Ban Truyền thông) đã đăng lúc 17:33 - 25.01.2023

Với người trẻ Viettel, ước mơ là được đưa Việt Nam tiến ra thế giới, và được chắp cánh để biến ước mơ thành sự thật.

Vừa ra trường đã làm việc lớn

20h00 tại Ban Dự án Cloud, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks), chàng kỹ sư giải pháp Phạm Minh Tú vẫn đang say sưa tính toán, căn chỉnh từng tham số, câu lệnh. Mới ra trường năm 2021, lại sẵn đam mê với điện toán đám mây từ trên giảng đường, Tú như “bắt được vàng” khi được giao nhiệm vụ tích hợp, thiết kế giao diện cho hệ sinh thái Viettel Cloud. Đây là hệ sinh thái điện toán đám mây hoàn chỉnh, tích hợp nhiều dịch vụ, sản phẩm của Viettel, từ viễn thông, lưu dữ liệu, an ninh mạng,… Mô hình độc đáo chưa có trên thế giới, Tú và anh em phải nghiên cứu giải pháp tích hợp tất cả sản phẩm, dịch vụ ấy vào một giao diện duy nhất, đảm bảo khách hàng có thể trải nghiệm toàn bộ Viettel Cloud một cách thuận tiện.

Anh 1-2

Ở một dự án khác, Lê Hoàng miệt mài nghiên cứu, tạo mô phỏng luồng lưu thông đồng tiền số tại Việt Nam. Chàng trai mới ra trường cùng nhóm nghiên cứu phải tìm cách “may đo” cho “mạch máu của kinh tế số” cho thị trường Việt Nam. Lĩnh vực rất mới trên thế giới, số lượng quốc gia triển khai đếm trên đầu ngón tay dù nó sẽ là phương thức thanh toán của tương lai. Số ít quốc gia ấy lại có cơ chế, chính sách về tiền rất khác Việt Nam, phương án ứng dụng các mô hình của quốc tế cũng trở nên không phù hợp với thực tế.

Chàng kỹ sư 23 tuổi vốn quen với các đoạn code nay trở thành “chuyên gia” về tiền tệ, kinh tế thị trường và các cơ chế, chính sách vĩ mô về tiền tệ.

GenZ – thế hệ không ngủ

Trước nhiệm vụ hoàn toàn mới, xuất phát điểm từ số 0, cả Tú và Hoàng có chung một lời giải: “Sống chết cũng phải làm đến cùng sản phẩm của mình”. Không chỉ nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ các mô hình trên thế giới rồi chắt lọc những chi tiết cốt lõi, nền tảng chung, Hoàng cần tìm hiểu tất cả cơ chế, chính sách trong nước, tìm  ra mô hình lưu thông tiền ảo của Việt Nam.

Cách làm này đòi hỏi Hoàng phải dồn toàn lực vào đọc, phân tích tài liệu. Ban ngày, chàng kỹ sư 9x dành ra 10 tiếng trên cơ quan nghiên cứu, thảo luận với các “đàn anh” trong đơn vị về tiền số. Rời cơ quan về nhà, Hoàng lại lao vào các tài liệu.

Có những lúc Hoàng cùng team mãi chưa thể ra được lời giải dù đã tích lũy rất nhiều kiến thức. Mỗi lần “trúc trắc” ấy, Hoàng lại rút ra bài học và càng quyết tâm hơn để mô hình tiền ảo của mình ngày một hoàn thiện.

Anh 2-1

Còn với Minh Tú, bí kíp của chàng kỹ sư cloud này là tìm hiểu thật kỹ đặc tính của từng dịch vụ, liên tục giao tiếp với các đồng nghiệp ở đơn vị khác để tìm những điểm chung nhất làm cơ sở cho thiết kế của mình. Tú cũng liên tục tìm hiểu thị trường hay dịch vụ của đối thủ. Và đó còn chưa phải giai đoạn xây dựng giao diện.

“Em phân bổ thời gian trong ngày để nghiên cứu, tương tác với các bên. Còn tan làm, em mới bắt tay vào lập trình”, Tú nhớ lại. Việc “code” ấy của Tú cũng chỉ tạm dừng vào sáng hôm sau.

Bởi vậy, Tú được xem là “thánh OT (over-time)” của Ban dự án Cloud, dành cả bữa trưa lẫn bữa tối tại cơ quan. “Thách thức nhất có lẽ là liên tục làm việc với các bên. Vừa tìm hiểu họ, cũng vừa thuyết phục họ tin tưởng mình. Và cũng có những mô-đun em phải thiết kế đi thiết kế lại rất nhiều lần”, Tú chia sẻ.

Ước mơ của genZ Viettel

Dù miệt mài làm việc, nhưng khi kể câu chuyện của mình, Tú, Hoàng vẫn lộ rõ sự phấn khích, sôi nổi khi kể về từng giai đoạn trong quá trình triển khai của mình. Không khó nhận thấy nguồn năng lượng bất tận từ những chàng trai trai mới lớn chỉ ngủ cỡ 3 tiếng mỗi ngày.

Và khát vọng của họ đã cho “quả ngọt”. Mô hình của Hoàng và nhóm nghiên cứu đã được bảo vệ trước Hội đồng xét duyệt Tập đoàn – tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn. Hệ sinh thái Viettel Cloud cũng đã chính thức được kinh doanh từ tháng 10/2022.

Anh 3

Những dự án như Hoàng, Tú đang làm việc thể hiện vị thế tiên phong, chủ lực của Viettel trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Nếu đồng tiền số sẽ trở thành tất yếu, là nền tảng của thanh toán không tiền mặt thì với Viettel Cloud, dữ liệu của người Việt Nam có thể lưu trữ, bảo vệ, quản lý bởi người Việt Nam thay vì 80% dựa vào nước ngoài. Đó cũng chính là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất của những chàng trai trẻ mang khát vọng đưa Việt Nam đến với thế giới.

“Mong muốn lớn nhất của em là góp sức để dữ  liệu của người Việt Nam được lưu trữ tại tại Việt Nam, một cách an toàn, thuận tiện nhất”, Tú tiết lộ.

Với Hoàng, kỹ sư trẻ đã luôn hình dung đến ngày người Việt Nam không cần dùng tiền mặt. Nghĩ đến điều ấy, Hoàng càng muốn theo đuổi công việc của mình ở Viettel.

Chủ tịch Tào Đức Thắng: 'Thành công của Viettel không thể trọn vẹn nếu thiếu sự...

Chào 2023, Viettel đã sẵn sàng

Tết của người Viettel ở nơi cách Việt Nam nửa vòng trái đất

'Chúc mừng năm mới' theo cách của các nước Viettel đầu tư

Người giữ ‘lửa’ và số điểm tuyệt đối tại Công trình Viettel Sóc Trăng

  • 1

Người Viettel dùng mồ hôi tự làm mát ở nơi nóng nhất cả nước

Những người Viettel vượt qua nỗi sợ trước ‘băng tần vàng’

  • 1

Những nơi không điện, không nước, chỉ có sóng Metfone

CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua