[M3-75] Áp dụng tự động hóa và tính linh hoạt vào trong quản trị doanh nghiệp

Cao Hảo (Công ty Thông tin M3) đã đăng lúc 08:53 - 22.10.2021

Mỗi cuộc Cách mạng công nghiệp đều mang đến sự thay đổi trong phương thức sản xuất và từ đó dẫn đến sự thay đổi trong mô hình quản trị. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng không ngoại lệ. Cùng với sự bùng nổ của các công nghệ cao, sự phát triển của các doanh nghiệp giờ đây phụ thuộc nhiều vào phương thức quản trị tiên tiến dựa trên tri thức, còn gọi là “quản trị tri thức”.

Mô hình nhà máy thông minh (smart factory) đang là sự hướng đến của các công ty, doanh nghiệp lớn ở Việt Nam. Với nhà máy thông minh, 2 yêu cầu cần phải có là: tự động hóa và linh hoạt trong sản xuất (automation and flexibility in manufacturing). Thông thường, các nhà quản lý thường áp dụng các mô hình quản trị vào trong sản xuất. Trong bài viết này, tôi thử làm điều ngược lại, đưa các mô hình tiên tiến trong sản xuất vào quản trị, nghĩa là đề xuất các mô hình quản trị tự động hóa và linh hoạt để mọi người cùng thảo luận và xây dựng.

Mô hình quản trị tự động hóa: là mô hình xử lý công việc được làm một cách tự động theo các bước trong một quy trình đã được thiết lập từ trước tương ứng với công việc đó. Thay vì việc xử lý các khâu đó là con người như trước thì bây giờ, máy tính, máy in, scanner và các thiết bị cảm biến thông minh sẽ giúp chúng ta làm việc đó. Việc tự động hóa các quy trình sẽ giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm nhân công xử lý công việc.

Mô hình quản trị linh hoạt: Cũng giống như trong sản xuất có hai loại dây chuyền là dây chuyền sản xuất linh hoạt (flexible manufacturing) và dây chuyền sản xuất có khả năng thay đổi cấu hình (reconfigurable manufacturing). Dây chuyền linh hoạt là dây chuyền đa năng có thể sản xuất được nhiều sản phẩm. Dây chuyền có khả năng thay đổi cấu hình là dây chuyền khi có nhu cầu thay đổi sản phẩm cần sản xuất có thể điều chỉnh lại 1 số cụm máy và các thông số kỹ thuật để đáp ứng được nhu cầu đó.

Tu-do-ng-ho-a-trong-qua-n-tri-8717-1348-1585077077

Tương tự như vậy, trong quản trị doanh nghiệp có thể xây dựng mô hình quản trị nhiều cấu hình và mô hình quản trị linh hoạt.

Đối với mô hình quản trị nhiều cấu hình có thể là mô hình ưu tiên kinh doanh (áp dụng khi cần tìm kiếm khách hàng), mô hình ưu tiên sản xuất (áp dụng khi có nhiều đơn hàng), hay mô hình quản trị riêng cho từng phòng ban, đơn vị phụ thuộc vào đặc thù riêng của đơn vị. Đối với mô hình quản trị linh hoạt là mô hình dựa trên sự phân tích cơ sở của công ty mà đưa ra phương thức quản lý thích hợp. Ví dụ, có thể linh hoạt lựa chọn thời gian để tổ chức các sự kiện thường niên của công ty như khám sức khỏe, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, các buổi đào tạo nhân viên. Nếu phong trào sáng kiến, ý tưởng có dấu hiệu giảm phải có hình thức phát động, khuyến khích kịp thời. Khi sản xuất gặp nhiều lỗi, phải tăng cường giám sát sản xuất và kiểm tra vật tư đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra.

Một thực tế đáng buồn là tuy thế giới đã phát triển mô hình kinh tế tiên tiến dựa trên công nghệ và tri thức, ở Việt Nam vẫn tồn tại mô hình kinh tế lạc hậu dựa trên lao động phổ thông giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đã đến lúc phải đổi mới để cùng nhau xây dựng mô hình kinh tế mới và quản trị mới phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Có như vậy, các doanh nghiệp của Việt nam mới tạo ra được những sản phẩm giá trị cao và phát triển được cùng xã hội./.

Từ DC của Viettel và câu chuyện đón đầu xu thế toàn cầu về phát triển bền vững

Cơ hội rộng mở giữa Viettel và doanh nghiệp công nghệ Israel

VTNet - đơn vị đầu tiên nhận ISO mới nhất về an toàn thông tin

Viettel dự kiến đầu tư tuyến cáp tới digital hub lớn nhất châu Á

CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua