Giải pháp eKYC định nghĩa lại cách xác minh danh tính

My Lê (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 07:04 - 21.08.2024

Kể từ sau quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, “định danh điện tử eKYC” đã không còn xa lạ với phần lớn người dùng Việt.

Hiểu một cách đơn giản, giải pháp này cho phép ngân hàng xác minh  danh tính điện tử, nhận diện khách hàng bằng công nghệ AI dựa vào thông tin sinh trắc học, giấy tờ tùy thân... eKYC (electronic Know Your Customer) là số hoá quá trình xác minh danh tính, kiểm tra các thông tin cá nhân của khách hàng; từ đó quản lý, hỗ trợ người dùng tốt hơn và ngăn ngừa các rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Toàn bộ quy trình được diễn ra 100% trên môi trường số và tự động hóa. Nhờ đó, người dùng hoàn toàn nắm quyền chủ động,  không còn bị giới hạn về thời gian, địa điểm làm việc của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

Giải pháp định danh “không chạm" – từ bức thiết nội tại

Thuật ngữ eKYC đã xuất hiện từ những năm 2015, nhưng đến năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tạo nên một cú hích đẩy nhanh tốc độ ứng dụng các giải pháp công nghệ số trong toàn xã hội. Thời điểm đó, Tập đoàn Viettel, cụ thể là Tổng công ty Viễn thông Viettel - VTT (Viettel Telecom) đang phục vụ hơn 70 triệu khách hàng viễn thông. Mỗi tháng, VTT cần định danh khoảng 3,3 triệu hồ sơ, tương ứng 10 triệu lần quét, đòi hỏi rất cao về tốc độ xử lý cũng như tính chính xác.

Ban đầu sử dụng giải pháp sẵn có trên thị trường, eKYC đã chứng minh được tính ưu việt nhờ tốc độ xử lý khoảng 1,2 giây/lần quét, đảm bảo tính chính xác tới 98%. eKYC đã giúp Viettel Telecom tiết kiệm khoảng 40 tỷ đồng/năm, cùng với ích lợi loại bỏ các sai sót do con người khi nhập máy.

z5751316310104_79f5df732c7a3d5a95e4af5cdb91ffd5
Đi đầu về công nghệ, Viettel đã nỗ lực ứng dụng giải pháp eKYC từ sớm. 

Cũng trong năm 2020, 95% trải nghiệm của khách hàng sử dụng dịch vụ của ứng dụng tài chính số Viettel Money (khi đó là Viettel Pay) diễn ra trên môi trường số. Viettel Money triển khai thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt (faceID), ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI trong nhận diện xử lý hình ảnh vào nghiệp vụ định danh khách hàng eKYC được áp dụng. 

Ở mô hình Insurtech (Công nghệ bảo hiểm) của Cộng đồng Sức khỏe ViettelPay, người tham gia sẽ có cho mình trải nghiệm bảo hiểm toàn bộ thông qua smartphone: Đăng kí tham gia trên ứng dụng miễn phí và nhanh chóng với công nghệ eKYC, kiểm tra thông tin giấy chứng nhận bảo hiểm, số thành viên tham gia, đóng phí hoặc nhận chi trả bảo hiểm thông qua app…

Năm 2022, Giải pháp Chứng thực Hợp đồng điện tử Viettel (vContract) ra đời - nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, vận hành không giấy tờ, ký kết mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm lên đến 90% chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ và thời gian ký kết hợp đồng. vContract là giải pháp duy nhất ứng dụng công nghệ eKYC (kết hợp Video Call) để định danh 100% người dùng trên hệ thống (khi lần đầu tiên đăng nhập), có kết nối với dữ liệu định danh viễn thông lớn nhất Việt Nam, nhằm tăng độ chính xác của phương pháp định danh.

Không chỉ trong ngành viễn thông, tài chính, giải pháp định danh điện tử eKYC dần được nhiều tổ chức/doanh nghiệp tin dùng, ứng dụng và phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác như y tế, dịch vụ công, du lịch, chính phủ điện tử… Công dân có thể truy cập vào hệ thống bảo hiểm sức khỏe, kê khai y tế hoặc sử dụng các dịch vụ công như đóng thuế, bầu cử.

Tuỳ chỉnh để dễ dàng phổ cập

Song song với đẩy mạnh ứng dụng eKYC vào sản phẩm của mình nâng cao trải nghiệm cho các khách hàng cá nhân khi sử dụng các dịch vụ Viettel, nhận thấy sự cần thiết của thị trường, đầu năm 2020, lãnh đạo Viettel giao nhiệm vụ cho Trung tâm dịch vụ dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (Viettel AI) nghiên cứu đóng gói eKYC thành một giải pháp độc lập, mở rộng đối tượng từ nội bộ ra bên ngoài.

ekyc_2.width-800

Đến tháng 8/2020, sản phẩm eKYC thuộc nền tảng trí tuệ nhân tạo mở - Viettel AI Platform chính thức ra mắt thị trường. eKYC không chỉ có lợi thế về ngôn ngữ tại thị trường nội địa, sự khác biệt còn nằm ở khả năng tùy chỉnh cho mỗi khách hàng mới. Như vậy, giải pháp có thể tích hợp vào hệ thống vận hành cũ của doanh nghiệp mà không cần phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống.

Đây là điểm chung của các sản phẩm dịch vụ công nghệ “made by Viettel”.

Sau 4 năm phát triển, công nghệ lõi sử dụng trong Viettel eKYC càng ngày càng cải tiến theo thời gian, hội tụ được các ưu điểm vượt trội như: Công nghệ nhận diện ký tự với độ chính xác trên 99%, hỗ trợ đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân; Thời gian xử lý nhanh đạt 0.6 - 0.8 giây/ảnh khuôn mặt; Nhận diện ký tự quang học OCR đạt  gần 1 giây/ảnh… Khả năng nhận diện khuôn mặt theo góc nghiêng của Viettel AI lọt vào top 4 bảng xếp hạng giải pháp, theo đánh giá của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST). Các khả năng nhận diện khác như ảnh chụp không chính diện, độ phân giải thấp, ánh sáng kém, công nghệ của Viettel AI đạt top 10 thế giới.

Ngoài ra, nhờ kết hợp công nghệ kiểm tra thực thể sống và công nghệ đối sánh khuôn mặt, Viettel eKYC còn tự động kiểm tra, phát hiện các trường hợp gian lận bằng các hình thức từ 2D (đeo mặt nạ, chụp khuôn mặt gián tiếp qua màn hình, khuôn mặt in trên giấy, thẻ) cho đến ngăn chặn các trường hợp mạo danh tinh hơn dưới dạng 3D (video deepfake, mặt nạ silicon, khuôn mặt tái tạo bằng máy scan chuyên dụng…). Hiện hầu hết các giải pháp eKYC hiện có trên thị trường mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện các trường hợp gian lận bằng hình thức 2D.

Công nghệ chống giả mạo sinh trắc học khuôn mặt Viettel eKYC đạt chứng chỉ ISO 30107-3:2023 cấp độ 2 (cấp độ cao nhất hiện tại) với tỷ lệ sai số 0% được cấp bởi Tayllorcox, tương đương với giải pháp từ các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới Microsoft, Amazone, NEC, SenseTime… 

Mới nhất, Viettel eKYC được vinh danh tại giải Giải thưởng công nghệ thông tin lớn nhất thế giới – IT World Awards 2024 do Network Product Guide (Silicon Valley, Mỹ) tổ chức, với giải Vàng ở hạng mục Giải pháp CNTT cho dịch vụ tài chính.

Theo đại diện của Viettel AI, nói về tiềm năng của Viettel eKYC: “Sắp tới thôi, chúng ta có thể nhìn thấy các kiot phục vụ cho người dân ở các bệnh viện chẳng hạn, việc xác minh định danh điện tử có thể thực hiện ngay tại đó. Công việc của Viettel là đem những công nghệ tốt nhất đến tích hợp vào sản phẩm của chính Viettel hoặc các đối tác để phục vụ cho người dân, cho xã hội”.

  • 2

Thêm một ngân hàng thuộc Big4 Việt Nam tin tưởng công nghệ Viettel

  • 104

Chuỗi sự kiện hoành tráng đánh dấu 20 năm Viettel kinh doanh di động

  • 528

Ý tưởng giúp đỡ người yếu thế của Lumitel là ‘Best of Innovative-me 2024’

  • 12862
  • 1148

VTPost đẩy mạnh công nghệ, sẵn sàng cho thị trường logistics khốc liệt

  • 105

Giải pháp eKYC định nghĩa lại cách xác minh danh tính

  • 2

Viettel triển khai thành công mạng 5G độc lập đầu tiên tại Việt Nam

  • 859

Chuyển đổi 2G lên 4G và những bài học cho Viettel

  • 644

CBNV Viettel tiếp sức giúp Viettel Money 'so tài' các ông lớn

  • 2775
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua