'Không có đối thủ, chỉ có đối tác' - Bí quyết thành công của Viettel Điện Biên

Thanh Duyên (TCT Giải pháp Doanh nghiệp Viettel) đã đăng lúc 09:24 - 26.03.2024

Là tỉnh miền núi phía Bắc, không có nhiều thuận lợi về lĩnh vực phát triển khách hàng doanh nghiệp, nhưng Viettel Điện Biên lại là một trong những tỉnh có sự phát triển vượt bậc năm 2023.

Anh Phạm Ngọc Quý, PGĐ Giải pháp CNTT của Viettel Điện Biên đã có những chia sẻ về cách làm mới giúp đơn vị có kết quả vượt bậc.

- Anh đánh giá như thế nào về tiềm năng, thế mạnh và hạn chế của tỉnh mình với mảng Giải pháp và CNTT tại Điện Biên?

Thời gian vừa qua Viettel Điện Biên đã xúc tiến và triển khai thành công nhiều dự án lớn về tỉnh như IOC, SOC, Cơ sở dữ liệu dùng chung, dự án chuyển đổi số cho cơ quan khối Đảng ủy... Đây là các dự lớn giai đoạn 2020-2025 đòi hỏi đơn vị cung cấp phải có năng lực thật sự tốt về công nghệ cũng như trình độ chuyên môn.

Với việc triển khai thành công các dự án này, Viettel được UBND tỉnh cũng như các sở ngành rất tin tưởng và đánh giá cao. Hiện tại, với vị thế là đơn vị lớn, có uy tín, được tỉnh cũng như các sở ngành tin tưởng, tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều cơ hội cho Viettel trong mảng giải pháp và CNTT trong giai đoạn tới.

- Là tỉnh thuộc miền núi nhưng con số doanh thu, tăng trưởng các năm rất đều. Vậy cách làm của Viettel Điện Biên là gì?

Từ năm 2020, khi mảng giải pháp doanh nghiệp của Viettel Điện Biên gần như chưa có gì, tỉnh và các sở ngành chưa có nhiều niềm tin vào Viettel Điện Biên. Khi đó, chúng tôi xác định với vị thế và thương hiệu của Viettel cùng với năng lực của một Tập đoàn công nghệ hàng đầu, hoàn toàn có thể làm tốt hơn nữa tại địa bàn tỉnh Điện Biên. Chúng tôi làm khác đi về cách tiếp cận khách hàng, chuẩn bị các dự án CNTT mang tính dài hơi hơn, bài bản hơn. Do vậy, bước đầu chúng tôi xây dựng cách làm cụ thể như xin tài trợ phần tư vấn cho đề án Chuyển đổi số (CĐS) trong giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, bởi xác định đây là cơ hội lớn để thể hiện năng lực, uy tín cũng như vị thế của Viettel trong lĩnh vực chính quyền điện tử.

Mặt khác, sau khi đề án CĐS được phê duyệt, Viettel Điện Biên tiếp tục xin lãnh đạo tỉnh cho phép thử nghiệm hệ thống IOC để lãnh đạo tỉnh đánh giá trước khi ra quyết định đầu tư. Việc thí điểm hệ thống IOC trong gần một năm đã mang những giải pháp tiên tiến nhất giúp tỉnh giải quyết được một số vấn đề nóng và mang lại giá trị cho người dân, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh có cái nhìn trực quan hơn trước khi ra quyết định đầu tư.

Đặc biệt, với quan điểm “Không có đối thủ, chỉ có đối tác tại Điện Biên”, chúng tôi hợp tác, liên danh với các doanh nghiệp tại địa phương, sử dụng điểm mạnh và năng lực của các bên để bổ trợ và cùng tham gia các dự án của tỉnh.

Với các bước tiếp cận như trên trong năm 2021, 2022, 2023, Viettel liên tục được tham gia triển khai các hệ thống lớn nhất về giải pháp CNTT của tỉnh như: IOC, SOC, Cơ sở dữ liệu, CĐS cho các cơ quan khối Đảng, các dự án của ngành giáo dục, y tế. Đến hết năm 2023 doanh thu mảng kinh doanh giải pháp của Viettel Điện Biên gấp gần 10 lần so với năm 2020.

Chúng tôi cho rằng Viettel Điện Biên đã đi đúng hướng và xác định đây sẽ là cách làm xuyên suốt trong giai đoạn tiếp theo.

- Anh có thể chia sẻ vai trò của PGĐ Giải pháp CNTT, Giám đốc Chi nhánh cũng như các bộ phận liên quan như thế nào trong triển khai công việc?

Với vai trò là người dẫn dắt, định hướng và xác định chiến lược, cách làm nên việc phối hợp giữa Giám đốc chi nhánh và PGĐ Giải pháp CNTT tại tỉnh rất quan trọng, cần có sự đồng thuận trong quan điểm cũng như cách làm. Các vấn đề trước khi quyết định phải được thông qua trước trong BGĐ và khi đã quyết định thì cả bộ máy phải “nhảy vào làm” từ nhân sự kinh doanh AM, tài chính, mua sắm… Tất cả phải cùng một mục tiêu.

Việc điều hành tại tỉnh cũng như với các AM tuyến dưới, cách làm của Viettel Điện Biên trong công tác điều hành là phân quyền cũng như nhiệm vụ. Các dự án cấp tỉnh có Giám đốc và PGĐ Giải pháp CNTT là AM trực tiếp xúc tiến. Các dự án cấp huyện do BGĐ sẽ tiếp cận bước đầu, xây dựng luồng phối hợp giữa Viettel và chủ đầu tư, sau đó bàn giao cho AM bám nắm. Hàng ngày/tuần/tháng, chúng tôi tổ chức họp điều hành.

Với cách làm trên, Viettel Điện Biên có thể tập trung nguồn lực cho các dự án lớn của tỉnh, đồng thời vẫn nắm được được diễn biến thị trường tại huyện và chủ động có được các dự án nhỏ. Sự đồng thuận cao trong BGĐ, thống nhất trong cách làm xuyên suốt đã mang lại hiệu quả cao trong công việc vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành mục tiêu.  

- Việc duy trì các mối quan hệ tại cơ quan, doanh nghiệp tỉnh được Viettel Điện Biên thực hiện như thế nào?

Đây là nhiệm vụ quan trọng luôn được BGĐ Viettel Điện Biên quan tâm hàng đầu. Viettel Điện Biên tham gia hội Doanh nghiệp tại Điện Biên và hiện là Ủy viên BCH Hiệp hội doanh nghiệp, chúng tôi thường xuyên đóng góp tích cực vào các hoạt động của Hiệp hội.

Đối với chính quyền, Viettel luôn đồng hành trên mọi mặt từ an sinh xã hội đến hỗ trợ tháo gỡ các vấn đề khó khăn của các Sở, ngành. Bên cạnh đó, xác định nguồn lực có hạn nên việc xây dựng mối quan hệ cũng có tính tập trung cao vào các đối tượng khách hàng tiềm năng, có nhiều cơ hội cho chi nhánh, tránh đầu tư nguồn lực dàn trải. Chúng tôi luôn có sự đánh giá tính toán hợp lý trong việc đầu tư xây dựng các mối quan hệ tại địa phương.

- Các khó khăn mà Viettel Điện Biên gặp phải và cách để vượt qua là gì?

Có lẽ khó khăn lớn nhất của Viettel Điện Biên là các doanh nghiệp tại địa phương. Các nhà cung cấp này có các mối quan hệ đặc biệt là lợi thế lớn khi tham gia các dự án tại tỉnh, có giai đoạn Viettel Điện Biên gần như phải đứng ngoài, không có cơ hội tham gia các dự án khối chính quyền.

Đứng trước khó khăn đó, chúng tôi đã phân tích và đánh giá tìm ra bản chất của vấn đề. Khi xác định giá trị cạnh tranh, cốt lõi của Viettel là thương hiệu của một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, là doanh nghiệp đủ uy tín để giúp tỉnh giải các bài toán khó.

Do vậy, Viettel Điện Biên xác định cách làm trong thời gian vừa qua là tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp địa phương trên quan điểm hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau góp sức xây giúp cho tỉnh chuyển đổi số thành công. Chiến lược “Không có đối thủ, chỉ có đối tác tại Điện Biên” đã giúp chúng tôi vượt qua khó khăn và trở thành cái tên được lãnh đạo UBND tỉnh và các Sở, ngành, các huyện tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ khó và mới, góp sức vào công cuộc chuyển đổi số của tỉnh nhà.

Mọi khó khăn đều có phương án để giải quyết, quan trọng là phải tìm ra KEY của vấn đề.

- Điều quan trọng và khác biệt nhất để góp phần giúp Viettel Điện Biên gặt hái được thành tựu trên theo anh là gì? 

Kinh doanh giải pháp có đặc thù là lĩnh vực mới, đặc biệt với các tỉnh miền núi. Muốn bán được hàng cần phải tạo dựng được uy tín và thương hiệu. Khó khăn đó lại chính là lợi thế khi chúng ta đang có một thương hiệu Viettel giá trị nhất Việt Nam. Đây chính là điểm tựa lớn nhất giúp chúng ta có vị thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác. Mỗi địa bàn và thị trường sẽ có đặc thù khác nhau, với vai trò tiên phong, chủ lực, chúng ta cần chủ động và linh hoạt tìm kiếm các cơ hội.

Đặc biệt làm gì anh em chúng tôi cũng luôn nhớ “Không có đối thủ, chỉ có đối tác tại Điện Biên”.

- Xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi.

Yên Bái trở thành hình mẫu chuyển đổi số nhờ Viettel

  • 1

VTS mang sản phẩm IOC thâm nhập thị trường Dubai và Qatar

  • 2

VTS hợp tác với Palo Alto trong ngày khai mạc MWC

'Ở Viettel, mỗi người là một hạt nhân chuyển đổi số'

100% sản phẩm dự thi của VTS đạt giải Thành phố Thông minh Việt Nam

Viettel Store phát triển bán hàng qua Tiktok

  • 1

Viettel đưa công nghệ số đến vùng đất lịch sử Điện Biên

Viettel Money hợp tác với nền tảng quản lý tài chính hàng đầu Việt Nam

VTS hợp tác với công ty dữ liệu hàng đầu thế giới

CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua