Viettel nổi bật trong 'dòng chảy số' của ngành tòa án

Anh Tuấn, Hà Thu, Lưu Thảo, Thế Chiến (Viettel Media) đã đăng lúc 17:15 - 18.06.2024

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định việc tăng lên, biên chế giảm xuống, yêu cầu của xã hội ngày càng cao. Cho nên không có cách nào khác: lối thoát duy nhất là chuyển đổi số.

Trong quá trình thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, với khát vọng xây dựng một ngành tư pháp hiện đại, minh bạch, công minh, Tòa án nhân dân tối cao đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số với mục tiêu “mọi nghiệp vụ thực hiện trực tuyến, mọi quy trình thực hiện công khai, mọi xử lý được ứng dụng công nghệ”, đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng Tòa án điện tử.

Cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, công tác chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử trong hệ thống Tòa án đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, phục vụ người dân tốt hơn.

Sự thay đổi của ngành tòa án trong thời gian qua có dấu ấn đóng góp nổi bật của Viettel.

Ngày 16/6 vừa qua, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của ngành Tòa án. Tới tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và ngành Tòa án.

Là doanh nghiệp đồng hành cùng Tòa án Nhân dân Tối cao trong quá trình chuyển đổi số, Viettel vinh dự đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần giúp ngành Tòa án chuyển đổi số thành công.

Trong 3 năm qua, Viettel đã tham gia nhiều dự án quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngành Tòa án như: Trung tâm giám sát và điều hành hoạt động Toà án; Trung tâm dữ liệu Toà án; Hệ thống quản lý công việc và công tác chỉ đạo điều hành; đồng thời tư vấn và thử nghiệm những hệ thống giải pháp mới như: Trợ lý ảo AI; Xét xử trực tuyến… góp phần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện mô hình kiến trúc của Toà án điện tử.

Năm 2022, được sự trợ giúp của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Viettel, Tòa án Nhân dân Tối cao đã triển khai thử nghiệm phần mềm “Trợ lý ảo” đóng vai trò như một thư ký riêng, được lập trình am hiểu pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ của Tòa án. Đến thời điểm này, Trợ lý ảo Tòa án đã cung cấp các dịch vụ thông minh hỗ trợ Thẩm phán như: Giới thiệu hệ thống pháp luật có liên quan để giải quyết vụ án; Giới thiệu các tình huống pháp lý tương tự đã được Hội đồng Thẩm phán TANDTC tổng kết thực tiễn xét xử và đưa ra câu trả lời; (trợ lý ảo thao tác); Giới thiệu các án lệ liên quan…

“Trợ lý ảo” đã tích hợp trên 168 nghìn văn bản, trên 1,4 triệu bản án, trên 24 nghìn câu giải đáp tỉnh hình pháp lý. Đến nay đã có trên 5,7 triệu lượt hỏi đáp, trung bình từ 10-15 nghìn lượt/ngày.

  • 1577
  • 5

Chủ tịch Tào Đức Thắng kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ 4 vấn đề

  • 18924

Hợp tác với Viettel, tỉnh Điện Biên muốn 'số hóa đến từng cây chè'

  • 1971

Thủ tướng mong mỗi bộ, ngành có một Viettel

  • 2703

Chuyển đổi 2G lên 4G và những bài học cho Viettel

  • 317

CBNV Viettel tiếp sức giúp Viettel Money 'so tài' các ông lớn

  • 2266

Một thập kỷ vươn lên số 1 của An ninh mạng Viettel

  • 560

Viettel AI đồng hành kết nối tài năng Việt tại thung lũng Silicon

  • 609
  • 1
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua