Từ KYC đến eKYC: Cải tiến hay cách mạng?

My Lê (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 07:08 - 21.08.2024

Khi nhắc đến sự chuyển đổi từ định danh truyền thống KYC (Know Your Customer) sang eKYC (electronic Know Your Customer), câu hỏi đặt ra là liệu đây chỉ đơn thuần là một cải tiến hay thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xác minh danh tính.

KYC có nguồn gốc từ những năm 1970 và 1980, khi các quốc gia bắt đầu nhận thức được sự cần thiết phải ngăn chặn các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia tiên phong với Đạo luật Bảo mật Ngân hàng (Bank Secrecy Act) năm 1970, yêu cầu các tổ chức tài chính báo cáo các giao dịch đáng ngờ.

Các quy định KYC bắt đầu được mở rộng và chi tiết hơn trong những năm 1990 và 2000, đặc biệt sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 tại Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia đã yêu cầu các ngân hàng và tổ chức tài chính phải thực hiện quy trình KYC nghiêm ngặt hơn, báo cáo các hoạt động giao dịch đáng ngờ, và có các biện pháp kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa việc lợi dụng hệ thống tài chính cho các mục đích khủng bố.

Cụ thể, quy trình KYC truyền thống yêu cầu khách hàng phải trực tiếp đến địa điểm vật lý, cung cấp thông tin, giấy tờ nhận dạng cá nhân. Nhân viên của tổ chức tài chính, ngân hàng sẽ thực hiện xác minh danh tính khách hàng thông qua các tài liệu đã cung cấp.

Hoạt động KYC không chỉ được thực hiện một lần khi đăng ký khách hàng mới. Các tổ chức tài chính phải thường xuyên cập nhật và duy trì hồ sơ KYC để đảm bảo thông tin luôn chính xác và phù hợp với quy định hiện hành. Khách hàng có thể được yêu cầu cập nhật thông tin định kỳ hoặc khi có thay đổi đáng kể trong hồ sơ cá nhân. Việc tuân thủ KYC không chỉ giúp bảo vệ tổ chức tài chính khỏi các rủi ro pháp lý và danh tiếng, mà còn góp phần vào việc bảo vệ toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu khỏi các hoạt động tội phạm.

KYC gặp phải các hạn chế lớn về hiệu quả và khả năng tiếp cận khách hàng, nhất là ở các khu vực xa xôi hoặc những nơi hạ tầng tài chính còn hạn chế. Đặc biệt, toàn bộ quy trình KYC truyền thống đều được nhân viên xử lý thủ công.

… đến sự chuyển mình theo thời cuộc

Thập niên 2000, sự gia tăng của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động đã tạo ra nhu cầu về một quy trình KYC nhanh chóng và tiện lợi hơn. Các tổ chức tài chính bắt đầu thử nghiệm các phương pháp số hóa để xác minh danh tính khách hàng, tận dụng các công nghệ như chụp ảnh tài liệu, sinh trắc học, và xác minh qua video.

Giai đoạn 2010, với sự bùng nổ của các công ty công nghệ tài chính (Fintech), eKYC trở nên phổ biến hơn khi các doanh nghiệp này tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để xác minh khách hàng nhanh chóng và tuân thủ các quy định về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Nhiều quốc gia bắt đầu ban hành các quy định hỗ trợ cho việc triển khai eKYC. Ví dụ, Ấn Độ đã giới thiệu hệ thống Aadhaar vào năm 2009, một hệ thống nhận dạng sinh trắc học lớn nhất thế giới, và từ đó eKYC được sử dụng rộng rãi để mở tài khoản ngân hàng và thực hiện các dịch vụ tài chính khác.

z5733799744614_136fdb8801d303313f17fc264b143a95

Hiểu đơn giản, eKYC (Electronic KYC) là phiên bản điện tử của quy trình KYC truyền thống, sử dụng công nghệ để xác minh danh tính khách hàng trực tuyến. eKYC giúp quy trình này trở nên nhanh chóng, tiện lợi, và chính xác hơn, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của ngân hàng số và các dịch vụ tài chính trực tuyến.

Tận dụng sức mạnh của công nghệ như trí tuệ nhân tạo và nhận dạng sinh trắc học, thay vì phải đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng, khách hàng chỉ cần sử dụng các thiết bị kết nối internet như smartphone hoặc máy tính để hoàn tất quy trình xác thực. Ứng dụng của eKYC trải dài trên đa lĩnh vực, từ tài chính, viễn thông đến bảo hiểm, dịch vụ công, du lịch…

Không chỉ là một cải tiến nhỏ, eKYC là một cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ quy trình, ở cả góc độ đơn vị cung cấp dịch vụ và ở cả góc độ người dùng cuối. Thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận quy trình xác định danh tính, eKYC giúp đơn giản hóa việc thực hiện một cách đáng kể, mang lại những lợi ích to lớn về mặt bảo mật và độ chính xác. Việc loại bỏ quy trình xử lý thủ công giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho các tổ chức tài chính, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng phạm vi hoạt động, 

Ngoài ra, eKYC còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, không chỉ mang lại lợi ích cho các tổ chức tài chính mà còn tạo ra giá trị to lớn cho khách hàng, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

  • 1

Thêm một ngân hàng thuộc Big4 Việt Nam tin tưởng công nghệ Viettel

  • 105

Giải pháp eKYC định nghĩa lại cách xác minh danh tính

  • 6

Chuỗi sự kiện hoành tráng đánh dấu 20 năm Viettel kinh doanh di động

  • 528

Viettel triển khai thành công mạng 5G độc lập đầu tiên tại Việt Nam

  • 861

Từ KYC đến eKYC: Cải tiến hay cách mạng?

  • 1

Giải pháp eKYC định nghĩa lại cách xác minh danh tính

  • 6

Viettel triển khai thành công mạng 5G độc lập đầu tiên tại Việt Nam

  • 861

Chuyển đổi 2G lên 4G và những bài học cho Viettel

  • 644
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua