Chủ động thích ứng giúp Unitel 'đánh' nhanh, đúng và trúng

Thùy Dương (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 18:32 - 17.04.2024

Cách làm thành công của Viettel tại Việt Nam có thể ứng dụng vào các thị trường nước ngoài hay không? Đâu là cách để chúng ta thích ứng với văn hóa và môi trường tại từng quốc gia khác nhau?

Những câu hỏi đó được anh Trần Trung Hưng, CEO Unitel chứng minh bằng cách làm mới mẻ khi ứng dụng giá trị “Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh” vào công tác điều hành, giúp Unitel lấy lại thị phần, trong bối cảnh thị trường Lào nhiều gặp khó khăn.

“Thời điểm khi tôi sang Lào, tình hình kinh tế tại Lào gặp nhiều khó khăn từ kinh tế vĩ mô, vi mô, người dân Lào không có việc làm, người Việt Nam về nước, thị phần của Viettel có nguy cơ giảm. Nhưng tất cả những cái chúng ta đang nhìn thấy chỉ là các nguyên nhân khách quan mà chưa tìm được nguyên nhân chủ quan”, anh Hưng cho biết.

“Nếu chúng ta tìm nguyên nhân, chúng ta có cơ hội phát triển. Chúng ta tìm ra lý do, chúng ta sẽ thất bại”. Unitel đã tìm ra được nguyên nhân gốc rễ xuất phát từ chính mình khi đang tự để mất thị phần.

CEO Unitel Trần Trung Hưng chia sẻ về cách làm giúp Unitel lấy lại thị phần trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn.

Sau khi đánh giá được nguyên nhân gốc rễ, Unitel thực hiện phân tích về khách hàng tại Lào. Người Lào rất chậm rãi, từ tốn, từ Chính quyền đến doanh nghiệp và người dân. "Như vậy, lợi thế của chúng ta là gì? Lợi thế của người Việt Nam là rất thông minh, nhanh nhẹn và tôi đã vận dụng giá trị về sự thích ứng nhanh của văn hóa Viettel”, CEO Unitel chia sẻ.

Ngay lập tức Unitel xây dựng app dành riêng cho khách hàng, hỗ trợ mua gói cước, điểm bán hàng trực tiếp, không qua thẻ cào như cách làm cũ, giúp rút gọn kênh phân phối, rút ngắn thời gian mua hàng. Tuy nhiên, sau 3 tháng triển khai thì phát hiện các đại lý không hề biết về ứng dụng của Unitel. 

"Khi đó, Unitel nhận ra là đã quên mất một điều: người Lào chậm rãi nhưng chúng ta lại không ứng xử nhanh, không hành động nhanh. Chúng ta cứ nghĩ là cung cấp dịch vụ cho khách hàng đến tận điểm bán cuối cùng thì bớt được chiết khấu của đại lý, tuy nhiên lại bỏ qua việc văn hóa Lào thích xem hơn là thích đọc và nghe", anh Hưng kể lại.

Rất nhanh sau đó, Unitel sản xuất 1 video hướng dẫn bán hàng trên UMoney và chỉ sau 10 ngày, 11.000 điểm bán đều có thể bán hàng online và sử dụng ví điện tử UMoney.

Điều này cũng chứng minh cho giá trị “Trưởng thành qua những thách thức và thất bại”. Sau 3 tháng Unitel thất bại, nhưng sau đó đã sớm phát hiện ra, chủ động thay đổi và xây dựng một quy định mới: Tất cả các văn bản, quy trình, quy định, chính sách của công ty ban hành phải có video hướng dẫn kèm theo.

Kết quả sau khi triển khai, hiểu được văn hóa Lào, hành vi tiêu dùng và tình hình kinh doanh tại Lào, chỉ trong vòng 6 tháng Unitel đã lấy lại được thị phần, các điểm bán đã quay lại bán hàng cho Unitel.

"Trong bất kì hành động nào, chúng tôi cũng đều soi chiếu lại 8 giá trị cốt lõi. Các giá trị này như kim chỉ nam để chúng ta tìm ra công thức nhanh hơn, đưa ra quyết định chính xác hơn", CEO Trần Trung Hưng đúc kết trong buổi đào tạo văn hóa của Chủ tịch Tập đoàn Tào Đức Thắng với lãnh đạo VTG và các công ty thị trường.

Đối với từng quốc gia khác nhau, chúng ta cần tìm ra những cách làm mới, có thể thích ứng và cá thể hóa theo văn hóa, con người tại thị trường đó. Đó cũng chính là cách mà người Viettel “quên đi cách làm đã từng thành công để bắt đầu một cách làm mới” và gặt hái những đột phá mới.

8-gia-tri-cot-loi-03

 

  • 4047
  • 11

Giá trị văn hóa trong ký ức của cô gái đưa Viettel ra thế giới

  • 6264
  • 10

Tôi, một người Viettel không sợ thay đổi

  • 60

Đặc quyền của cá nhân tiêu biểu tháng tại Viettel AI

  • 831

Thước phim xúc động về người lính Viettel trong dự án quốc gia

  • 1328

Biết ơn người đi trước theo cách của Viettel

  • 912
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua