CEO Halotel: 'Người giỏi không phải là người làm tất cả'

Nguyễn Tiến Dũng (Công ty Viettel Tanzania) đã đăng lúc 19:43 - 27.09.2022

"Người giỏi không phải là người làm tất cả" là tên cuốn sách mà anh Nguyễn Tiến Dũng, CEO Halotel rất yêu thích bởi nó giúp anh tìm thầy câu trả lời khi đứng trước những áp lực, muốn cân bằng nhưng không biết phải làm thế nào.

Tất cả có 7 chương với hơn 100 trang sách nhưng chứa đựng những kiến thức sâu sắc và thực tế trong cuộc sống của mỗi người. Nội dung cuốn sách xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật chính Jones và James, những con người có nhiều nét tương đồng từ nhỏ đến lớn, tới khi trở thành nhà quản lý, giữa họ đã có sự khác biệt, Jones hoàn thành tốt công việc của mình, có thời gian cho bản thân và gia đình, nhưng ngược lại James đang gặp phải khủng hoảng vì lượng công việc và khiến anh mất cân bằng trong toàn bộ cuộc sống.

Từ đây, 6 bước ủy quyền hiệu quả được ra đời. Chúng ta sẽ học được kỹ năng giao việc cho cấp dưới của mình và khi nhận được một công việc được giao, tiết kiệm được thời gian để bạn dành cho gia đình, phát triển năng lực. Đồng thời giúp bạn nhận ra khả năng của từng nhân viên và đạt được mục tiêu đề ra của công ty và có được sự hài lòng từ nhà quản lý cấp cao.

Tiếp tục câu chuyện của James, anh bước đầu gặp phải những khó khăn và tiếp tục tìm đến lời khuyên từ người bạn của mình. Trong tuần đầu với công việc đơn giản mọi người đã hoàn thành tốt nhưng với công việc phức tạp hơn trong tuần này, nhân viên của James lại không hoàn thành đúng hạn. Jones đã giúp James nhận ra rằng anh đã bỏ qua việc xác định thời hạn hoàn thành cho nhân viên của mình. Một lần nữa, James thay đổi và nói chuyện với nhân viên của mình, mọi chuyện trở nên suôn sẻ và với lượng công việc giảm bớt, James đã có thời gian cho gia đình thân yêu của mình. Tuy tinh thần làm việc trong bộ phận của James đã thay đổi, mọi người đều hứng khởi hơn với tuần làm việc của mình, James vẫn có lúc cảm thấy khó khăn và chán nản khi lúc nào cũng phải chuẩn bị chi tiết những yêu cầu công việc trước khi giao cho nhân viên của mình.

Hơn nữa, James còn gặp một vấn đề khác là một nhân viên của anh - Josh, đã vượt quá thẩm quyền của mình khi đưa ra quyết định ảnh hưởng xấu không chỉ đến cá nhân Josh mà cả bộ phận. James đã nhận ra thiếu sót của mình trong việc xác định thẩm quyền của từng nhân viên, anh đã suy nghĩ và đề ra 3 điều:

  • Quyền đề nghị: khi cần thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định, quyền này được áp dụng để đưa ra những giải pháp thay thế tốt nhất
  • Quyền thông báo và khởi xướng: khi muốn nhân viên thông báo trước khi hành động, họ cần chỉ ra nguyên nhân và cách thực hiện tốt nhất
  • Quyền hành động: khi hoàn toàn tin tưởng nhân viên đó, bạn giao toàn quyền hành động cho nhân viên của mình.

Khi áp dụng những điều đó, những vấn đề không bị lặp lại nữa, James đã có thời gian nhiều hơn để trao đổi, thảo luận và hiểu hơn về những khó khăn của cấp dưới, giờ đây James đã có thể cảm thấy thoải mái hơn với vai trò của mình. Câu chuyện tiếp tục khi đội của James đã hoàn thành dự án nhưng vẫn có một số trục trặc và khó khăn xảy ra. Khi tìm đến Jones, anh đã chỉ ra rằng James đã quên không làm một điều quan trọng hơn cả, đó là kiểm tra và giám sát công việc của từng nhân viên. Khi nhân viên đã chứng tỏ khả năng làm việc theo đúng hướng khi được ủy quyền thì bạn sẽ kiểm soát được kết quả mong muốn và giảm thiểu tối đa những rắc rối có thể đem đến thất bại cho dự án của mình.

Quan điểm và góc nhìn của tác giả:

“Người giỏi không phải là người làm tất cả” cũng nêu ra 3 điều cần tổng kết: những điều đã làm rất tốt, những điều cần hoàn thiện, và những điều học được từ công việc.

Cuốn sách cũng đã tổng kết lại 6 bước chính để ủy quyền hiệu quả:

Bước 1: Chuẩn bị kỹ trước khi giao việc.

Bước 2: Xác định cụ thể yêu cầu công việc. Yêu cầu người được ủy thác lặp lại những ỵêu cầu của công việc để đảm bảo rằng họ đã thật sự hiểu rõ công việc được giao.

Bước 3: Xác định rõ thời hạn hoàn thành công việc.

Bước 4: Định rõ mức độ và phạm vi thẩm quyền mà người được ủy thác có thể sử dụng để hoàn thành công việc.

Bước 5: Xác định các mốc thời gian để kiểm tra, đối chiếu nhằm đánh giá tiến độ công việc và thực hiện hướng dẫn nếu cần thiết. Vào giai đoạn đầu, nên thường xuyên kiểm tra, đối chiếu; sau đó giảm dần mức độ khi người được ủy thác công việc chứng tỏ đã hoàn toàn nắm được công việc.

Bước 6: Tiến hành tổng kết công việc để trao đổi những thành quả, thiếu sót cần cải thiện, và rút ra bài học nếu có.

 Bài học đúc kết và ánh xạ:

“Chúng ta luôn sẵn sàng đón nhận những điều mới lạ và khó khăn hơn nếu trước đó ta đã đạt được một số thành công nhất định”.

Đó là một trong những câu nói đặc sắc nhất trong “Người giỏi không phải là người làm tất cả”. Sau khi nghiên cứu, cuốn sách sẽ thay đổi tư duy và cách nhìn nhận của chúng ta về sức mạnh của việc ủy quyền và giúp đạt được thành công trong công việc và vững tin trên con đường trở thành một nhà quản lý giỏi hơn.

 

PTGĐ VTS Nguyễn Ngọc Linh: 'Cẩm nang Chuyển đổi số' - cuốn sách cần bỏ túi cho...

  • 1

Cuốn sách đặc biệt do Giám đốc Học viện Viettel làm chủ biên

Bài học CEO Halotel đúc kết từ cuốn sách về kỳ tích Samsung

  • 3

Giải Vàng quốc tế đầu tiên của Viettel về truyền thông nội bộ

Viettel đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

VAM ứng dụng công nghệ vào công tác phòng cháy chữa cháy tại các tòa nhà Viettel

Cơ hội ‘săn' học bổng trị giá 2,5 tỷ đồng cho người Viettel

CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua