Hà Quang Huy (Công ty Quản lý Tài sản Viettel) đã đăng lúc 15:40 - 27.07.2022
Giám đốc VAM, anh Hà Quang Huy
KHÔNG BAO GIỜ LÀ THẤT BẠI! TẤT CẢ LÀ THỬ THÁCH
1. Lý do yêu thích cuốn sách:
Đây là cuốn sách tạo động lực rất lớn cho người đọc về ý chí vươn lên mọi khó khăn, thách thức của tác giả, từ đầu đến cuối cuốn tự truyện là ý chí mãnh liệt của tác giả về khát khao gây dựng sự nghiệp cho bản thân và đặc biệt là góp phần xây dựng đất nước Hàn Quốc từ một nước nghèo khó trở thành một đất nước thịnh vượng, hùng mạnh như ngày hôm nay.
2. Tóm tắt cuốn tự truyện:
“Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách” là một câu nói tưởng chừng rất đơn giản nhưng đó là minh chứng một cách hùng hồn nhất trong sự nghiệp của Chung Ju Yung - Chủ tịch Tập đoàn Hyundai.
Bằng sự nỗ lực phi thường, ông đã biến giấc mơ tưởng chừng như hoang đường trở thành sự thật. Từ một anh nông dân nghèo đến công nhân hỏa xa, rồi khuân vác cho một cửa hàng bán gạo cho đến việc lập và phát triển một Tập đoàn Hyundai danh tiếng của đất nước Hàn Quốc như ngày nay.
Chung Ju Yung sinh 25.11.1925 tại làng Asan thuộc tỉnh Kangwon (Bắc Triều Tiên). Ông là con trưởng của một gia đình nông dân nghèo có tới 8 người con. Từ nhỏ, ông đã mang trong mình khát vọng thoát nghèo, vươn mình khỏi ngôi làng nghèo nhỏ bé. Khát vọng “thoát nghèo” của Chung Ju Yung cứ mỗi ngày càng lớn dần lên. Giải pháp đầu tiên mà ông nghĩ ra là thoát khỏi làng quê nghèo khó để làm một cái gì đó lớn lao hơn. Đây chính là điểm khác biệt giữa Chung Ju Yung và các cậu bé nông dân cùng lứa khác.
Năm 16 tuổi, ông trốn nhà đến Chongjin (Bắc Triều Tiên) mong tìm một công việc khác tốt hơn, may mắn là ông được nhận làm công nhân xây dựng và xem đó là điểm khởi đầu trên con đường lập nghiệp của mình. Ông bắt đầu xây dựng Huyndai từ những viên gạch đầu tiên khi còn là một nhà xưởng sửa chữa ôtô nhỏ bé.
Năm 1950, Công ty Hyundai của ông phát triển mạnh trong lĩnh vực vận tải. Nhiều hợp đồng lớn chuyên chở vật liệu cho các công trình đã được Hyundai thực hiện. Nhờ sự hiểu biết về thời cuộc, Công ty Huyndai được ông mở rộng kinh doanh thêm ngành xây dựng. Sau này, tất cả các công ty ô tô hay xây dựng đều được sáp nhập chung vào Tập đoàn công nghiệp Hyundai của một ông chủ duy nhất là Chung Ju Yung.
Trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề. Chung Ju Yung qua đời vào ngày 21.3.2001, ông để lại một sản nghiệp to lớn của Tập đoàn Hyundai cho các người em và con cháu tiếp tục quản lý, phát triển cho đến ngày nay.
Gần đây, ấn bản tự truyện đầy đủ nhất mang tên “Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách” của Chung Ju Yung ra mắt. Đây là 1 trong 5 cuốn sách quý nền tảng đổi đời được Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tự tay tuyển chọn, viết thư ngỏ, với mong mỏi sách sẽ đến tay tất cả các bạn trẻ và nhân dân cả nước, để thay đổi nhận thức, thôi thúc khát vọng vươn lên làm giàu, cùng xây dựng đất nước hùng cường.
3. Bài học đúc kết:
Mỗi một người Viettel hãy biết yêu quý những giá trị mà công việc mang lại cho chúng ta, hãy coi những khó khăn, thử thách trong công việc là những bài học quý giá nhất. Và hãy biết nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão và kiên định theo đuổi, thực hiện nó đến cùng. Những trái ngọt luôn chờ đợi những người biết theo đuổi và nuôi dưỡng nó.
KHI HƠI THỞ HÓA THINH KHÔNG
1. Lý do yêu thích cuốn sách:
Khi hơi thở hóa thinh không là 1 cuốn tự truyện đầy xúc động, lôi cuốn người đọc xuyên suốt vào những dòng tâm tư, suy nghĩ, ý trí và trách nhiệm cao cả của một người bác sỹ đáng kính đối với sự sống còn của các bệnh nhân. Những dòng cảm xúc mãnh liệt khi một người bác sỹ thần kinh đối diện với căn bệnh ung thư quái ác đã ăn mòn sự sống, tuổi trẻ, hoài bão của mình.
2. Tóm tắt cuốn tự truyện:
Cuốn sách là một cuốn tự truyện của Paul Kalanithi, một bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật thần kinh. Với “Khi hơi thở hóa thinh không”, người đọc sẽ được Paul dẫn dắt tới cuộc sống của anh như việc người đọc đứng bên lề quan sát một cuộc đời trôi qua, chân thực, giàu cảm xúc và chứa đọng nhiều triết lý sống. Paul viết: “Đối với bệnh nhân và gia đình, phẫu thuật não là sự kiện bi thảm nhất mà họ từng phải đối mặt và nó có tác động như bất kỳ một biến cố lớn lao trong đời. Trong những thời điểm nguy cấp đó, câu hỏi không chỉ đơn thuần là sống hay chết mà còn là cuộc sống nào đáng sống”.
Paul đã kể lại cuộc đời mình bằng những từ ngữ thực tế nhất mà người đọc được biết về lẽ sống. Từ một bác sĩ thiên tài đến việc đối mặt với căn bệnh ung thư phổi của bản thân và dần già trở thành bệnh nhân. Suy cho cùng “chết là một sự kiện chỉ xảy ra trong chốc lát, nhưng sống với bệnh hiểm nghèo lại là cả một quá trình”. Người đọc sẽ được chạy theo những cảm xúc từ hi vọng đến tuyệt vọng rồi đến trở lại hi vọng sống mãnh liệt hơn. Khi chúng ta tưởng tượng nếu chúng ta ở trường hợp như Paul, đối diện với căn bệnh quái ác và bao điều còn dang dở. Chạy đua với thời gian để sống ý nghĩa. Chỉ nhiêu vậy thôi cũng khiến chúng ta nản lòng. Lúc ấy chúng ta có đủ thông thái để đối diện với bệnh tật không? Là để chiến đấu tìm lại cuộc đời cũ, hay là tìm ra một cuộc đời mới.
Với Paul, anh ấy đã chọn cách tiếp tục chứ không hề ngừng lại!
Với “Khi hơi thở hóa thinh không”, Paul đưa người đọc đến với bao cung bậc cảm xúc sâu sắc và tinh tế, Anh cho người đọc thấy được một tấm gương sáng về thái độ trước nghề nghiệp. Lựa chọn theo tiếng gọi và cống hiến bằng những gì anh có. Anh dẫn người đọc đến với bản trường ca bất hủ về tình yêu gia đình. Sự hi sinh hết thảy và lo lắng cho tương lai của người vợ và cô con gái Candy. Paul đã cho người đọc những khoảnh khắc bùng cháy như ngọn lửa với những tinh hoa nhất của anh trong y học cũng như văn chương. Anh truyền tới người đọc cả sự tiếc nuối nghẹn ngào trước cái chết nghiệt ngã. Nhưng ở anh là sự dũng cảm kiên cường chứ không hề bi lụy. Khi “hơi thở” hóa “thinh không” vừa kể về cái chết nhưng lại cũng là cái chết (thinh không) của 1 người bị ung thư phổi (hơi thở).
Cuốn sách được hoàn thành với lời bạt của người vợ Lucy Kalanithi. Đó cũng là mảnh ghép hoàn hảo nhất cho cuộc đời của Paul. Có lẽ mọi thứ sẽ luôn tươi đẹp khi có điều gì đó còn dang dở. Những lời cuối cùng khi Paul để lại với Lucy là “ Anh đã sẵn sàng!”. Điều ấy thật đau đớn và tiếc nuối nhưng cũng là sự chấp nhận cái chết là cái kết ai cũng phải trải qua.
3. Bài học đúc kết:
Hãy hết lòng với công việc và với cuộc đời của của chính bản thân mình, hãy sống hết lòng với những người thân yêu nhất và hãy làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho họ khi ta đang còn thở vì nếu mai này “hơi thở đã hóa thinh không”, những điều ta muốn mà chưa làm được sẽ vô cùng tiếc nuối.
KHUYẾN HỌC
1. Lý do yêu thích cuốn sách:
Cuốn sách đã làm thay đổi cả một hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu của Nhật bản những năm cuối thế kỷ 19, nó là ngọn đuốc sáng dẫn đường cho cả 1 thế hệ trẻ của Nhật bản, tư tưởng của ông nhanh chóng nhận được sự ủng hộ số đông của quốc dân Nhật Bản lúc bấy giờ, trở thành một hệ thống tư tưởng cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc cải cách Minh Trị, đặt nền móng cho sự phát triển và vươn lên vị thế của Nhật Bản như ngày nay.
2. Tóm tắt cuốn tự truyện:
Tác giả Fukuzawa Munich Fukuzawa Yukichi (1834 - 1901), là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Nhật Bản. Ở Nhật Bản, họ gọi ông như một trong những bậc "khai quốc công thần" của nước Nhật hiện đại. Hình ảnh của ông được in trên tờ tiền có mệnh giá cao nhất, tờ 10000 yên. Ông sinh ra trong một gia đình võ sỹ cấp thấp ở Nakatsu, tỉnh Oita, Kyushy, Nhật Bản. Bố ông mất khi ông mới 4 tuổi, khiến gia đình ông lâm vào cảnh khó khăn. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ ông đã cảm nhận được sự tủi nhục của chế độ đẳng cấp. Lớn lên Fukuzawa Yukichi du học ở Hà Lan, cùng với đó là tiếp cận với thế giới vạn vật ở các quốc gia phương Tây. Những chuyến đi này đã thay đổi cuộc đời ông, mà xa hơn nữa là cả đất nước Nhật Bản. Chính sự hiểu biết đó cùng ngòi bút sắc bén của mình, các tác phẩm của ông đã thu hút và được sự đón nhận của mọi tầng lớp Nhật Bản.
“Trời không tạo ra người đứng trên người, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, nếu khác biệt là do học thức”. Ngắn gọn, súc tích nhưng vô cùng chính xác. Tri thức nhân loại là vô tận, nó chính là kho báu quý giá nhất mà con người cần chinh phục. Chinh phục càng nhiều hạnh phúc càng lớn. Học không phải để riêng mình ai, của riêng ai, học để có cái nhìn đầy đủ về cuộc sống, học để có chính kiến và thực hiện đầy đủ bổn phận công dân và để hiểu trách nhiệm của bản thân.
“Những người thiệt thòi là những kẻ vô học”, ông muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vận dụng lý thuyết vào thực hành vì ông hiểu rằng "Không thể có miếng ăn ngon nếu chỉ là cái tủ kiến thức". Quan điểm này không chỉ đúng ở thời Minh Trị, mà ở thời buổi người ta hay bảo là Toàn cầu hóa này thì nếu chỉ giỏi lý thuyết thôi thì không đủ. Trong tục ngữ Tiếng Anh có 1 câu tương tự là: Practice makes perfect. Tức là thực hành sẽ tạo ra những sự hoàn hảo. Vì vậy, qua tác phẩm tác giả muốn nhắc nhở mọi người khi học tập cần phải biết vận dụng giữa lý thuyết và thực hành, có như thế mới đạt được thành quả cao.
“Hãy sống và hy vọng ở tương lai” khi đọc phần này bạn sẽ thấy tác giả gửi gắm đến các bạn ở Nakastu rằng hãy can đảm, cố gắng và hy vọng ở một tương lai xán lạn. Nhưng đó cũng chính là điều mà tác giả muốn gửi đến tất cả người dân Nhật Bản nói riêng và nhiều đọc giả trên thế giới nói chung. Tác giả luôn khuyến khích mọi người nên học tập theo sự văn minh của phương Tây nhưng khuyến cáo không nên quá lạm dụng
Khi đọc cuốn sách này, cảm xúc của tôi đối với tác giả đi từ ngạc nhiên đến ngưỡng mộ. Ngạc nhiên vì ở cái thời phân biệt đẳng cấp như thế, có một con người bước ra từ sự khốn khổ ấy để chinh phục tri thức như vậy. Nếu ở Việt Nam có Bác Hồ kính yêu thì Fukuzawa Yukichi đối với người Nhật như "Voltaire của Nhật Bản". Còn về sự ngưỡng mộ, tôi tin rằng ai đọc tác phẩm này hay những tác phẩm khác của ông đều có chung cảm giác này. Tác phẩm đã ra đời gần 150 năm, nhưng đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Tôi tin rằng, dù 100 năm hay 1000 năm nữa những giá trị và tinh thần ấy vẫn mãi trường tồn.
3. Bài học đúc kết:
Cuốn sách là sự đề cao vai trò của việc học tập, nghiên cứu thực sự chứ không hề sách vở. Đó chính là con đường giúp Nhật Bản bảo vệ độc lập, vì con người vốn không có ai bẩm sinh hơn ai cả, nếu có hơn thì chỉ hơn về học thức.