1A - Đường trục kiên cố nhất của Viettel

Lê Năng Thuận (TCT Mạng lưới Viettel) đã đăng lúc 19:20 - 09.09.2022

Hiện nay, tuyến cáp quang 1A là 1 trong 2 đường trục quốc gia kiên cố và quan trọng nhất của mạng lưới Viettel, ngoài việc cung cấp dung lượng truyền dẫn Bắc - Trung - Nam, còn phục vụ phòng, chống thiên tai trong mọi điều kiện thời tiết.

Sau 1 năm được các kỹ sư Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (VTNet) “tái sinh” thành công vào năm 2021, đường trục 1A đã được thay đổi mới toàn bộ thiết kế, mô hình, tham số, thiết bị nhà trạm, chủng loại cáp. Từ công nghệ ban đầu là SDH, tuyến 1A được nâng cấp lên thiết bị và công nghệ DWDM tiên tiến với dung lượng 100G trên 1 bước sóng, có khả năng đáp ứng truyền tải 4Tbps. Đường trục này sử dụng cáp OPGW chạy trên sợi chống sét của đường điện 500 KV mạch 1 từ Hà Nội vào Tp.HCM. Đây cũng là lần thay đổi lớn nhất đối với tuyến trục 1A của Viettel sau hơn 22 năm kể từ khi ra đời.

Hiện tại, đường cáp quang 1A đang cung cấp dung lượng trục Bắc - Trung - Nam. Tổng dung lượng đã triển khai trên mạng đã lên tới 2,5Tbps, chiếm 25% lưu lượng toàn mạng trục của Viettel.

Cùng với trục 1C, tuyến cáp 1A là 1 trong 2 mạng trục truyền dẫn DWDM backbone được đảm bảo kiên cố và quan trọng nhất của mạng lưới truyền dẫn Viettel. Ngoài đáp ứng dung lượng truyền dẫn Bắc - Nam, trục 1A còn có vai trò phục vụ phòng chống thiên tai trong mọi điều kiện thời tiết, góp phần tăng cường khả năng vu hồi dịch vụ trên các đường trục của Viettel. Sau một năm đưa vào sử dụng đã chứng minh được tính kiên cố của mạng 1A mới, số lượng sự cố ít hơn 10 lần so với các trục còn lại là 2B, 1D, đồng thời giải quyết được bài toán nghẽn truyền dẫn cho Viettel trong ít nhất 2 - 3 năm tới.

Điều ấn tượng ở chỗ trục cáp quang 1A được nâng cấp mà Viettel không hề “tốn” chi phí triển khai cáp nhờ cách làm cộng hưởng giá trị của các đơn vị cùng khai thác đường trục quân sự này là  Bộ Thông tin Liên lạc, EVN, VNPT. Sự cộng hưởng giữa các đơn vị đã giúp Viettel có được phương án triển khai đường trục 1A tối ưu nhất, tiết kiệm từ 25 - 40% chi phí so với hướng đầu tư trên các trục cũ.


Nhóm triển khai nâng cấp trục 1A của VTNet tại trạm biến áp 500KV Pleiku 2

“Nhu cầu về dịch vụ của Viettel ngày càng tăng nên dung lượng truyền dẫn cũng phải có phương án đảm bảo, vì đây là hạ tầng gốc, là nền tảng cho các hạ tầng khác như di động, cố định băng rộng. Nhiều năm trước, trục 1A không phát huy hiệu quả vì sử dụng công nghệ cũ, dung lượng thấp. Một đường trục khác là 1D dọc đường mòn Hồ Chí Minh gặp vấn đề không an toàn, vài ngày lại có sự cố, thời gian khắc phục kéo dài tới 12 tiếng. Đó là những áp lực để đội ngũ truyền dẫn của VTNet quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu tạo nên 1A mới”, Đ/c Nguyễn Khắc Tính, kiến trúc sư ngành truyền dẫn của Viettel cho biết.

Dự kiến tháng 12/2022, các kỹ sư VTNet sẽ tiếp tục tối ưu toàn bộ mạng trục 1A để có thể áp dụng công nghệ 200G/bước sóng, qua đó nâng dung lượng lên 8Tbps, cao gấp đôi so với hiện nay. Theo quy hoạch tổng thể mạng truyền dẫn, đến năm 2025, trục 1A sẽ được bổ sung thêm 1 hướng cáp để tái kiến trúc từ trục đơn sang mạch kép. Việc này vừa nâng cao mức độ kiên cố, bổ sung dung lượng cho đường trục quốc gia vừa giải quyết được tình trạng dung lượng Bắc - Nam phát sinh nhiều, sẵn sàng linh hoạt trong việc gom các cụm tỉnh theo nhu cầu dung lượng trong tương lai.

 

Cổ tích về 1A - đường trục 'thần thánh' của Viettel

  • 2

1A - Thuở cầm sợi cáp như 'nâng trứng'

  • 1

Khoảnh khắc đẹp của đường trục lịch sử 1A

VTPost được vinh danh TOP500 doanh nghiệp phát triển nhất Việt Nam

Tại sao nói Data Center Hòa Lạc của Viettel là 'chuẩn xanh'?

VTIT tham dự triển lãm CNTT lớn nhất Nhật Bản

  • 1

Người Viettel chung sức đồng lòng, cam kết bứt phá trong Quý II

  • 9
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua