Toàn bộ mạng lưới Viettel đã hoạt động bình thường trở lại sau siêu bão

Viettel Family đã đăng lúc 17:30 - 30.09.2022

Sau khi bão Noru quét qua các tỉnh miền Trung, người lính kỹ thuật Viettel đã lập tức tỏa đi các điểm nóng để kịp thời ứng cứu thông tin, phục vụ bà con khắc phục hậu quả sau bão. Đến ngày 30/9, toàn bộ dịch vụ di động tại 5 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Quảng Nam đã được khôi phục trở lại

Đến ngày 30/9, mạng lưới Viettel tại Quảng Nam - địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão số 4, đã được khôi phục hoàn toàn, đảm bảo hoạt động trở lại bình thường. Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thống nhất sẽ dừng triển khai chuyển vùng dịch vụ di động tại Quảng Nam từ 18h00 hôm nay. 

Viettel Family xin dừng cập nhật các thông tin thời sự về bão số 4 và kính mời đồng chí theo dõi lại các diễn biến đã qua của bão ngay dưới đây.

Nhờ sự khẩn trương, quyết tâm từng giờ, từng phút, đến sáng nay, toàn bộ hệ thống trạm BTS và dịch vụ di động của Viettel tại Đà Nẵng đã được khôi phục hoàn toàn sau cơn bão số 4. Theo thông báo của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viettel và các nhà mạng sẽ thống nhất dừng dịch vụ roaming tại Đà Nẵng từ 9h00 sáng nay, 29/9.

Ngoài ra, 100% trạm BTS và dịch vụ di động tại 4 tỉnh khác là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định cũng đã thông suốt trở lại.

 

Sáng 29/9, lực lượng kỹ thuật của công ty ACT từ Tp.Hồ Chí Minh đã sẵn sàng hỗ trợ khắc phục dịch vụ CĐBR tại Thừa Thiên Huế.

 

Giảm hơn một nửa số vị trí gián đoạn thông tin

Đến 18h30, ngày 28/9, số vị trí bị gián đoạn thông tin của Viettel tại 6 tỉnh chịu ảnh hưởng của bão số 4 đã giảm hơn một nửa so với lúc cao điểm. Đây là nỗ lực rất lớn của lực lượng kỹ thuật Viettel trong ngày hôm nay và cũng là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của người Viettel mỗi khi có tình huống cam go.

Viettel "liên thông" sóng di động, giúp người dân khắc phục thiên tai

14h30, Viettel đã hoàn thành khai báo chuyển vùng (roaming) dịch vụ thoại và SMS tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Đây là 2 địa phương có số trạm bị gián đoạn của các doanh nghiệp nhiều nhất trong 6 tỉnh/Tp chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Quá trình roaming được thực hiện tự động, không cần bất kỳ thao tác nào từ phía khách hàng và được duy trì đến khi các nhà mạng khôi phục lại hoàn toàn mạng lưới.

Việc mở dịch vụ roaming giữa các nhà mạng là đề nghị của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp và người dân khắc phục hậu quả của bão số 4.

Một cửa hàng của Viettel tại Tp. Đà Nẵng đã hoạt động bình thường trở lại:

Đảm bảo kết nối 24/24 cho Ban chỉ huy và các đơn vị Quân đội

VTNet đã đảm bảo 7 máy điện thoại vệ tinh, 36 máy bộ đàm (Push to Talk) cầm tay, 12 thiết bị đầu cuối đặt trên xe, 6 trạm thu phát chuyển tiếp để hỗ trợ Ban chỉ huy PCTT & TKCN và các đơn vị Quân đội trên địa bàn các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Noru, đảm bảo liên lạc tại các khu vực mất sóng di động.

Nhờ các thiết bị này, thông tin sẽ được đảm bảo thông suốt trong quá trình ứng cứu thông tin hay tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là các khu vực hiểm trở, vùng sâu vùng xa. Điện thoại vệ tinh giúp liên lạc qua sóng vệ tinh không giới hạn về khoảng cách. Trong khi đó, thiết bị bộ đàm sẽ sử dụng sóng ngắn, kết hợp với các trạm thu phát chuyển tiếp giúp khoảnh cách liên lạc có thể lên tới 25km.

Chiều 28/9, hai đồng chí Vũ Quốc Trung và Nguyễn Tánh Hải, TT Kỹ thuật KV2 (VTNet) được giao nhiệm vụ tìm kiếm và hàn đoạn cáp đứt tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Đoạn cáp này là link DWDM vu hồi liên huyện, kết nối liên lạc giữa quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hoà Vang. Khâu khó khăn nhất là tìm điểm đứt, mất khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nhóm anh Trung, Hải phải xác định khoảng cách đứt tại trạm BTS trước khi dùng mắt thường quan sát từng đoạn cáp ngoài hiện trường.

Một điểm sạc điện thoại của Viettel tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế.

Mở các điểm sạc điện thoại miễn phí

Tại các khu vực bị cắt điện do mưa bão, Viettel đã bố trí hàng trăm điểm sạc pin miễn phí đặt tại các cửa hàng và các điểm có máy nổ ứng cứu thông tin để giúp người dân duy trì liên lạc.

Hình ảnh tại cửa hàng Viettel huyện Đông Giang, Quảng Nam.

Nỗi lo sau bão

Mất điện diện rộng, mưa kéo dài, lũ lụt và chia cắt là những thách thức rất lớn với đội ngũ kỹ thuật Viettel khi bão tan. Quá trình di chuyển, tiếp cận các vị trí cần ứng cứu sau bão trở nên vất vả và gặp nhiều trở ngại.

Đến 15h30 hôm nay, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng là những tỉnh có tỷ lệ vị trí bị mất điện lớn nhất. Tình trạng mất điện diện rộng do lưới điện cao áp, trung áp gặp sự cố, hàng trăm cột điện bị gãy đổ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng gián đoạn thông tin của Viettel tại một số khu vực. Tuy nhiên, số lượng các vị trí bị gián đoạn ngày càng giảm.

Khẩn trương khắc phục gián đoạn thông tin

Từ Đà Nẵng, PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ đã có mặt tại Quảng Nam vào sáng ngày 28/9 và yêu cầu lực lượng ở đây tập trung điều hành xử lý nhanh tình trạng gián đoạn thông tin. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị cắt cử nhân sự điều hành, hỗ trợ theo từng nhóm trạm nhất định để kiểm soát tốt, xử lý dứt điểm nguyên nhân, phân loại, bóc tách nguyên nhân từ dễ đến khó khắc phục để Ban chỉ đạo đưa phương án điều hành nhanh chóng, hiệu quả nhất.

"Bám sát thực tế tại tuyến đầu để phát hiện rõ nguyên nhân. Tập trung một vài người vào một vài mảng để điều hành sát sao, triệt để sẽ có kết quả tốt hơn là tập trung nhiều người vào một nhóm công việc", PTGĐ Đào Xuân Vũ nhắc nhở.

 Các nhân sự kỹ thuật đang ứng cứu thông tin tại Huế và Quảng Nam sáng ngày 28/9

Toàn bộ người Viettel đều an toàn

Bão Noru đã hoành hành các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, cây xanh gãy đổ, mạng lưới điện tê liệt. Đến nay, toàn bộ 100% CBNV Viettel ở các địa phương đều an toàn nhưng đang căng mình trong cuộc chiến khôi phục hạ tầng mạng lưới để đảm bảo dịch vụ thông tin liên lạc cho người dân và phục vụ công tác điều hành của Ban chỉ đạo tiền phương.

Từ Tp.Hồ Chí Minh, các nhân sự của đối tác ACT cũng không nề hà nhận nhiệm vụ đi hỗ trợ khắc phục mạng lưới Viettel ở miền Trung.

 

Chung sức đồng lòng vì mạng lưới Viettel

Sáng nay, nhiều đội kỹ thuật của Viettel từ các tỉnh/Tp khác trên cả nước vẫn tiếp tục lên đường hướng về miền Trung đang ngổn ngang sau bão Noru. Trong ảnh là 1 đoàn kỹ thuật từ Hà Nam đang di chuyển tới Quảng Nam.  Theo chia sẻ của anh em, thời tiết mưa to, gió lớn, tầm nhìn hạn chế khiến việc di chuyển rất khó khăn, đôi lúc gián đoạn nhưng các nhân sự tham gia ứng cứu bão nhận lệnh với tinh thần rất hăng hái xung kích, sẵn sàng vào tâm bão để cùng anh em đồng nghiệp ứng phó bão. 

"Với tinh thần cao nhất, anh em Viettel quyết tâm bảo vệ an toàn mạng lưới", các thành viên của Công trình Viettel Hà Nam chia sẻ trên fanpage của Chi nhánh.

Mạng lưới Viettel vững vàng trước siêu bão Noru

Trong suốt thời gian bão số 4 càn quét vào các tỉnh miền Trung từ đêm qua đến 9h30 sáng nay, 28/9, 100% cột ăng ten BTS của Viettel được đảm bảo an toàn, không xuất hiện tình trạng đổ cột như nhiều hộ dân lo ngại trước bão. Không có bất kỳ nhà trạm nào của Viettel bị tốc mái. Các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão Noru là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

 

Bữa sáng vội vàng của anh em kỹ thuật trên đường đi ứng cứu sau bão Noru

Đ/c Trương Quang Nguyên, PGĐ TT Kỹ thuật KV2 của VTNet, chỉ huy đoàn tiền phương tại Quảng Ngãi cùng lãnh đạo chi nhánh Viettel Quảng Ngãi tặng quà anh em Hộ kinh doanh tham gia ứng cứu bão, trực xuyên đêm chạy máy nổ tại trạm.

Đội ứng cứu từ Ninh Bình đang hỗ trợ khôi phục dịch vụ tại Quảng Nam

Một số hình ảnh anh em kỹ thuật tại các điểm nóng vào sáng ngày 28/9

z3756013213028_884ea2eee7ef97eb015d4ee78339e7fe
z3756013214377_09bd77ac773850170c4f87ca634772a0
z3756013209397_cdc535de0f8680369c2c7e920068355c

6h sáng ngày 28/9, bão Noru đã quét qua một số địa phương. Lực lượng kỹ thuật Viettel lập tức đi vào các điểm nóng. Tuy nhiên tình trạng cây đổ sau bão gây khó khăn cho anh em kỹ thuật.

z3755991870589_91690b96c5dd940626a7896c880dd20c
z3755991869308_e2b46949b21ad9879dbd9ee9536004f5
z3755991906656_2d05204ef2e593e79170e0e570bf6cea

0h sáng ngày 28/9, PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ rà soát tình hình ém quân tại các điểm nóng bằng cách liên hệ ngẫu nhiên. Kết quả kiểm tra của PTGĐ Tập đoàn cho thấy nhân sự ém quân đều nắm rõ về quy trình ứng cứu, thao tác vận hành/trạng thái vận hành của các trang thiết bị, sẵn sàng khối lượng xăng dầu cho máy phát điện... 

Tuy nhiên kết quả kiểm tra cũng xác định một vài trường hợp đang không túc trực tại trạm. PTGĐ Đào Xuân Vũ yêu cầu các tỉnh/Tp quán triệt lại CBNV nêu cao tinh thần trách nhiệm khi ém quân, phải luôn có mặt tại trạm, sẵn sàng ứng cứu nhanh nhất có thể.

hopdem3
hopdem

"Đêm trắng" của người Viettel

Đêm 27, rạng sáng 28/9, tâm bão Noru đổ bộ vào Quảng Nam, Đà Nẵng với sức gió 117 km/h mạnh cấp 12-13, kèm theo mưa lớn. Hàng nghìn người Viettel đã thức trắng để theo dõi diễn biến cơn bão, tình hình mạng lưới và sẵn sàng mọi kịch bản để khôi phục dịch vụ ngay sau khi bão qua.

Trong ảnh là PTGĐ VCC Nguyễn Huy Dũng đang họp tại NOC dã chiến tỉnh Bình Định để chỉ đạo ứng cứu thông tin tại các trạm theo mức ưu tiên và phương án chạy máy phát điện các trạm BTS có truyền dẫn đầu vòng ring và cuối vòng ring nhằm đảm bảo thông tin khi bão vào gây mất điện diện rộng toàn tỉnh.

241 đội cơ động từ các tỉnh lân cận đang nhanh chóng di chuyển đến hỗ trợ công tác ứng phó bão tại 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Các đội cơ động sẽ không dừng lại ăn tối mà chủ động ăn trên xe ô tô để có thể đến vị trí ứng cứu trong thời gian sớm nhất. Muộn nhất là 19h00 tối nay, 27/9, tất cả các đội sẽ đến nơi. Ngoài ra, KV3 của VCC và đối tác ACT cũng tiếp tục điều động thêm 50 đội đến các tỉnh miền Trung.

17h30, bão Noru đã áp sát Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Dù tâm bão còn cách đất liền gần 200 km, nhưng rìa cơn bão đã vào các tỉnh miền Trung. Không khí chống bão vẫn rất "nóng" ở các đơn vị của Viettel. Trước đó, vào lúc 16h00, PTGĐ VTNet Nguyễn Văn Quyết trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị tại các trạm gồm máy nổ, xăng dầu, hạ tải cột, gia cố nhà container, nhân sự ém quân cũng như lương thực thực phẩm cho anh em trực tại trạm.

Tại 11 tỉnh nguy cơ bị ảnh hưởng của bão, Viettel kích hoạt mô hình "NOC dã chiến" để thực hiện giám sát chi tiết, liên tục tình hình mạng lưới và điều hành ứng cứu thông tin trên địa bàn tỉnh. Mỗi "NOC dã chiến" đều có đầy đủ máy móc, thiết bị và nhân sự các mảng di động, cơ điện, CĐBR, truyền dẫn, phần mềm. Lực lượng sẽ tiến hành trực theo ca, kíp và duy trì 24/24. Song song với "NOC dã chiến" đặt ở tỉnh, VTNet cũng có bộ phận NOC để giám sát, điều hành mạng lưới trên toàn quốc và khu vực.

Đội ngũ Viettel ở Đà Nẵng đang gấp rút hoàn thành công tác hạ tải và cấp ứng xăng dầu ở các điểm cuối cùng trong buổi chiều ngày 27/9 trước khi bão đổ bộ.

Các kỹ sư VTNet cùng anh em kỹ thuật tuyến đầu "đội mưa" kiểm tra, sửa chữa máy nổ trước khi chuyển đến các vị trí trạm xung yếu, các vị trí bố trí nhân sự ém quân. Theo chia sẻ của Đ/c Nguyễn Xuân Công, TT Vận hành Khai thác Toàn cầu của VTNet đang hỗ trợ tại tỉnh Quảng Nam, tất cả máy phát điện chuyển ra tuyến đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng từng cái một từ kho. "Chúng ta không thể đủ nhân sự để đến từng trạm sửa chữa khi phát sinh vấn đề. Đồng thời, máy nổ từ các tỉnh khác chuyển đến cũng có thể bị lỗi trong quá trình vận chuyển đường xa nên toàn bộ số máy này cũng cần được kiểm tra, khắc phục trước khi lên tuyến. Với khối lượng công việc này, anh em đều phải nỗ lực hơn 100% sức lực mới có thể kịp thời chuẩn bị khi bão đã cận kề vào tới đất liền", đồng chí Công nói.

15h30, Quảng Nam cũng đã xuất hiện mưa lớn. Anh em kỹ thuật vẫn đang hối hả chuyển máy nổ đến các trạm BTS.

Theo phản ánh của các đồng nghiệp ở huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) lúc 14h00, thời tiết đang mưa rất to, gió giật mạnh. Đây cũng là nơi đầu tiên bão Noru vào trước khi tới đất liền.

Được giao nhiệm vụ điều hành ứng phó bão tại 2 huyện Cẩm Lệ và Hòa Vang của TP Đà Nẵng, Đ/c Cao Đăng Hiếu, Trưởng phòng IP-BRCĐ, TT Kỹ thuật KV2 của VTNet cho biết: "Dù đã trải qua rất nhiều cơn bão của miền Trung, nhưng khi cùng anh em tuyến đầu xông pha, tôi mới cảm nhận hết được sức nóng ở đây. Một “núi” việc lực lượng kỹ thuật phải thực hiện mà thời gian thì ít vô cùng. Anh em làm quên ăn, quên ngủ. Xong việc luôn là ưu tiên hàng đầu. Có những đồng chí lên đường từ sáng sớm, làm việc từ trạm này sang trạm khác, đến chiều tối mới có thời gian để ăn".

Với cương vị người điều hành ở địa phương, đồng chí Hiếu cũng phải bám sát chỉ đạo từ cấp trên, đồng thời tổ chức triển khai để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão, sẵn sàng các phương án để ứng cứu nhanh nhất có thể sau bão, kịp thời khôi phục mạng lưới phục vụ người dân. Và đặc biệt là đảm bảo an toàn về người trong quá trình chống bão.

"So với những lần trước, dù đây là siêu bão lớn nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, nhưng chúng ta đã rất chủ động trong công tác chuẩn bị. Cùng với đó, anh em tuyến đầu đã có được sự hỗ trợ tích cực từ các công cụ, phần mềm tự động giám sát, tối ưu và điều hành mạng lưới do chính người Viettel xây dựng nên. Và trên hết, tinh thần người Viettel luôn sẵn sàng dấn thân, cống hiến hết mình để bảo vệ mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc", đồng chí Hiếu chia sẻ.

Tại Quảng Trị, lực lượng Viettel Post đã tổ chức phân công nhân sự trực ban, dự phòng công tác tài chính, chuẩn bị các trang thiết bị, vật tư cần thiết sẵn sàng ứng phó khi có yêu cầu. Các CBNV cũng thực hiện gia cố mái nhà bằng các bao cát, bao nước ở các góc, lốp xe ô tô cố định mái tôn, căng dây thép... đồng thời gia cố các cửa, thanh chắn và bảo quản hàng hóa bằng cách dùng bạt phủ, kệ, ballet, bao bóng tải nhằm đảm bảo tối đa an toàn về người và tài sản tại đơn vị.

Chi nhánh Bưu chính Đà Nẵng đã huy động hơn 40 người tham gia công tác ứng cứu bão. Các nhân sự đều được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ trước khi lên đường.

Chi nhánh Bưu chính Quảng Nam tiến hành tháo bảng biển, chặt bớt cành cây to để giảm thiểu thiệt hại tối đa.

Sự khẩn trương không chỉ diễn ra ở các đơn vị kỹ thuật, đội ngũ nhân sự của Viettel Store cũng đang gấp rút đóng gói hàng hóa vào hộp, bọc túi nilong, sắp xếp gọn hàng vào thùng (ưu tiên thùng tôn, xốp) và cất giữ ở vị trí cao trong siêu thị, đồng thời sửa sang lại mái nhà, kiểm tra xung quanh siêu thị để gia cố, khơi thông mương, rãnh. Viettel Store cũng bố trí nhân sự trực tại siêu thị để chống bão, đồng thời lập danh sách lực lượng trực tiếp điều hành công tác chống bão trên toàn quốc.

20220927_133108

Sáng ngày 27/9, tại Đà Nẵng, ngay sau cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị ứng phó với bão, PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ đã đi kiểm tra tình trạng 1 trạm BTS ven biển tại quận Ngũ Hành Sơn. Trước lo lắng của chủ nhà về việc trạm đặt trên nóc, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn và đoàn công tác đã đánh giá trạm rất chắc chắn, nên tiếp tục phân tích, giải thích đầy đủ để người dân hiểu, yên tâm, ủng hộ và phối hợp với Viettel trong suốt quá trình bão vào.

Nhấn mạnh diễn biến phức tạp và mức độ ảnh hưởng của bão số 4 với cường độ gió rất lớn và sau bão sẽ có hoàn lưu mưa to, ngày 26/9, Chủ tịch - TGĐ Tập đoàn Tào Đức Thắng đã yêu cầu tất cả CBNV Viettel trên địa bàn các tỉnh/Tp bị ảnh hưởng đều phải vào cuộc. Ban Chỉ đạo tiền phương của Tập đoàn, các Tổng Công ty, Công ty phải hết sức khẩn trương, quyết liệt và tuyệt đối không được chủ quan. Các đơn vị phải sẵn sàng phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn cho CBNV, cho thông tin liên lạc, tài sản,..

Vào những thời điểm đương đầu với thiên tai như lúc này, tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể của người Viettel được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. 717 đội ứng cứu thông tin từ các đơn vị của VCC và VTNet trên toàn quốc được thành lập, sẵn sàng đi vào nơi bão đổ bộ để cùng các đồng nghiệp ở đây ứng phó với siêu bão Noru. Mỗi đội sẽ gồm các nhân sự phụ trách từng mảng trạm BTS, cố định băng rộng, máy phát điện, truyền dẫn và lái xe. Đội kỹ thuật từ Đắk Lắk đã đến Quảng Nam để tham gia hỗ trợ ứng cứu bão Noru. Gần 20 đồng nghiệp từ Bắc Giang đã di chuyển đến Quảng Nam.

fd95cf39bfab7bf522ba

PTGĐ VTNet Nguyễn Văn Quyết, trưởng đoàn tiền phương tại Quảng Nam đã tổ chức họp triển khai các phương án chống bão từ chiều ngày 26/9.

Trước thông tin về cơn bão, VTNet và VCC quyết định thành lập các đoàn tiền phương và hiện tại đều đã có mặt tại các tỉnh để sẵn sàng hỗ trợ, kiểm tra, điều hành quá trình phòng, chống thiên tai. Tại Quảng Ngãi, đoàn tiền phương do Đ/c Trương Quang Nguyên, PGĐ TT Kỹ thuật KV2 (VTNet) làm trưởng đoàn đã rà soát lại hệ thống nhà trạm, tuyến cáp, máy nổ, xăng dầu, công cụ dụng cụ ứng cứu thông tin ở các vị trí xung yếu. Đồng chí Trưởng đoàn yêu cầu huấn luyện thêm cho lực lượng ém quân về kỹ năng vận hành, tự sửa chữa máy nổ.

Trong 2 ngày gần đây, lực lượng kỹ thuật của VCC đã tiến hành hạ tải trạm BTS, chuẩn bị máy phát điện và dự phòng xăng dầu tại các vị trí nhà trạm.

Cơn bão Noru được các đánh giá mạnh nhất trong 20 năm qua, có hình thái tương tự bão Xangsane đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam vào tháng 9/2006 hay bão Ketsana vào Quảng Nam - Quảng Ngãi cuối tháng 9/2009. Trong ảnh là dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Noru lúc 4h sáng ngày 27/9/2022. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, bão đã tăng hai cấp so với cuối ngày 26/9. Theo nhận định của TCT Mạng lưới Viettel, rủi ro thiên tai của bão số 4 đạt cấp độ 4 tại các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

  • 4823
  • 19
  • 1

PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ: ‘Phải chống bão Noru bằng sự chuẩn bị tốt nhất, tinh...

  • 2305

Viettel kích hoạt phương án ứng phó với Noru - cơn bão mạnh nhất trong 20 năm...

  • 2017

Siêu bão Noru: Lính kỹ thuật Viettel 'chạy đua' với thời gian

  • 1396

Viettel Hà Giang và 20 năm biến giấc mơ thành sự thật nơi địa đầu Tổ quốc

  • 107

Nghe hacker mũ trắng Viettel bật mí cách đặt mật khẩu

  • 959

Tư lệnh Quốc phòng Malaysia 'cực kỳ ấn tượng' với khí tài của Viettel

  • 268

Giám đốc Viettel Bắc Giang chia sẻ khát vọng vào Top 10 chi nhánh tốt nhất

  • 736
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua