Quỳnh Nguyễn (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 14:11 - 23.01.2024
Năm 2024 là một năm đặc biệt. Đây là năm bản lề của nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp và cũng là năm rất ý nghĩa với Viettel vì kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Tập đoàn, 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tập đoàn và các cơ quan, đơn vị đã xác định nhiều mục tiêu then chốt, nhiều nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành để chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước, Quân đội và Viettel năm 2024. Những mục tiêu này được thống nhất trong quá trình các đơn vị xây dựng kế hoạch năm, tiếp tục được Chủ tịch - Tổng Giám đốc Tào Đức Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị Quân chính của Tập đoàn, đồng thời được lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quán triệt trong hội nghị giao ban hay lễ ra quân đầu năm.
Tiếp tục đặt mục tiêu cao trong bối cảnh nhiều thách thức, nhiều tình huống dự báo sẽ diễn biến bất ngờ, Chủ tịch Tập đoàn Tào Đức Thắng đã chính thức công bố thông điệp thi đua mới của Viettel năm 2024 là:
CHUNG SỨC ĐỒNG LÒNG, CỘNG HƯỞNG GIÁ TRỊ, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Chung sức đồng lòng: Nghĩa là người Viettel cùng đoàn kết, đồng thuận, trên dưới một lòng, siết chặt tay nhau, giúp nhau tiến bộ. Chữ “đồng” còn có nghĩa là cùng nhau. Mỗi cá nhân, tập thể tốt thì Viettel cũng tốt, và ngược lại. “Đồng” còn có nghĩa là cùng chung nhận thức, cùng chung ý chí, cùng chung quyết tâm, cùng chung hành động và cùng nhau thành công. “Đồng” còn có nghĩa mỗi CBNV đều là người Viettel, vì thế đều có trách nhiệm xây dựng Viettel, trân quý Viettel, gắn bó và cống hiến cho Viettel, coi Viettel là gia đình của mình.
Cộng hưởng giá trị: Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Triết lý thương hiệu của Viettel là cộng hưởng để tạo sự khác biệt. Viettel khai thác, phát huy thế mạnh trong nội tại Tập đoàn và cả những giá trị từ cộng đồng, xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hòa. Trong bối cảnh hiện nay, sự cộng hưởng là điều kiện cần thiết để Viettel mở thêm những cơ hội mới.
Kiến tạo tương lai: Kiến tạo một tập đoàn công nghiệp công nghệ cao toàn cầu, một hạt nhân xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại của đất nước, một Viettel tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số. Muốn vậy, Viettel cần nhanh hơn, toàn diện hơn, xuất sắc hơn, cần nhanh chóng triển khai các sản phẩm công nghệ để vươn ra toàn cầu.
Thông điệp thi đua cũng chính là khẩu hiệu hành động của Viettel năm 2024, từ đó, mỗi tập thể, mỗi cá nhân trong Tập đoàn cùng biết, hiểu, nhớ và vận dụng vào thực tế, để công việc của mình tốt lên, tạo ra nhiều giá trị hơn, đóng góp vào sự phát triển chung của Tập đoàn.
Nhiệm vụ trọng tâm của các lĩnh vực, các đơn vị năm 2024:
Với lĩnh vực viễn thông:
VTT: Tập trung triển khai tổng thể các giải pháp chuyển dịch toàn bộ thuê bao 2G lên 4G; Thúc đẩy phát triển các thuê bao số để mang lại nguồn tăng trưởng trong giai đoạn tớí. Phát triển 2 triệu thuê bao Smarthome và 11,5 triệu thuê bao TV360.
VTNet: Giữ vững vị thế là nhà mạng với chất lượng dịch vụ vượt trội và tiên phong về công nghệ. Dồn tổng lực phát triển hạ tầng đảm bảo vùng phủ 4G tương đương với 2G. Ứng dụng mạnh mẽ trí tuệ nhân tạo để tự động hóa công tác vận hành khai thác.
VTG: Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài với mục tiêu tỷ lệ hoàn vốn đạt 84%. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại cấp cao và giải quyết các vấn đề pháp lý của thị trường.
VCC: Phát huy năng lực, kinh nghiệm để giữ vững thị phần cho thuê hạ tầng số 1 Việt Nam, đảm bảo chất lượng vận hành khai thác tại Việt Nam và các thị trường Campuchia, Myanmar vượt trội so với đối thủ.
VTK: Mở rộng phát triển lĩnh vực mới từ đo lường sang tối ưu chất lượng dịch vụ, góp phần đem lại tăng trưởng doanh thu 30% so với năm 2023.
Lĩnh vực Giải pháp CNTT và Dịch vụ số:
VTS: Tăng cường hợp tác để phát triển hệ sinh thái dịch vụ Cloud với doanh thu đạt 500 tỷ, gấp hơn 3 lần so với năm 2023; Duy trì thị phần số 1 về giải pháp CNTT và chuyển đổi số cho các Bộ, ban ngành và Chính quyền địa phương.
VDS: Tập trung phát triển kinh doanh các dịch vụ tài chính số, mục tiêu doanh thu tăng trưởng gấp 5 lần so với năm 2023; Hoàn thành đề án và xin cấp phép dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử.
VTM: Tập trung phát triển 3 lĩnh vực chiến lược là nội dung số chất lượng cao, quảng cáo số, kinh doanh bản quyền với mục tiêu doanh thu tăng trưởng 20% so với năm 2023; Phát triển các nội dung số chất lượng cao trên nền tảng AR/VR để chuẩn bị cho các dịch vụ 5G.
IDC: Duy trì vị thế số 1 về thị phần data center và cloud, mở rộng các không gian kinh doanh mới, vươn ra quốc tế, mục tiêu doanh thu tăng trưởng 18% so với năm 2023.
VCS: Tiếp tục khẳng định vị thế số 1 về an toàn thông tin tại Việt Nam, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ ATTT ra quốc tế, tập trung vào thị trường Nhật Bản và Philippines. Doanh thu tăng trưởng trên 40% so với năm 2023.
VDTC: Mở rộng khai thác các dịch vụ mới trong hệ sinh thái Giao thông thông minh, mục tiêu doanh thu tăng trưởng trên 15% so với năm 2023.
Viettel AI: Ứng dụng AI sâu rộng vào mọi hoạt động của Tập đoàn với các ứng dụng Trợ lý ảo cho khách hàng viễn thông, AI robot hoạt động ngoài trời, Digital Twins quản lý đô thị thông minh. Mục tiêu doanh thu tăng trưởng 60% so với năm 2023.
VTIT: Hệ thống hoá toàn bộ quy trình, hướng tới mục tiêu vươn ra nước ngoài, mục tiêu doanh thu tăng trưởng 46%, trong đó doanh thu ngoài tăng hơn 7 lần so với năm 2023.
Lĩnh vực NCSX:
VHT: Nâng cấp phiên bản UAV mới, chính thức công bố hệ sinh thái thiết bị 5G do Viettel sản xuất; Đẩy mạnh kinh doanh ra bên ngoài Tập đoàn và ra quốc tế, tổng doanh thu tăng trưởng 10% so với năm 2023.
VTX: Đồng loạt triển khai rất nhiều nhiệm vụ quan trọng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao trong đề án A1 và chương trình T-09.
VMC: Phát triển sản phẩm thiết bị năng lượng xanh, mục tiêu nghiên cứu thành công 3 sản phẩm mới và đưa vào kinh doanh; Tiếp tục tìm kiếm cơ hội để mở rộng sản xuất đối với cả lĩnh vực dân sự và quân sự. Mục tiêu doanh thu phải tăng trưởng 14%.
Lĩnh vực Logistic, TMĐT và các lĩnh vực khác:
VTPost: Cung cấp giải pháp toàn trình cho logistics xuyên biên giới và triển khai tuyến vận chuyển đường sắt liên vận Việt Nam - Trung Quốc; Mở rộng đầu tư nước ngoài tại Myanmar, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan tạo hành lang kết nối thương mại xuyên biên giới giữa Trung Quốc và ASEAN, mục tiêu doanh thu tăng 30% so với năm 2023.
VCM: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ mới, ngành hàng mới, mục tiêu tổng doanh thu tăng trưởng 8% so với năm 2023.
VTSport: Với vị thế của đội bóng Thể công - Viettel, mục tiêu phải lọt vào Top 3 và cạnh tranh chức vô địch quốc gia, giành chức vô địch cúp quốc gia.
XMCP: Bằng mọi cách phải vượt qua giai đoạn khó khăn, đẩy mạnh hợp tác, kinh doanh với mục tiêu doanh thu tăng trưởng 20% so với năm 2023.
VAM: Đẩy nhanh các dự án tòa nhà văn phòng, cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu sản xuất và các trung tâm dữ liệu tại Hà Nội, Tp.HCM, trọng tâm là hoàn thành đưa vào sử dụng dự án A1 Thái Nguyên và bàn giao xưởng X4 để khánh thành tổ hợp sản xuất công nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc.
Học viện Viettel: Tổ chức các chương trình đào tạo phát triển năng lực theo 4 trụ của chiến lược đào tạo - phát triển của Tập đoàn và nghiên cứu, xây dựng đề án Đại học số.
Lĩnh vực quản lý: Tiếp tục triển khai chương trình củng cố và phát triển văn hóa, triển khai hiệu quả các hoạt động gắn kết, giữ gìn đoàn kết trong từng cơ quan, đơn vị. Bám sát, tham gia đề xuất các cơ chế, chính sách để thúc đẩy hoạt động SXKD của Tập đoàn như Đề án 51, cơ chế xác định giá mua sản phẩm CNQP do Viettel nghiên cứu sản xuất; giấy phép chuyển mạch bù trừ điện tử; cơ chế thoái vốn các công ty tại nước ngoài… Triển khai đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn đến 2025.