Trà My (TCT Công nghiệp công nghệ cao Viettel) đã đăng lúc 17:04 - 18.01.2023
Ngày hôm nay, đứng trước nhu cầu thời đại, VHT có năng lực cung cấp đa dạng loại hình khí tài với hơn 50 chủng loại sản phẩm đã cung cấp tới lực lượng vũ trang, có khả năng làm chủ những khí tài mang hàm lượng công nghệ cao mà chỉ một số ít nước sở hữu.
Sản phẩm mô phỏng duy nhất trên thế giới
Đã từng bay trên những loại buồng tập mô phỏng máy bay chiến đấu MIG 17 và MIG 21, rồi bay trên buồng lái mô phỏng máy bay chiến đấu F16 của Bỉ và cũng từng bay trong buồng tập máy bay hàng không dân dụng của Singapore, khi trải nghiệm lái hệ thống huấn luyện kíp chỉ huy bay và phi công SU30-MK2 do VHT chịu trách nhiệm nghiên cứu, Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lực lượng lao động, Trung tướng Phạm Tuân đã bày tỏ:
"Tôi thực sự bất ngờ khi nổ máy máy bay lăn ra đường bay. Mở máy, cất cánh và thực hiện động tác nhào lộn trên không, bầu trời và mọi thứ quay không khác gì tôi ngồi trên máy bay nhào lộn. Đó là cảm giác sâu sắc nhất của tôi và tôi nghĩ rằng điều này để lại cho tôi ấn tượng không khác gì chuyến bay ngày xưa, hệ thống này không thua kém bất kỳ sản phẩm của các nước tiên tiến. Tôi thực sự rất mừng khi Viettel có tiến bộ lớn trong chế tạo những thiết bị mới phục vụ nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Và nếu như các phi công của chúng ta được sử dụng mô phỏng máy bay này chắc chắn sẽ giảm giờ huấn luyện trên máy bay rất nhiều, mà giảm được giờ đem lại biết bao lợi ích. Đó là khí tài, xăng dầu, phục vụ rồi đến ô nhiễm môi trường”.
Hệ thống huấn luyện kíp chỉ huy bay và phi công SU-30MK2 là thành quả 5 năm miệt mài nghiên cứu của những kỹ sư mô phỏng VHT. Thành tựu này đánh dấu Viettel trở thành đơn vị thứ 2 trên thế giới sau hãng sản xuất máy bay SU-KHOI nghiên cứu và phát triển thành công buồng tập lái cho máy bay thế hệ thứ 4 SU-30MK2. Đặc biệt, tổ hợp mô phỏng này là sản phẩm duy nhất trên thế giới cho phép huấn luyện đồng thời phi công và lực lượng mặt đất trong cùng một kịch bản huấn luyện.
Quay trở lại 12 năm trước, các thiết bị đầu quân sự đầu tiên ra đời: Từ máy thông tin quân sự công nghệ SDR, hệ thống cảnh giới và bảo vệ vùng trời quốc gia VQ1-M, radar 2D cảnh giới tầm thấp, hệ thống trinh sát vô tuyến điện tử,... Rồi đến máy thông tin công nghệ SDR tầm xa, hệ thống radar thụ động, .... Tiếp đó là máy thông tin đa băng nhảy tần, hệ thống trinh sát điện tử thông minh, mô phỏng xe tăng, mô phỏng máy bay chiến đấu, đài radar 3D, hệ thống VQ2-M,...
Công nghệ lõi – quyết tâm làm chủ bằng được
Làm chủ từ gốc của quá trình nghiên cứu, làm chủ tối đa công nghệ lõi, những module thành phần cốt yếu nhất chính là cách làm của người VHT trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
Bằng sự góp sức của tập thể hơn 40 kỹ sư Trung tâm Radar, sau 4 năm nghiên cứu, VHT làm chủ hoàn toàn hệ thống đài radar 3D băng S bao gồm cả phần cứng và phần mềm, cơ khí.
Hiện nay, chỉ một số ít đếm trên đầu ngón tay các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Israel, Pháp làm chủ radar 3D. Cả 2 đài radar VRS-SRS và VRS-MRS thuộc hệ thống radar 3D do VHT làm chủ có độ phức tạp cao, ứng dụng nhiêu công nghệ hiện đại như: Thiết kế, chế tạo ăng-ten mảng khe; chế áp nhiễu; chế áp cánh sóng phụ;…
Ngày đề cập vấn đề nghiên cứu sản phẩm với đơn vị sử dụng, khách hàng bày tỏ: “Chúng tôi không tin các anh làm được”, kỹ sư Nguyễn Thế Anh, chủ nhiệm đề tài dự án đến bây giờ vẫn không quên câu nói đó. Ngày sản phẩm hoàn thiện, đứng trước đài radar, họ bình luận: “Không thể tin được đây là sản phẩm của các anh”. Sự ngỡ ngàng của đơn vị sử dụng đã chứng minh năng lực, khả năng thiết kế của người VHT.
Trước một hệ thống siêu trường siêu trọng, thiết kế radar 3D là bài toán rất khó nhưng nhóm thực hiện đề tài quyết tâm làm chủ công nghệ về cả phần cứng và phần mềm. Anh Thế Anh quan điểm rằng: “Khó nhưng cứ mạnh dạn lao vào, kiểu gì cũng có cách làm. VHT phải làm chủ mọi công nghệ bởi chúng ta phải bảo đảm khả năng vận hành sau này. Nếu mình làm không tốt sẽ phụ thuộc nước ngoài dẫn đến không thể bảo hành 24/7 cho người dùng”.
Làm chủ từ gốc của quá trình nghiên cứu, làm chủ tối đa công nghệ lõi, những module thành phần cốt yếu nhất chính là cách làm của người VHT trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Với cách làm ấy, dù hành trình sản xuất thiết bị quân sự công nghệ cao bắt đầu từ con số 0 song người VHT tìm tòi bằng mọi cách, họ học để biết, rồi kế thừa cái biét sau khi học tập để tiếp tục đổi mới, sáng tạo, phát triển thành tri thức mới. VHT đã có chiến lược nghiên cứu tiếp cận được với xu hướng công nghệ quân sự mới nhất của thế giới, làm chủ nhiều công nghệ lõi quan trọng, sở hữu những bằng sáng chế ở cả những thị trường khó tính nhất. Đặc biệt, trong những năm gần đây, những kết quả ấy càng thể hiện rõ nét.
Hơn 50 chủng loại sản phẩm quân sự do VHT cung cấp, trang bị tới lực lượng vũ trang trong 12 năm qua là kết quả cho hành trình không ngừng nghỉ của VHT cùng Tập đoàn Viettel trên con đường trở thành nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Quay trở lại 12 năm trước, các thiết bị đầu quân sự đầu tiên ra đời: Máy thông tin quân sự công nghệ SDR, hệ thống cảnh giới và bảo vệ vùng trời quốc gia VQ1-M, radar 2D cảnh giới tầm thấp, hệ thống trinh sát vô tuyến điện tử, rồi đến máy thông tin công nghệ SDR tầm xa, hệ thống radar thụ động, radar cảnh giới biển tầm trung. Tiếp đó là đến máy thông tin đa băng nhảy tần, hệ thống trinh sát điện tử thông minh, mô phỏng xe tăng, mô phỏng máy bay chiến đấu, đài radar 3D, hệ thống VQ2-M. Hơn 50 chủng loại sản phẩm quân sự đã được cung cấp, trang bị cho lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Trong Triển lãm Expo 2022, những sản phẩm quân sự do VHT nghiên cứu đã nhận được sự quan tâm và ngỏ ý đặt hàng của bè bạn quốc tế.
Những sản phẩm ấy là kết quả cho hành trình không ngừng nghỉ của VHT cùng Tập đoàn Viettel trên con đường trở thành nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ.