Mai Lan (Viettel Global) đã đăng lúc 15:49 - 17.02.2024
“Không có dấu hiệu nào của cuộc sống hiện đại, ngoại trừ sóng 4G của Metfone”
Tại vùng rừng núi Koh Ker, huyện Kulen, tỉnh Preah Vihear, mọi người thường biết đến ngôi đền Koh Ker là di sản văn hóa thế giới vừa được UNESCO công nhận vào cuối năm 2023. Nhưng chỉ cần đi sâu vào rừng thêm từ 7 đến 8 km, những ngôi làng “nguyên thủy” sẽ xuất hiện. Một trong số đó là làng Koh Ker - cách khu di tích 5km và đường quốc lộ 15km.
Ở đây, người dân không có điện, không có đường nhựa, không có trạm y tế, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp và việc khai thác những cánh rừng giá trị thấp. Gần như không có dấu hiệu nào của cuộc sống hiện đại tại khu vực này, ngoại trừ sóng 4G của Metfone.
Việc xuất hiện internet di động tốc độ cao của Metfone khởi đầu cho rất nhiều tương lai mới được mở ra tại đây: người dân được tiếp cận thông tin, các thanh niên đã bước chân ra khỏi làng để tìm kiếm cơ hội ở thế giới bên ngoài, trẻ em đã có thể tiếp cận với nhiều tri thức mới, giúp thế hệ tương lai có cơ hội phát triển tốt hơn.
Bà Pren Noeun, trưởng làng Koh Ker, chia sẻ: “Sóng điện thoại giúp chúng tôi truy cập được internet, biết được thế giới xung quanh đang diễn ra như thế nào. Tôi có thể tiếp nhận các thông tin từ chính quyền xã để truyền tải đến người dân trong làng qua điện thoại, chứ không cần phải đi xe 15km ra trụ sở xã như trước nữa”.
Thị phần luôn duy trì số 1 trong nhiều năm, tỉ lệ thuê bao data/thuê bao thực hiện là 92,5% là cách mà sóng 4G Metfone trở thành một phần không thể thiếu của rất nhiều người dân kể từ khi có mặt tại Campuchia vào năm 2016.
Với hệ thống mạng truyền dẫn trên 44.000 km cáp quang phủ tới 25/25 tỉnh/thành phố, 100% quận huyện sử dụng công nghệ Metro Ethernet Full-MPLS tiên tiến trên thế giới, trên 17.000 trạm BTS với đầy đủ công nghệ 2G, 3G, và 4G, Metfone đã tạo cơ hội cho tất cả mọi người đều có thể cơ hội sử dụng điện thoại, trong đó có người nghèo, người dân ở vùng núi xa xôi hay biển đảo.
Đến nay, Metfone tự hào là nhà cung cấp viễn thông và công nghệ thông tin duy nhất ở Campuchia có đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho IoT và chuyển đổi số với hạ tầng kết nối truyền dẫn quốc tế lớn nhất thông qua các hệ thống cáp quang biển APG, IA, AAE-1, kết nối đất liền. Điều này trở thành tiền đề quan trọng để hiện thực hóa khát vọng tiên phong kiến tạo xã hội số, trách nhiệm to lớn của Metfone trong công cuộc xây dựng xã hội số, kinh tế số tại Campuchia.
Hệ sinh thái số Metfone len lỏi từng ngóc ngách đời sống tại Campuchia
Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số tại Campuchia, Metfone liên tục đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông với công nghệ hiện đại nhất như 4.5G, 5G, Narrowband IoT, Big data, AI,…. và vùng phủ sóng rộng nhất. Đây là yếu tố quan trọng nhất để Metfone tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
Đặc biệt, Metfone luôn thể hiện vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số cho chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội Campuchia bằng việc tư vấn, hỗ trợ và đồng hành cùng chính phủ, doanh nghiệp và người dân Campuchia ứng dụng các công nghệ số, giải pháp số phục vụ mọi hoạt động của xã hội.
Cách thủ đô Phnom Penh hơn 300 km, tại vùng Bắc và Tây Bắc của Campuchia, là nơi những khu rừng cao su nối tiếp nhau kéo dài bất tận. Các khu vực này cách rất xa khu dân cư và thường có vài nghìn công nhân làm việc trong mỗi cánh rừng. Không chỉ dừng lại ở việc lắp đặt trạm phát sóng ngay giữa các khu rừng cao su, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, Metfone còn mang eMoney tới đây - ứng dụng tài chính số đã tạo ra bước ngoặt cho hoạt động của các công ty cao su tại đây.
Trước khi eMoney xuất hiện, đối với doanh nghiệp có 1200 công nhân như công ty TNHH Cao su Mekong, mỗi lần đến kỳ phát lương phải cần đến 12 bàn phát lương liên tục và hơn 30 người hỗ trợ trả lương cho công nhân. Mỗi tháng 2 lần, công nhân sẽ được nghỉ 1 ngày chỉ để... nhận lương. Việc phát lương thủ công tiềm ẩn nhiều rủi ro nhầm lẫn, rơi mất, thậm chí bỏ sót công nhân.
Nhưng giờ điều này không còn xảy ra nữa: Khách hàng có thể rút tiền mặt tại tất cả các điểm bán của Metfone trên toàn quốc, chứ không cần cây ATM hay nhiều thủ tục khác như khi sử dụng ngân hàng, đi kèm là tính năng chuyển tiền nhanh chóng, tiện lợi và an toàn của eMoney đã giúp những người lao động tại đây không cần phải xếp hàng hàng giờ đồng hồ để nhận lương hay đi hàng chục cây số để gửi tiền về cho gia đình. Tiền lương luôn được phát đúng, phát đủ và các doanh nghiệp cao su cũng lược bỏ được những lo lắng khi trả lương bằng tiền mặt. Cột sóng viễn thông và ví điện tử eMoney dần trở thành người bạn không thể tách rời với các công ty cao su trên khắp đất nước Campuchia.
Không chỉ dừng lại ở eMoney, Metfone hiện sở hữu hệ sinh thái số hoàn chỉnh với 12,5 triệu người dùng, trong đó phải kể đến nền tảng với các hoạt động marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng của Metfone hiện có hơn 10 triệu người đăng ký và theo dõi trên Facebook, Youtube, Tiktok, Telegram, CamID. Đối với khách hàng cá nhân, siêu ứng dụng CamID của Metfone cho đến nay đã cán mốc hơn 7 triệu lượt tải ứng dụng. eMoney là ví điện tử lớn nhất của Campuchia, đứng đầu về thị phần ví điện tử với 1.000.000 thuê bao.
Với triết lý “Không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình kiến tạo xã hội số”, những thành tựu chuyển đổi số của Metfone trên khắp các hoạt động của Campuchia chính là bảo chứng cho cam kết mạnh mẽ của công ty trong việc thúc đẩy chuyển đổi số và phục vụ xã hội.