PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ: '5G sẽ là xu thế chủ đạo'

Phương Linh (Ban Truyền thông) đã đăng lúc 21:26 - 31.12.2022

Tại Hội nghị Quân chính năm 2022, PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ đưa ra những nét khái quát về xu hướng công nghệ trên thế giới, qua đó định hướng cho các cơ quan, đơn vị của Viettel đẩy mạnh thực thi chuyển đổi số và áp dụng các công nghệ mới trong thời gian tới.

Theo Ookla® 5G Map™, tính đến 30/11/2022 đã có hàng triệu trạm 5G tại gần 130 quốc gia trên thế giới. Còn theo Ericsson, 1/3 số nhà mạng 5G coi Fix Wireless Access (FWA) là dịch vụ chủ đạo cho khu vực nông thôn khó khăn. Thậm chí như Jio ở Ấn Độ đang có tham vọng cung cấp 5G đến 100 triệu hộ gia đình bằng FWA. Điều này cho thấy 5G vẫn là một xu thế chủ đạo cho thời gian tới.

Cũng theo Ookla, dự báo năm 2023 các nhà mạng sẽ tập trung lớn vào chất lượng trải nghiệm, hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hoạt động của các hệ thống khi tình hình lạm phát diễn ra ở nhiều nước.

Trong báo cáo của Roland Berger, các Telco sẽ lấy lại một phần vị thế doanh thu, lợi nhuận so với nhóm GAFAM (Google, Apple, Facebook, Amazon, Microsoft) bằng cách tạo ra danh mục các lĩnh vực sản phẩm số hoàn chỉnh nhất xoay quanh 6 lĩnh vực chính: Nội dung số, quảng cáo số, IoT, AI/Robotics, tài chính số, cloud/phân tích dữ liệu.

Với xu hướng như vậy, PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ đã đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và áp dụng công nghệ mới tại Viettel.

DSC_8182

Cụ thể, với Viettel trong nước, mạng 4G tiếp tục được đầu tư, triển khai mở rộng và trở thành mạng chủ đạo giai đoạn đến 2025 với các băng tần số sẽ được bổ sung và sắp xếp lại theo thứ tự. Song song với quá trình tắt mạng 3G và tiếp theo là tắt mạng 2G.

Mạng 5G dự kiến cũng sẽ được triển khai lượng lớn, với cấp độ 5.000 trạm vào quý cuối của năm (5G NSA ở thủ phủ tỉnh và một lượng trạm 5G SA ở những khu vực có nhu cầu) trên băng tần số 2600, 700 MHz và trong tương lai là thêm vào băng 3500 MHz.

Đi kèm với một mạng vô tuyến 4G làm chủ đạo và một mạng 5G bắt đầu mở rộng đại trà, hạ tầng viễn thông thụ động sẽ được rà soát, quy hoạch lại một cách tổng thể. Đây là cơ hội để Viettel tối ưu chi phí và nâng cao chất lượng.

Các hệ thống mạng lõi, OSS, CNTT tiếp tục nâng tỷ trọng sử dụng hạ tầng Cloud theo đúng xu thế chuyển dịch. Big Data Analytics và AI sẽ áp dụng vào thông minh hóa mạng lưới, tối ưu các nghiệp vụ vận hành, tiết kiệm chi phí nhiều hơn.

Các thị trường cũng tiếp tục xu thế chuyển đổi dần từ nhà cung cấp hạ tầng và dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp hạ tầng và dịch vụ số.

DSC_8146

Để chuyển hóa các nội dung đã định hướng thành các kế hoạch hành động cụ thể, PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ đã giao nhiệm vụ đến các cơ quan (Ban Kỹ thuật, Ban CNTT, Ban Pháp chế, Ban Hành chính) cần hướng các đơn vị ngành dọc đi theo chiều sâu, phải hiểu được tri thức ngành, phải vận dụng sáng tạo và tối ưu cho thực tế Viettel. Với vai trò GSM của mình, các cơ quan của Tập đoàn phải thường xuyên cập nhật tình hình, tham mưu cho Ban TGĐ, duy trì kết nối với các đơn vị để có thông tin kịp thời, giúp lãnh đạo có chỉ đạo kịp thời và các đơn vị thực thi nhanh.

PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ cũng yêu cầu các đơn vị VTNet, VTG, VTK, IDC, XMCP, Viettel Peru cùng tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội mới, giải pháp mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thông qua các cơ quan bằng quá trình góp ý, phản biện để hình thành các chương trình, kế hoạch chi tiết, thúc đẩy trực tiếp vào hiệu quả SXKD.

Hai chỉ số ấn tượng của VTG năm 2022

Viettel bứt phá sản xuất kinh doanh năm 2022

VTIT tham dự triển lãm CNTT lớn nhất Nhật Bản

  • 1

Người Viettel chung sức đồng lòng, cam kết bứt phá trong Quý II

  • 9

Viettel nghiên cứu đầu tư trung tâm logistic tại Nam Ninh, Trung Quốc

Tập đoàn thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin

CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua