Tuổi trẻ Viettel đóng góp ý kiến quan trọng cho 2 giải thưởng của Quân đội

Huy Hoàng (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 11:35 - 05.09.2023

Đại diện Tập đoàn và các đơn vị đã đóng góp nhiều đề xuất, kiến nghị cho 2 giải thưởng là Tuổi trẻ sáng tạo Quân đội và Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân.

Ngày 28/8 vừa qua, đoàn khảo sát của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân Dân Việt Nam về kết quả thực hiện thông tư số 164/2018/TT-BQP và quyết định Quyết định số 294/QĐ-CT do Đại tá Trần Hữu Dũng, Phó trưởng ban Thanh niên Quân đội, đã đến làm việc với Tập đoàn. Từ tình hình thực tế của Viettel, đoàn khảo sát mong muốn lắng nghe ý kiến các cơ quan, đơn vị trong Tập đoàn về những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện thông tư và quyết định trên, từ đó, đề nghị sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn.

Thông tư số 164/2018/TT-BQP ngày 1-12-2018 của Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội.

Quyết định số 294/QĐ-CT ngày 3-3-2014 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành Quy chế bình chọn Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân.

20230828-TTH_4809

Đoàn công tác đánh giá cao công tác đổi mới sáng tạo ở Viettel. Với đặc thù là Tập đoàn công nghệ, trong Toàn quân, Viettel luôn tiên phong trong việc đưa ra sáng kiến, ý tưởng có giá trị làm lợi lớn, đem lại nhiều lợi ích cho Quân đội, cho nhân dân. Trong những năm qua, Viettel có 29 công trình, đề tài đạt giải Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội và 5 cá nhân đạt giải Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân. Bên cạnh đó, Viettel có đội ngũ nhân sự trẻ đông đảo, công tác tại tất cả các vị trí, bao gồm đầy đủ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên Quốc phòng và hợp đồng lao động. Chính vì vậy, đoàn công tác chọn Viettel là nơi khảo sát và mong muốn Viettel đưa ra những đóng góp hữu ích để sửa đổi, bổ sung Thông tư 164 và Quyết định 294.

Tại buổi làm việc, Tập đoàn đã tổng kết quả triển khai, nêu ra những thuận lợi khó khăn trong 5 năm thực hiện Thông tư 164 và 9 năm thực hiện Quyết định 294. Qua đó, Tập đoàn đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất.

20230828-TTH_4839

Phó Chủ nhiệm Chính trị Tập đoàn Nguyễn Ngọc Linh phát biểu về các kiến nghị, đề xuất của Viettel: “Trong suốt thời gian qua, Viettel luôn có nhân sự đạt thành tích cao tại Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo Quân đội và Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân. Nhưng trong đó, chúng tôi vẫn có một số khúc mắc trong việc lựa chọn các công trình, đề tài, cá nhân tham gia 2 giải thưởng này. Chúng tôi hy vọng các kiến nghị, đề xuất của chúng tôi sẽ là những đóng góp hữu ích để điều chỉnh quy định về 2 giải thưởng này”.

Các kiến nghị, đề xuất của Viettel với đoàn công tác:

Đối với Thông tư 164:

- Về độ tuổi tham gia giải thưởng: Đề xuất giữ nguyên tuổi tác giải như Thông tư 164 đã nêu (không quá 40 tuổi).

- Về quyền lợi của các tác giả đạt giải: Đề nghị nghiên cứu, bổ sung quyền lợi cho nhóm đối tượng hợp đồng lao động. Cụ thể, Chủ nhiệm các công trình đạt giải Nhất được Hội đồng giải thưởng xem xét đề nghị cấp có thẩm quyền tuyển dụng QNCN; đạt giải Nhì, giải Ba được xem xét đề nghị tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng.

- Đề nghị bổ sung hình thức khen thưởng của Thủ trưởng TCCT tặng Bằng khen với các cá nhân có công trình đạt giải, vì hiện tại hình thức tặng giải thưởng đang là Giấy chứng nhận.

- Đề nghị Hội đồng giải thưởng và Cục KHQS/BQP xem xét việc mời các chuyên gia của Viettel tham gia Hội đồng chuyên ngành.

Đối với Quyết định 294

- Về đối tượng tham gia: Cần mở rộng và nêu rõ đối tượng – SQ, QNCN, CNVQP, LĐHĐ, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang công tác trong các đơn vị quân đội, có tuổi đời không quá 35 tuổi.

- Bổ sung thêm tiêu chí đối với các nhóm đối tượng cụ thể và trường hợp cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc được đặc cách xét tặng.

-  Về quyền lợi của Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân: Đề nghị nghiên cứu, bổ sung quyền lợi cho đối tượng này. Cụ thể, GMTTB toàn quân là HĐLĐ được đề nghị xét tuyển dụng Quân nhân chuyên nghiệp

20230828-TTH_4860

Cũng trong buổi làm việc, các đơn vị trong Tập đoàn đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc của mình trong việc triển khai Thông tư 164, Quyết định 294 và đưa ra một số dẫn chứng cụ thể. Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2022 Nguyễn Như Thành (TCT Công nghiệp công nghệ cao) nêu ra những khó khăn của người trẻ làm nghiên cứu tại Viettel. Theo đó, một đề tài nghiên cứu tại Viettel thường kéo dài khoảng 5 năm, có những đề tài kéo dài đến 7-8 năm. Nếu như độ tuổi xét 2 giải thưởng này giảm xuống 35, có những đồng chí dùng cả tuổi trẻ để nghiên cứu, nhưng khi hoàn thành lại vượt quá tuổi quy định xét duyệt. Theo đồng chí Thành, giữ nguyên độ tuổi xét tuyển ở 40 là điều phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Viettel.

20230828-TTH_4803

Đồng chí Trần Hữu Dũng cảm ơn và ghi nhận những đóng góp của Viettel: “Chúng tôi đánh giá những đóng góp trên là rất sát thực tế. Chúng tôi ghi nhận và sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng các đề xuất, kiến nghị của các đồng chí, qua đó, đưa ra những tham mưu chính xác nhất đến thủ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng cục Chính trị về Thông tư 164 và Quyết định 294”.

  • 1138
  • 2

Viettel Hà Giang và 20 năm biến giấc mơ thành sự thật nơi địa đầu Tổ quốc

  • 32

Giải thưởng lớn chờ người Viettel tại Lễ tôn vinh, trao giải Innovative-me 2024

  • 86
  • 9

Chuyển đổi thuê bao 2G lên 4G và những bài học cho Viettel

  • 268

Nghe hacker mũ trắng Viettel bật mí cách đặt mật khẩu

  • 949
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua