Nơi nào ‘lõm’ sóng, nơi đó có Viettel!

Hà Phương (TCT Mạng lưới Viettel) đã đăng lúc 14:26 - 14.02.2024

Giờ đây, sóng viễn thông đã phủ đến 97% dân số Việt Nam. Những nơi còn lại chính là những điểm vốn “không thể” hoặc “không dễ” để các nhà khai thác viễn thông đầu tư hạ tầng.

Dù được công nhận là đã phổ cập dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, các kỹ sư TCT Mạng lưới Viettel (VTNet) vẫn luôn tìm đến những nơi ấy, tìm mọi cách để “xóa lõm”, để không ai bị bỏ lại phía sau… 

Từ xuyên rừng nguyên sinh…

Hòn Bảy Cạnh là đảo thuộc vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), sở hữu khu bảo tồn rùa biển lớn nhất cả nước và nổi tiếng thế giới. Đảo thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch, nhà khoa học trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. 

Từ cách đây 10 năm, Viettel đã đặt tại đây một trạm 2G, tận dụng độ cao 200m so với mực nước biển của ngọn hải đăng Bảy Cạnh. Cho đến nay, sóng Viettel là duy nhất phục vụ nhu cầu của kiểm lâm và số ít người dân sinh sống trên đảo. 

Khi hoạt động du lịch được mở cửa, cuộc sống trên đảo thêm nhiều sức sống kéo theo hệ luỵ xuất hiện đối tượng trộm trứng rùa. Khó khăn về thông tin liên lạc không chỉ bất tiện trong sinh hoạt mà còn khiến việc phối hợp giữa đội ngũ kiểm lâm để ngăn chặn kẻ xấu bị hạn chế rất nhiều.

An aerial view of a small island  Description automatically generated

Đầu năm 2023, đoàn công tác Trung tâm Mạng lưới Khu vực 3, VTNet được lệnh lên đường đến hòn Bảy Cạnh. Nhiệm vụ rất rõ ràng: tìm bằng được giải pháp phủ sóng 4G khu bảo tồn quý giá này.

Khảo sát thực địa cho thấy điểm mất sóng nằm ở giữa vùng trũng, quá thấp so với trạm BTS trên ngọn hải đăng. Một bên là rừng, một bên là biển, hệ thống truyền dẫn viba không khả thi khi không có điện lưới, điện máy nổ không đủ đáp ứng.

Phương án thứ hai là thả cáp từ trên núi xuống bãi biển cũng không thể triển khai do ảnh hưởng tới khu vực vích sinh sản. Sau khi cân nhắc, cuối cùng các kỹ sư Viettel đã quyết định chọn giải pháp khó nhất nhưng bền vững nhất: Kéo 5km cáp quang từ trạm BTS hải đăng tới điểm trạm mới tại khu bảo tồn.

Thông thường, với 5km cáp quang, anh em chỉ cần mấy tiếng là kéo xong. Nhưng tại Bảy Cạnh, anh em phải xuyên 7km rừng nguyên sinh rậm rạp, mất 3 ngày vừa đi vừa mở đường tìm lối. Anh Nguyễn Văn Yên - Trưởng phòng Truyền dẫn, TT Kỹ thuật Khu vực 3, VTNet, phụ trách đội kéo cáp cho biết, mỗi ngày, anh em ròng rã 12 tiếng đồng hồ, từ sáng sớm đến tối mịt. Trong suốt hành trình xuyên rừng, để đảm bảo an toàn, cứ 300 mét, đoàn lại bố trí một tốp đứng để quan sát. 

Trên đường chỉ có duy nhất 1 đồn kiểm lâm để nghỉ ngơi. Đến tối, dù đang ở đâu, anh em cũng không có cách nào ngoài quay về đồn để tá túc. May mắn, sau ba ngày, cáp Viettel cũng thành công đến đích. 

… đến vượt sóng gió, mang 4G tới Trường Sa

Năm 2023, Viettel nhận nhiệm vụ thử nghiệm phát sóng 4G tại đảo Trường Sa Lớn và đảo Song Tử Tây, làm căn cứ thiết lập phương án triển khai nhanh trên toàn bộ quần đảo khi có quân lệnh. Sẵn sàng về công nghệ và nguồn lực, ngay khi nhận được chỉ đạo, đoàn công tác Viettel lập tức lên đường. 

Sau hơn 2 ngày lênh đênh trên biển, tàu cập cầu cảng Trường Sa Lớn. Chưa kịp qua cơn say sóng, đoàn bắt tay vào kết nối truyền dẫn vệ tinh. Một công việc mà kết quả chỉ xuất hiện khi đạt đến sự chính xác tuyệt đối. Cứ một nhân sự thực hiện kiểm tra dịch vụ thì người còn lại sẽ chỉnh anten, liên lạc với tổng trạm Sơn Tây để chỉnh hướng Trạm thu phát vệ tinh mặt đất (VSAT). 

Trần Văn Duy Phước - phòng Thiết kế tối ưu Vô tuyến, TT Mạng lưới Khu vực 2, VTNet thuộc đoàn thực hiện nhiệm vụ chia sẻ: “Làm 4G trên đảo khác hẳn với ở đất liền. Để đáp ứng 4G, phải có truyền dẫn băng thông lớn. Ở đất liền có thể kéo cáp quang đơn tuyến hàng chục km là bình thường. Ở đảo, chỉ có thể dùng truyền dẫn vệ tinh, vốn cần rất nhiều thời gian hiệu chỉnh kết nối.”

z4709029261320_7841e0368aa3c2cbad823b91e355eefd(1)

Lời hứa với đồng chí trưởng đảo: nhất định sau 3 ngày sẽ có 4G, khiến công việc càng trở nên thách thức. Anh em đều làm việc cao độ với 200% thời gian, không kể ngày đêm. Và, nỗ lực đã tạo nên một thời khắc kỳ diệu, 3 giờ sáng ngày thứ 4, kết nối vệ tinh đã thông. 4G lần đầu tiên được phát sóng tại Trường Sa Lớn.

Nhưng… chất lượng dịch vụ lại không đạt yêu cầu. Chưa bao giờ Phước gặp tình trạng nghẽn truyền dẫn nặng đến thế trong suốt 17 năm làm truyền dẫn. Bình thường 4G gọi video “mượt mà”, giờ gọi thoại như 2G còn không ổn định. Lòng như lửa đốt, đoàn công tác nghiên cứu lại thiết bị, tham khảo ý kiến của các chiến sĩ thông tin cùng đoàn. Cuối cùng vấn đề nằm ở chỗ, cả tuyến kết nối thiết bị với trạm, thiết bị truyền dẫn và site router, chỉ cần một thành phần không được khai phù hợp thì cả hệ thống sẽ không chạy đúng. Ở trên đất liền, việc sai số nhỏ khi khai báo tham số có thể không gây vấn đề lớn nhưng với lượng băng thông hạn chế tại đảo, tất cả các thành phần cần phải được khai báo chuẩn xác 100%.

Sóng 4G thử nghiệm tại Trường Sa đã “lên”, chất lượng dịch vụ đã ổn. Sau khi đào tạo và chuyển giao vận hành lại cho chiến sĩ trên đảo, Phước và đoàn trở về đất liền cùng “một thuyền những bài học kinh nghiệm chỉ có được tại nơi sóng gió Trường Sa này”.

Để ở đâu có người, ở đó có viễn thông Viettel

Quay trở lại hòn Bảy Cạnh, sau khi dựng cột, kéo cáp, thông tuyến, tích hợp, đo kiểm chất lượng… tháng 6/2023 sóng đã căng tràn. Bình thường, xây dựng một trạm chỉ mất khoảng 45 ngày, còn tại Bảy Cạnh, anh em phải thi công 6 tháng liên tục mới triển khai xong. Trạm phát 4G có thể đáp ứng nhu cầu cùng lúc 500 - 600 du khách cùng lúc livestream mà không nhòe giật. Vui nhất có lẽ là các anh kiểm lâm. 

Anh trưởng trạm có tuổi ở đảo cao nhất cũng là người hào hứng với sóng Viettel nhất: “Hơn 20 năm ở đảo, đã quen và chấp nhận việc mỗi khi muốn gọi về nhà lại phải đi bộ 2km đường núi để hứng sóng. Giờ đứng trong trạm cũng gọi được video call luôn này. Sướng thật!”. Việc tuần tra tại khu bảo tồn rùa biển cũng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. 

Nhờ hành trình “tìm điểm xóa lõm” không ngừng nghỉ nhiều năm qua của người Viettel, hàng trăm ngàn hộ gia đình ở vùng khó khăn đã lần lượt được tiếp cận với di động, internet, truyền hình và bước kịp với tiến trình số hóa cùng cả nước.

z4706268626618_4efc157e0790f9d61318e126cdda982f(1)

Ngoài chủ động “xóa lõm”, Viettel còn nỗ lực đưa lên mạng lưới các trạm viễn thông công ích (VTCI) phục vụ mục đích an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh. Theo chương trình VTCI đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao, Viettel hiện đã phủ sóng di động được cho 1.411 thôn đặc biệt khó khăn, tương đương với 958 trạm VTCI. Không chỉ hoàn thành 100% nhiệm vụ với số lượng trạm gấp đôi tổng số trạm do các đơn vị khác thực hiện, Viettel còn phát sóng thêm 34 trạm cho các thôn đặc biệt khó khăn ngoài nhiệm vụ.

Mỗi lần hoàn thành phát sóng một trạm VTCI, người Viettel lại chạm tới cảm giác tự hào khó diễn tả thành lời khi góp phần mang lại cơ hội kết nối cho người dân nơi khó khăn. Đối với Phước hay Yên, các anh không chỉ là hoàn thành nhiệm vụ theo KPI mà còn được thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc.

  • 2511
  • 1

'Làm việc khó nhất tạo ra giá trị cao nhất'

  • 1181

'Ở đâu có Viettel, ở đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn'

  • 2505

'Con người là mục tiêu chiến lược của Viettel'

  • 1481

'Khát khao của người Viettel chưa bao giờ dừng lại'

  • 1803
  • 1

'Viettel phải tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn'

  • 3131
  • 2

Bí quyết vượt chỉ tiêu từ ‘chiến binh điểm bán’ của Viettel Ninh Bình

  • 149

Người giữ ‘lửa’ và số điểm tuyệt đối tại Công trình Viettel Sóc Trăng

  • 842
  • 2

Người Viettel dùng mồ hôi tự làm mát ở nơi nóng nhất cả nước

  • 918
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua