VDTC nỗ lực phát triển công nghệ mới

Hoàng Hà (Công ty Cổ phần Giao thông số -VDTC) đã đăng lúc 09:47 - 14.07.2023

Với lợi thế về công nghệ thừa hưởng từ Tập đoàn Viettel, Công ty CP Giao thông số (VDTC) đang đặc biệt chú trọng phát triển các công nghệ giao thông số mới, ứng dụng vào các giải pháp mới.

"Trải qua 03 năm hình thành và phát triển, VTDC đã có những thành tựu nổi bật đặc biệt về lĩnh vực công nghệ. Và chắc chắn trong thời gian tới, VDTC sẽ tiếp tục phát triển, nâng cao các công nghệ giao thông số mới", Phó TGĐ VDTC Đặng Trần Chiến chia sẻ.

Năng lực công nghệ VDTC ePass

Trong lĩnh vực thu phí tự động không dừng (ETC) có 4 công nghệ phổ biến: RFID (Nhận dạng tần số vô tuyến điện); DSRC (Giao tiếp tầm ngắn chuyên dụng); GNSS (Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu) và ANPR (Nhận dạng biển số tự động). Trong đó, hai hệ thống phổ biến nhất là DSRC và RFID. VDTC đã ứng dụng công nghệ RFID và ANPR để triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng ETC - ePass. 

Các thông tin nhận diện và xác định chính xác khi các xe đi qua trạm thu phí sẽ được các thiết bị Frontend phát hiện và đưa về xử lý tại trung tâm dữ liệu (Backend). VDTC đã sử những công nghệ mới nhất trong quá trình thiết kế và xây dựng Backend. Hạ tầng máy chủ sử dụng công nghệ điện toán đám mây (cloud) hoàn toàn do Viettel làm chủ.

Các module chức năng được thiết kế Microservice có thể tự động mở rộng tài nguyên khi các giao dịch gia tăng đột biến hoặc nâng cấp bổ sung tính năng mà không gây gián đoạn dịch vụ. Toàn bộ hệ thống được kỹ sư VDTC thiết kế với 2 tầng bảo mật. Hệ thông tường lửa (Firewall) cứng chống lại các hình thức tấn công mạng, hệ thống phát hiện, ngăn ngừa các mã độc được phát triển bởi Viettel (hệ thống SOC) đang là hệ thống ATTT số 1 Việt nam. Ngoài ra toàn bộ hệ thống thu phí tự động không dừng ETC của VDTC được thiết kế và triển khai đảm bảo ATTT cấp độ 3 đã được cơ quan Công an A05 đánh giá và xác nhận. Trong thời gian tới, Viettel sẽ nâng cấp độ bảo mật lên cấp độ 4.

Nỗ lực vì hệ sinh tháo giao thông số

Theo lộ trình của Bộ GTVT, dự kiến từ năm 2027 sẽ triển khai trạm thu phí không cần Barrie, tuy nhiên hệ thống ePass của VDTC đã đáp ứng sẵn sàng ngay từ khi triển khai năm 2021. Với giải pháp này thì có thể tối ưu toàn bộ nhân sự thu phí tại các trạm. Các quá trình đối soát dữ liệu, hậu kiểm giao dịch được tự động hoá 100% giúp cho toàn bộ công tác thu phí được minh bạch, thu đúng, thu đủ, thời gian thực. 

VDTC đã nghiên cứu và đang thử nghiệm thêm các giải pháp khác về thanh toán để các phương tiện không chỉ được thanh toán tự động tại trạm thu phí mà còn thanh toán tự động cho các dịch vụ khác như mua xăng, thuê chỗ đỗ,... Như vậy chỉ cần với thẻ ePass trên xe, khách hàng có thể được sử dụng rất nhiều tiện ích khác. 

Như vậy chỉ cần với thẻ epass trên xe, khách hàng có thể được sử dụng rất nhiều tiện ích khác. Để thuận tiện hơn cho khách hàng, VDTC còn phát triển một ứng dụng ePass sử dụng trên điện thoại. Không chỉ giúp khách hàng tra cứu lịch sử giao dịch, ứng dụng ePass còn đưa nhiều tiện ích khác cho khách hàng như tra cứu địa điểm, đường đi, tư vấn của chuyên gia về xe, đặt lịch sửa chữa bảo dưỡng hoặc lựa chọn cho mình những gói bảo hiểm phù hợp. 

Với định hướng phát triển như vậy, ePass sẽ trở thành giải pháp toàn diện với tất cả các điểm chạm, từ khi khách hàng bắt đầu sử dụng ô tô và các dịch vụ trong suốt vòng đời của chiếc xe. Một ứng dụng, một cái chạm sẽ mang đến đầy đủ các dịch vụ cần thiết cho chủ phương tiện và phương tiện.

  • 2982
  • 7
  • 1

TGĐ VDTC: 'Chúng ta đi sau đối thủ, nhưng chắc chắn phải về đích trước'

  • 3211
  • 3

Chuyển đổi 2G lên 4G và những bài học cho Viettel

  • 305

CBNV Viettel tiếp sức giúp Viettel Money 'so tài' các ông lớn

  • 2262

Một thập kỷ vươn lên số 1 của An ninh mạng Viettel

  • 560

Viettel AI đồng hành kết nối tài năng Việt tại thung lũng Silicon

  • 609
  • 1
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua