Những bài học đáng nhớ từ cuốn sách về Lee Kun Hee

Trần Hữu Dũng đã đăng lúc 14:11 - 15.06.2023

Cuốn sách chia sẻ cho người đọc những góc nhìn mới, những bài học rút ra và ánh xạ nội dung vào thực tế bản thân.

Bài học thứ nhất, tôi rút ra được từ quyển sách là triết lý kinh doanh “doanh nghiệp là con người - nhân tài là số 1” từ đời chủ tịch thứ nhất - người sáng lập Samsung - là Lee Byung Chul đến đời chủ tịch thứ hai là Lee Kun Hee. Việc trọng tâm xuyên suốt cả 2 đời chủ tịch là tìm kiếm, thu hút, đào tạo, đãi ngộ nhân tài. Liên tục tạo ra và duy trì các tác động tích cực cần thiết để nhân tài phát huy hết khả năng, cống hiến và lòng trung thành.

Lee Byung Chul đã từng bỏ qua Lee Kun Hee để đưa người anh cả Lee Maeng Hee làm chủ tịch tập đoàn Samsung, hoặc cơ hội cũng sẽ đến với người anh thứ 2 là Lee Chang Hee-người cùng Lee Kun Hee du học tại Nhật Bản từ nhỏ-nếu người này không phạm sai lầm. Lee Kun Hee được cha bồi dưỡng, đào tạo kiến thức tại Nhật Bản, Mỹ các ngành nghề theo định hướng phát triển doanh nghiệp của người cha và được bổ nhiệm ngay khi học xong làm Giám đốc truyền thông. Kế đến, Lee Kun Hee được làm phó chủ tịch, được đào tạo thực tiễn công việc hằng ngày bởi người cha từ 1979-1987. Khoảng thời gian quý báu này giúp Lee Kun Hee thấm nhuần triết lý “doanh nghiệp là con người-nhân tài là số 1” khi tiếp quản chức chủ tịch tập đoàn Samsung vào năm 1987.

b1-13

Bài học thứ 2, tôi rút ra được từ quyển sách là kinh doanh sáng tạo, lòng chung thủy và trung thành. Trong thời đại chiến tranh trí não, khi vũ khí là cái đầu chứ không phải đao kiếm, thì nhân tài vượt trội và sáng tạo sẽ chi phối sức cạnh tranh của quốc gia. Chuyên gia có thể được tạo ra trong khoảng hơn 10 năm thông qua huấn luyện và luyện tập, nhưng nhà sáng tạo dù có trải qua huấn luyện và luyện tập đến đâu cũng không có được.

Nhà sáng tạo có khí chất, cá tính và tư thế khác biệt rõ ràng với những người khác. Nhà sáng tạo luôn cảm thấy bất mãn với công việc hiện tại, tiêu chuẩn hiện tại, câu hỏi và đáp án hiện tại. Tập hợp nhiều nhân tài xuất sắc sẽ không thể phát huy được gì trong doanh nghiệp có nhuốm văn hóa chủ nghĩa quan liêu. Văn hóa doanh nghiệp sẽ trợ giúp nhân tài thỏa sức phát huy năng lực và tính sáng tạo và trọng tâm là ban giám đốc doanh nghiệp phải có tính sáng tạo. Người đứng đầu tập đoàn Samsung đã dẫn đầu phong trào sáng tạo với khẩu hiệu “Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con bạn”. Trong câu nói này hàm ý luôn cả lòng chung thủy trong gia đình. Chính vị chủ tịch là tấm gương cho toàn bộ Samsung-men thể hiện lòng chung thủy trong gia đình hay suy rộng hơn là lòng trung thành của Samsung men đối với ngôi nhà chung-gia đình chung là tập đoàn Samsung.

b1 21

Bài học thứ 3, tôi rút ra được từ quyển sách là cụm từ “Chủ nghĩa tư bản sáng tạo”. Một doanh nghiệp có thể sụp đổ không phải vì thiếu công nghệ hay kỹ thuật mà là vì thiếu đạo đức của nhà điều hành. Thành công ngắn hạn là việc có khả năng chỉ bằng kỹ thuật hay thực lực mà không cần đến đạo đức doanh nghiệp. Nhưng thành công nhiều lần, thành công lâu dài, thành công liên tiếp lại phải dựa vào tính đạo đức doanh nghiệp và sự vị tha luôn nghĩ cho xã hội. Chủ nghĩa tư bản sáng tạo là hệ thống tăng cường các hoạt động tạo ra lợi nhuận đồng thời mang lại ưu đãi, lợi ích, hưởng lợi cho những người không có gì cả. Một doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu thì phải đi đầu về trách nhiệm xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Chúc các đồng nghiệp trong ngôi nhà chung sẽ đọc sách và nhận được nhiều bài học hơn nữa. Đừng quên chia sẻ những bài học đó để chúng ta cùng thảo luận và ứng dụng tốt hơn cho công việc nhé!

  • 1018
  • 1

Giám đốc VTSport: Từ 'King' Eric đến văn hóa Viettel

  • 2648

Bừng tỉnh 'Khi tài năng không theo kịp giấc mơ'

  • 575

2 cuốn sách giúp tôi làm mẹ tốt hơn

  • 2340

Làm gì để sống sót và bứt phá trong chuyển đổi số?

  • 2078

Đọc sách và những cách vượt rào cản tự thân

  • 3528
  • 10

Học tư duy hệ thống từ anh Giám đốc huyện ở Viettel Ninh Bình

  • 1829
  • 11
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua