Quân y Tập đoàn khuyến cáo CBNV tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu

Thu Hồng (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 10:56 - 10.07.2024

Bệnh bạch hầu tỷ lệ mắc thấp nhưng có khả năng lây lan nhanh và biến chứng nguy hiểm. CBNV Viettel cần nắm rõ thông tin về bệnh, chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiếp xúc với chất tiết của người bệnh hoặc hít phải các hạt nhỏ chứa vi khuẩn khi người bệnh ho hay hắt hơi. Bệnh còn có thể lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn nếu dính phải dịch tiết của người bệnh.

Thời gian qua, nước ta đã xuất hiện trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu khiến cộng đồng không khỏi hoang mang về căn bệnh nguy hiểm này. Đến tháng 7/2024, cả nước có 5 ca mắc bạch hầu và 1 ca tử vong, trong đó ca mắc tại Nghệ An tiếp xúc gần với 119 người làm tăng nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới.

Trong khi đó, thời gian ủ bệnh bạch hầu từ 2 - 5 ngày, người bệnh không có biểu hiện bất thường. Do đó, bệnh bạch hầu có khả năng lây lan cao, tạo thành các ổ dịch.

screenshot-20230531-201214-facebook

Theo anh Nguyễn Huy Thức, Trợ lý Quân y Tập đoàn, bệnh đã có vaccine tiêm chủng từ lâu nhưng vẫn rải rác xuất hiện ổ dịch bạch hầu từ 10 - 20 ca bệnh mỗi năm. Những người chưa tiêm hoặc theo định kỳ không tiêm nhắc lại đều sẽ dễ bị mắc. Hiện có tới 95% người dân không tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu.​

Quân y Tập đoàn phân tích Viettel có quân số lớn, phân bổ rộng khắp trong và ngoài nước, địa bàn hoạt động rộng, đa dạng lĩnh vực nên người Viettel hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh. CBNV Viettel làm việc tại vùng sâu, vùng xa hoặc CBNV có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng ở những vùng có nguy cơ cao cần đặc biệt chú ý.

Để phòng tránh bệnh bạch hầu, người Viettel và gia đình cần hết sức bình tĩnh, không hoang mang. CBNV không nên vì những biểu hiện đau họng thông thường mà đổ xô đi khám, tránh tiếp xúc với nhiều người bệnh tại cơ sở y tế. Thay vào đó, mỗi người cần chủ động rà soát lại lịch sử tiêm chủng của bản thân và gia đình, đảm bảo tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh bạch hầu theo quy định.

- Người lớn: Cần tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu để duy trì miễn dịch. Các mốc thời gian tiêm nhắc lại là lúc 5-7 tuổi, 15 tuổi và sau đó cứ 10 năm tiêm nhắc lại một lần.

- Trẻ nhỏ: Cần rà soát lại lịch sử tiêm chủng của con, đảm bảo tiêm đủ các mũi vaccine phòng bệnh bạch hầu theo quy định. Trẻ nhỏ được tiêm vắc xin bạch hầu lúc 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.

20200626_044747_852782_dau-hieu-bach-hau.max-1800x1800
Triệu chứng chủ yếu của bệnh bạch hầu là viêm họng và xuất hiện lớp màng giả (giả mạc) màu trắng do các tế bào bị viêm bám vào trong vòm họng.

Bên cạnh tiêm vaccine, việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh, vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân, súc họng bằng nước muối thường xuyên cũng vô cùng quan trọng.

Các dấu hiệu cần lưu ý của bệnh bạch hầu bao gồm: đau họng, sốt, mệt mỏi, ho, khan tiếng, nổi hạch ở cổ. Khi quan sát họng có thể thấy xuất hiện giả mạc màu trắng bám vào họng và amidan. Những triệu chứng này sẽ không xuất hiện cùng một lúc nhưng cũng dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.​

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, CBNV tuyệt đối không được chủ quan tự điều trị tại nhà. Việc điều trị bệnh bạch hầu cần được thực hiện càng sớm càng tốt, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh biến chứng nguy hiểm.

  • 1340
  • 3
  • 1

CBNV Viettel đạt chứng nhận giỏi và xuất sắc về năng lực số

  • 2001
  • 3

Người Viettel an toàn: Nguy cơ cháy nổ tại nơi làm việc

  • 59

Chuỗi sự kiện tri ân khách hàng kỷ niệm 20 năm Viettel kinh doanh di động

  • 213

Người Viettel an toàn: Phòng ngừa nguy cơ cháy tại nhà riêng

  • 295

[TRỰC TIẾP] Lễ tôn vinh và trao giải Innovative-me 2024

  • 5644
  • 341
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua