CBNV Viettel cảnh giác với bệnh đau mắt đỏ bùng phát

Thu Hồng (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 13:51 - 26.09.2023

Đau mắt đỏ hay bệnh viêm kết mạc do virus nên rất dễ lây, thường xảy ra ở một bên mắt, sau đó lan sang mắt còn lại. Hãy cùng Viettel Family điểm qua các dấu hiệu và lưu ý phòng dịch bệnh kịp thời nhé!

Thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ thay đổi thất thường, môi trường làm việc tập trung nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch đau mắt đỏ trong các cơ quan, đơn vị của Tập đoàn.

Do đó, Ban Hành chính Tập đoàn đã có văn bản hướng dẫn nhận biết các dấu hiếu và các cách phòng chống bệnh, giữ gìn sức khoẻ cho người Viettel trong mùa cao điểm của dịch bệnh đau mắt đỏ.

Theo cập nhật của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, ngày 15/9/2023, số ca mắc đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh, đặc biệt tại Tp.Hồ Chí Minh với số lượng trung bình mỗi ngày có hơn 3.000 bệnh nhân mới.

BOSS0310

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc mắt là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch trong cộng đồng, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, sinh hoạt của người dân. Tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính và ít để lại di chứng cho người bệnh. Tại Viettel, Quân y Tập đoàn đã ghi nhận một số trường hợp CBNV mắc bệnh đau mắt đỏ.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc):

Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài khoảng 8 ngày, không có triệu chứng.

Giai đoạn toàn phát có các biểu hiện sau:

  • Mắt đỏ, cộm mắt như có cát trong mắt
  • Chói mắt, chảy nước mắt.
  • Nhiều ghèn mắt: Dính, khó mở mắt khi sáng ngủ dậy
  • Thị lực không giảm ở giai đoạn đầu mắc bệnh
  • Mi mắt sưng nề và xung huyết
  • Khám mắt thấy có tổn thương giác mạc dạng chấm, thâm nhiễm dưới biểu mô, cá biệt có trường hợp trợt giác mạc rộng.
  • Sốt nhẹ từ 37-38 độ C
  • Viêm đường hô hấp trên: Ngứa họng, ho, hắt hơi.
  • Sưng hạch dưới hàm hoặc hạch trước tai

Ngoài ra, để đảm bảo chủ động phòng chống bệnh đau mắt đỏ, Quân y Tập đoàn hướng dẫn CBNV các biện pháp chống dịch như sau:

  • Tăng cường rửa tay bằng xà phòng;
  • Rửa mặt bằng nước sạch, khăn sạch; hằng ngày phải giặt khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi chỗ nắng.
  • Nhỏ mắt bằng dung dịch Natri Clorid 0,9%, từ 2-3 lần/ngày.
  • Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm (như dùng chung chậu nước rửa tay, bể nước khu vực có dịch).
  • Không dùng chung khăn, thuốc nhỏ mắt, kính mắt.
  • Không dùng tay dụi mắt.

 Nếu mắc bệnh đau mắt đỏ, CBNV cần chú ý một số biện pháp sau: 

  • Lau, rửa mắt bằng khăn giấy ẩm hoặc gạc y tế (lau xong bỏ khăn vào thùng rác, không sử dụng lại); lưu ý trước và sau khi vệ sinh mắt cần rửa tay sạch bằng xà phòng.
  • Nhỏ mắt bằng dung dịch Natri Clorid 0,9% 3 - 4 lần/ngày (không dùng lọ thuốc nhỏ từ mắt bệnh sang mắt lành).
  • Chườm mát: Dùng 01 chiếc khăn sạch bọc vài cục đá hoặc nhúng qua nước lạnh sau đó đắp lên mắt  giúp giảm sưng, ngứa mắt.
  • Nhỏ mắt bằng các thuốc thông thường như: Gentamycin 0,3%, Tobramycin (Tobrex), VIRUPOS, chú ý:
    • Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoide (Tobracin, Colydexa, Polydexa) khi chưa có ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa mắt.
    • Không đắp, xông mắt bằng các loại lá trầu, lá dâu…
    • Không xông mắt bằng hơi nước nóng.
  • Tránh khói, bụi và nên đeo kính mát.
  • Khử trùng đồ vật bị nhiễm bằng các dung dịch sát khuẩn.
  • Đến các cơ sở y tế khám và điều trị khi có các dấu hiệu nặng: Mờ mắt, giảm thị lực, xuất huyết kết mạc, nhìn ánh sáng chói…..
  • 2439
  • 1

Những bệnh 'thời đại' phổ biến tại Viettel

  • 2089

Dự đoán giải thưởng bất ngờ tại lễ tôn vinh Innovative-me 2024

  • 424
  • 25

Người Viettel an toàn: Phương tiện chữa cháy - Dùng sao cho đúng?

  • 597

Viettel hoàn thành phát sóng 4G trên nhà giàn DK1

  • 436

Viettel giải bài toán hạn chế kết nối Internet khi xuất ngoại

  • 291
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua