Nơi cao nhất, xa nhất, khó nhất: 'Chỉ có Viettel mới tới đây thôi'

Minh Anh (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 15:22 - 25.02.2024

Dù là nơi xa nhất, khó khăn nhất, những người lính Công trình Viettel vẫn thần tốc xoá lõm và phát triển mạng lưới, mang lại cuộc sống hiện đại, ấm no hơn cho bà con vùng sâu, vùng xa.

16 ngày thần tốc, để không còn ai phải “treo điện thoại"

“Đây là nơi duy nhất ở điểm trường hứng được sóng rơi từ các nhà mạng” – thầy Phạm Tiến Sỹ, giáo viên tại điểm trường Lùng Pủng, xã Đường Thượng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang vừa treo túi nilon đựng chiếc điện thoại lên cửa sổ vừa chia sẻ. Những năm qua, để liên lạc với điểm trường chính, thầy cô ở đây luôn phải treo điện thoại lên chỗ cao để bắt sóng, cập nhật thông tin để dạy học cho các em nhỏ.

Điểm trường Lùng Pủng nơi nhiều thầy cô giáo vùng xuôi lên cắm bản, mang con chữ đến trẻ em vùng cao Hà Giang.

Điểm trường Lùng Pủng, xã Đường Thượng, huyện Yên Minh nằm trong khu vực lõm sóng của Lùng Pủng - thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Đường Thượng. Toàn thôn có 60 hộ, trong đó 100% là hộ nghèo đồng bào dân tộc Mông. Không có sóng điện thoại, cuộc sống của bà con nơi đây lại càng khó khăn hơn. Thông tin dường như bị cô lập.

Nhận thấy điều đó, Chi nhánh Công trình Viettel Hà Giang đã sớm chủ động rà soát các khu vực lõm sóng, lập kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông, đưa sóng về với Lùng Pủng. 

Ảnh màn hình 2024-02-23 lúc 15.07.43
Đường đến vị trí thi công trạm đầy sỏi đá lởm chởm, ảnh hưởng lớn đến quá trình di chuyển của anh em Công trình Viettel.

Đường lên thôn toàn đá, trơn trượt và dốc đứng. Anh Nguyễn Trung Hiếu -  FT Nhà trạm, Trung tâm Yên Minh chia sẻ: “Đường vận chuyển không có, đất tiếp địa cũng phải chuyển từ nơi khác về. Không có đơn vị nào nhận chở vật tư nên chúng tôi phải tự chở 100% bằng xe máy. Vào những ngày khó khăn nhất, mưa phùn cộng thêm đường đá trơn trượt gây cản trở không nhỏ đối với anh em”.

Ảnh màn hình 2024-02-23 lúc 15.07.52
Không có đơn vị nào nhận vận chuyển, 100% vật tư đều do FT tự vận chuyển lên trạm.

Khi trực thi, do địa bàn khó khăn, hàng quán cách xa khu vực lắp trạm, anh em trong đội đều nhắc nhau chuẩn bị sẵn đồ ăn từ trước, đem theo lấy sức thi công. Hơn nữa, bà con ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên việc giao tiếp rất khó khăn. Đội phải nhờ dân bản địa có thể nói tiếng Kinh để phiên dịch qua lại.

Vượt lên tất cả, anh em Trung tâm Yên Minh đã đem quyết tâm của người lính Công trình Viettel dốc toàn lực để bạt đá lắp trạm. Sau 16 ngày thần tốc, trạm đã chính thức phát sóng. Đây cũng là trạm thứ 2 trên địa bàn toàn tỉnh đưỡ xây dựng thần tốc chỉ trong 2 tuần.

Ảnh màn hình 2024-02-23 lúc 15.07.58
Trạm phát sóng đi vào hoạt động vừa giúp liên lạc thuận lợi, vừa giúp người dân được xem TV, nắm tin tức và học cách làm ăn mới.

Từ khi Viettel mang sóng lên bản, thông tin 2 chiều được thông suốt, nhọc nhằn của người giáo viên cắm bản cũng vơi đi phần nào. Cô giáo Phan Thị Thơm – Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Đường Thượng chia sẻ: “Nhờ sóng Viettel, bà con dân bản và giáo viên chúng tôi rất vui mừng vì có thể cập nhật nhanh chóng thông báo công văn, lập tức nhận những cuộc gọi đột xuất của nhà trường, giúp công việc trôi chảy và thuận lợi hơn”.

Sóng Viettel đã đi vào hoạt động, con đường bê tông cũng chuẩn bị ra đời, Lùng Pủng sẽ không còn là thôn đặc biệt khó khăn của huyện Yên Minh nữa.

3 ngày đóng quân thân thuộc như người nhà

Thôn Phú Đồng, xã Phú Mỡ cách thành phố Tuy Hòa hơn 100km đường bộ và gần 15km đường rừng. Đây là xã cao nhất, xa nhất, nghèo đói nhất, cũng là khu vực được phủ internet cuối cùng của Phú Yên theo chương trình viễn thông công ích của chính phủ.

Chương trình viễn thông công ích tại Làng Đồng được triển khai vào tháng 12/2023. Tám nhân sự của CNCT Viettel Phú Yên đã được điều động cùng ăn, cùng ở, cùng làm tại Làng Đồng để triển khai hơn 200 thuê bao cho hộ dân, trong đó có anh Nguyễn Nhật Lâm – Phó Giám đốc Kỹ thuật và anh Phạm Thanh Việt – FT Dây máy.

07b14568c40b6955301a
Đường lên thôn vào ngày mưa là một trở ngại lớn cho bất cứ ai đi qua.

“May mà mấy hôm này hửng nắng, nếu không giữa đường, mình phải quay về rồi”, anh Phạm Thanh Việt chia sẻ. Đó là bởi con đường vốn đã đứt từng đoạt, đất đá lởm chởm, liên tục bị cắt ngang bởi những con suối, sau mưa lại xuất hiện hố sâu tới hơn nửa bánh xe, Đội kỹ thuật bị ngã mặt mũi, quần áo bê bết bùn đất, có đoạn phải dừng lại gỡ đất đặc quánh dính vào bánh xe. 

“Đường này chỉ đi được vào mùa khô, đến mùa mưa nước dâng cao đến nửa người, không ai dám đi. Phú Mỡ nghe tên thì tưởng trù phú nhưng thực tế lại không như vậy, có lẽ do điều kiện tự nhiên và kinh tế quá khó khăn nên người ta kỳ vọng sự sung túc khi đặt cái tên Phú Mỡ”, anh Nguyễn Nhật Lâm kể lại.

8f299bc21aa1b7ffeeb0
Đội thi công lên bản bằng con đường có những những suối cắt ngang liên tục.

Giữa trưa, đội kỹ thuật ăn cơm tại nhà chị La O Phương trong làng với mâm cơm gạo rẫy thơm cùng chén nước mắm dầm ớt xiêm rừng. Đợi khoảng nửa tiếng, các anh mới về đông đủ để cùng ăn bữa cơm chị Phương nấu. 

Anh Phạm Thanh Nhật cho biết: “Còn hơn 10 hộ nữa là chúng tôi sẽ hoàn thành, đó là các hộ đi rẫy, đi rừng chưa về”. Thỉnh thoảng điện thoại reo lên báo chủ nhà đã đi rẫy đã về, các anh vừa ăn xong bát cơm đã vội vàng đi làm nhiệm vụ.

d1e4f11a7079dd278468
Bữa cơm đơn giản được chị La P Phương tự tay nấu cho anh em trưa ngày thi công.

Anh em Công trình chỉ đóng quân 3 ngày ở làng Đồng, vậy mà lũ trẻ đã thuộc hết tên của đội triển khai. Có em bé tiếng Kinh chưa rành nhưng thấy anh Phạm Thanh Nhật, đã bập bẹ gọi đầy thương mến: “Chú Nhật Viettel”. Còn chị La O Phương, vừa có internet đã gọi ngay cho con gái đang làm việc tại Sài Gòn. Cô con gái mắt đỏ hoe nói qua điện thoại: “Nửa năm rồi con mới thấy mặt má, con nhớ má quá!”. 

Cầm ly trà còn nóng hổi trên tay, ông La Sơn Nứu - già làng của Làng Đồng phấn khởi: “Tôi thực sự mừng vì cuối cùng Làng Đồng đã có internet, chỉ có Viettel mới lên tới đây thôi”. Theo ông Nứu, khoảng cách địa lý giữa làng Đồng với dưới xuôi vốn xa xôi, hiểm trở nhưng nhờ các anh kỹ thuật Viettel, khoảng cách ấy được xích lại gần hơn bao giờ hết.

054f039882fb2fa576ea
Anh Nguyễn Nhật Lâm trò chuyện cùng già làng Phú Đồng.

Tết Giáp Thìn vừa qua là một cái Tết mới, một cái Tết no ấm, đủ đầy, một cái Tết có internet của đồng bào Bana, Chăm HRoi – Phú Yên.

Tuy gian khó, vất vả nhưng những người lính Công trình Viettel không ngần ngại. Các anh biết qua từng lần “xoá lõm, sẽ lại có thêm nhiều người dân có mạng để giao thương thuận tiện hơn, biết học cách làm ăn phát triển quê hương, làng xã. Đặc biệt, Lùng Pủng và Phú Đồng là hai trong số những những địa phương khó khăn cuối cùng, những lần “xoá lõm" cuối cùng của đội ngũ Công trình Viettel. Để cả Việt Nam, không còn ai bị bỏ lại phía sau.

  • 725
  • 6

'Không dám tin Phó TGĐ Tập đoàn trực tiếp hỏi thăm mình'

  • 4142
  • 6

'Lửa' của người Viettel ở nơi 5 độ C vẫn được xem là ấm

  • 1177
  • 3

Đáp án người Viettel chờ đợi ở vòng 4 cuộc thi an toàn lao động

  • 258

Viettel nhí rạng rỡ ngày đầu của trại hè Quân đội

  • 590

Viettel Media trong Top 3 đơn vị sản xuất nội dung uy tín và nổi bật 2024

  • 197

Vì sao xem EURO trên TV360 là trải nghiệm thú vị nhất?

  • 584
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua