Bật mí mẹo giúp người Viettel đánh bại stress

Huy Hoàng (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 14:24 - 28.04.2023

Căng thẳng (stress) trong công việc nếu không được giải quyết kịp thời có thể trở thành thủ phạm gây trầm cảm, kiệt sức và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm cho bản thân.

Theo khảo sát đầu năm 2021 của Northwesterin National Life, khoảng 40% người lao động tiết lộ họ đang làm một công việc rất căng thẳng. Cuộc khảo sát khác từ Đại học Yale vào tháng 2/2018 cũng cho thấy 29% người được hỏi trả lời họ cảm thấy stress tột độ vì công việc đang làm.

Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp của Mỹ định nghĩa stress trong công việc là những phản ứng có hại về thể chất, tinh thần, xảy ra khi các yêu cầu công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực hoặc nhu cầu của người lao động.

Theo tạp chí Corporate Wellness, stress trong công việc có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến người lao động tổn thương về thể chất và tinh thần.

214301-benh-stress.png

Tác hại của stress

Stress do công việc được chia làm hai dạng: thể chất và tinh thần. Stress thể chất có thể do tiếng ồn, ánh sáng kém, bố trí văn phòng hoặc chỗ ngồi không hợp ý, tư thế ngồi sai… Stress tinh thần là khi người lao động cảm thấy không thoải mái trong công việc, áp lực công việc quá lớn dẫn đến quá tải hoặc quá nhỏ dẫn đến đơn điệu, nhàm chán...

Những yếu tố trên diễn ra liên tục trong một thời gian dài, người lao động bị rơi vào trạng thái gần giống như đau khổ, gây ra hậu quả như huyết áp cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, lạm dụng chất kích thích và rối loạn lo âu.‍ Các nghiên cứu cũng chỉ ra stress tại nơi làm việc khiến người lao động tăng nguy cơ bị bệnh về tim mạch như béo phì, cholesterol trong máu cao, cao huyết áp hay đau tim, đột quỵ, chưa kể các bệnh như tiểu đường, rối loạn suy giảm miễn dịch, đau lưng mạn tính, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.

Về tinh thần, stress khiến người lao động kiệt sức, trầm cảm, từ đó phát sinh nguy cơ cao thực hiện những hành vi không lành mạnh như hút thuốc, lạm dụng rượu, ma túy, bỏ ăn.

Những tác động của stress giảm năng suất lao động của người lao động. Nó làm tăng tỷ lệ vắng mặt, số ngày nghỉ làm, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Stress cũng khiến tỷ lệ tai nạn, thương tật cao hơn.

Làm gì để khắc phục?

Với stress, cách khắc phục tốt nhất là thay đổi tâm trạng và tìm sự hứng khởi trong công việc, thay vì cố tình lờ đi và mong nó sẽ trôi qua. Để giảm stress, Hiệp hội Tâm lý Mỹ đưa ra 5 lời khuyên như sau:

1. Theo dõi các yếu tố gây stress

Bạn có thể viết nhật ký trong 1-2 tuần để xác định tình huống nào khiến mình căng thẳng nhất và cách bạn phản ứng với chúng là gì. Khi ghi chép, bạn nên miêu tả lại những suy nghĩ, cảm xúc, thông tin về con người, hoàn cảnh, quyết định sau đó.

Việc ghi chép giúp bạn tìm ra tác nhân gây stress và có cách ứng xử phù hợp. Đừng quên tìm cho mình hành động hoặc làm điều gì đó mà bản thân cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn.

2. Hình thành thói quen lành mạnh

Thay vì tìm đến các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, bạn có thể điều hòa cảm giác stress bằng thói quen lành mạnh hơn như chạy bộ, yoga, thiền.

Ngoài ra, bạn nên dành nhiều thời gian cho những công việc mình yêu thích như xem phim, đọc sách, vui chơi với các thành viên trong gia đình. Thậm chí, một buổi ngủ nướng để cơ thể “sạc lại” năng lượng cũng rất cần thiết, giúp bạn xóa tan cảm giác uể oải, chán nản khi nghĩ về công việc.

Các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên ngủ đủ giấc, hạn chế caffeine vào cuối ngày, không nên sử dụng máy tính nhiều vào ban đêm.

xanh9
Tập thể dục, thể thao vào thời điểm Happy Time là cách người Viettel gác lại lo lắng trong công việc.

3. Xác lập ranh giới

Nếu bạn tiếp tục thói quen mang công việc về nhà, áp lực, stress từ công việc sẽ tiếp tục đổ dồn và chiếm lấy thời gian cá nhân của bạn. Bạn nên xác lập ranh giới đâu là thời gian dành cho bản thân, gia đình, từ đó cân bằng công việc và cuộc sống.

Càng giảm bớt xung đột giữa 2 yếu tố trên, bạn càng có nhiều thời gian để tái tạo năng lượng và xua tan mệt mỏi từ công việc mang lại. Tuy nhiên, bạn cũng cần rèn cho mình thói quen lấy lại thái độ nghiêm túc trong công việc khi hết ngày nghỉ.

4. Trò chuyện, chia sẻ

Sức khỏe của nhân viên có liên quan đến năng suất làm việc. Chúng ta không phải những cỗ máy, bởi vậy, đừng ngại ngần chia sẻ vấn đề mình đang gặp phải với sếp. Bạn cũng nên chia sẻ cách quản lý stress của mình để hoàn thành công việc tốt nhất.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng những câu chuyện cởi mở, mục đích không phải để phàn nàn hay kêu than mà nhằm tìm kiếm lời khuyên, hai bên thấu hiểu hơn. Nếu áp lực từ công việc quá lớn khiến nó trở thành rào cản khiến bạn khó tiếp tục làm việc, đừng ngại ngần nhận sự giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân.

stress-in-the-workplace

  • 1139
  • 2

Người Viettel cảnh giác khi COVID-19 trở lại

  • 4570
  • 1

Chị em VCC xúc động trước món quà sức khỏe ý nghĩa

  • 787

Bác sĩ quân y VTS dùng nền tảng số hướng dẫn CBNV chăm sóc sức khỏe

  • 1098

Viettel Discovery số 01: Người Viettel cần chính xác nhất và may mắn nhất

  • 6349
  • 736

Trại hè Quân đội: Tăng gấp đôi số đợt vì lượng đăng ký kỷ lục

  • 767
  • 1

Huy hiệu đặc biệt mừng 35 năm ngày truyền thống Tập đoàn trên đường đến với CBNV

  • 4257
  • 9

Vòng 3 cuộc thi tìm hiểu ATVSLĐ và giải thưởng hấp dẫn chờ người Viettel

  • 2081
  • 20
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua