Phó TGĐ Đào Xuân Vũ: ‘Đầu tư quốc tế có ý nghĩa sống còn với Viettel’

Quỳnh Nguyễn (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 15:31 - 24.03.2025

Vừa qua, Phó TGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ đã đại diện Viettel tham dự Hội thảo khoa học quốc gia “Đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Chủ trì Hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Ủy viên TW Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Hoàng Trung Dũng. Cùng với Viettel tham dự Hội thảo này là 250 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các chuyên gia, học giả uy tín trên cả nước.

Phát biểu tham luận tại sự kiện này, Phó TGĐ Đào Xuân Vũ nhấn mạnh quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế là một trong những chiến lược chủ chốt để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đây không chỉ là khát vọng, mà là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh thế giới đầy biến động, nơi mà mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam phải chủ động tìm kiếm, nâng cao vị thế, uy tín của mình trên trường quốc tế.

Chia sẻ bài học và kinh nghiệm thực tiễn về hành trình đi ra nước ngoài của Viettel, Phó TGĐ Tập đoàn cho biết: “Ngay sau khi gia nhập thị trường viễn thông, chúng tôi đã sớm nhận thức rằng, Việt Nam tuy có gần 100 triệu dân, nhưng để phát triển bền vững, chúng tôi cần không gian thị trường lớn hơn nữa. Thế nên ngay từ năm 2006, tức chỉ 2 năm sau khi bắt đầu làm bùng nổ dịch vụ di động ở trong nước, chúng tôi đã mạnh dạn chọn một việc khó, chưa từng có tiền lệ là đầu tư ra nước ngoài và coi đây là một trong những trụ cột chính, mang tính quyết định sống còn với sự phát triển lâu dài của Viettel”.

Hoi thao PTGD Vu 2

Trên thực tế, Phó TGĐ Đào Xuân Vũ cũng khẳng định Viettel đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro khi đi ra quốc tế, trong đó có cả bất ổn chính trị, tranh chấp pháp lý, xung đột vũ trang, thiên tai thảm họa. Kiên trì trong suốt 19 năm qua, Viettel đã đầu tư vào 10 quốc gia tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ với quy mô thị trường hơn 270 triệu dân, 85 triệu khách hàng quốc tế.

Đặc biệt tới nay, Viettel đã đứng số 1 ở 7 thị trường nước ngoài. Doanh thu liên tục tăng trưởng cao, 2 con số trong nhiều năm và đã tương đương với doanh thu viễn thông trong nước.

Theo Phó TGĐ Đào Xuân Vũ, các thị trường nước ngoài đã trở thành môi trường rất tốt để đào tạo, thử thách, nâng cao năng lực, kỹ năng, bản lĩnh, ý chí, sự tự tin, chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân sự của Viettel. Nhờ cạnh tranh ở môi trường toàn cầu, Viettel có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các nhà mạng hàng đầu thế giới, có lịch sử hàng trăm năm như Orange, Vodafone, Telefonica, Airtel.

“Quá trình đầu tư quốc tế giúp Viettel gia tăng giá trị thương hiệu và trở thành cầu nối hữu nghị về hợp tác giữa Việt Nam với các nước, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Viettel nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời thực hiện hiệu quả chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”, Phó TGĐ Tập đoàn nói, đồng thời nhấn mạnh những thành công về đầu tư quốc tế của Viettel có đóng góp rất lớn từ hoạt động đối ngoại, ngoại giao trong những năm qua.

Bước vào kỷ nguyên mới, Việt Nam đặt ra mục tiêu rất thách thức là kinh tế liên tiếp tăng trưởng 2 con số. Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 03 của Chính phủ, Nghị quyết số 193 của Quốc hội đã tháo gỡ rất nhiều nút thắt về thể chế để thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Do đó, Phó TGĐ Đào Xuân Vũ kiến nghị công tác đối ngoại, ngoại giao cũng cần có những giải pháp mang tính đột phá ở cả chiều đi và chiều về.

Một là đưa Việt Nam ra thế giới bằng cách đẩy mạnh việc đưa sản phẩm, giải pháp của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh xuất khẩu các nguyên liệu thô, các doanh nghiệp cần tăng cường các sản phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao - nhất là những sản phẩm do chính Việt Nam làm chủ, nghiên cứu, sản xuất.

Chẳng hạn với Viettel, bên cạnh kinh doanh dịch vụ viễn thông, CNTT ở 10 thị trường đã đầu tư, các đơn vị trong Tập đoàn đã xuất khẩu, phân phối ra nước ngoài nhiều sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số và thiết bị công nghệ cao do chính Viettel nghiên cứu, chế tạo. Ví dụ như hệ thống mạng 4G, 5G; hệ thống trung tâm điều hành thông minh, camera AI; nền tảng Internet vạn vật hay hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn súng, hệ thống tính cước, phần mềm tài chính số,…

viettel-becomes-a-million-dollar-equipment-provider-in-the-philippine
Nhiều sản phẩm công nghệ cao do Viettel nghiên cứu, sản xuất đã được xuất khẩu, phân phối ra các thị trường quốc tế. Trong ảnh là TCT Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) ký kết hợp đồng cung cấp Hệ thống Mô phỏng huấn luyện bắn súng với Công ty ContactPoint của Philippines vào tháng 8/2024.

Thứ 2 là chiều đưa thế giới về Việt Nam, tức là thu hút đầu tư nước ngoài, đưa sản phẩm công nghệ tiên tiến trên thế giới về ứng dụng ở Việt Nam. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã gặp gỡ nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn từ các nước nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Asean. Các doanh nghiệp đều đánh giá Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn và đề xuất thay đổi các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư mạnh và hiệu quả hơn nữa tại Việt Nam.

“Chúng ta cần rất lưu tâm đến ý kiến của các nhà đầu tư để tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, an toàn, ổn định và hệ thống pháp lý rõ ràng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp hợp tác, đưa các nhà đầu tư lớn về Việt Nam, đưa công nghệ mới vào trong nước như Nvidia, Microsoft, Google,…”, Phó TGĐ Đào Xuân Vũ chia sẻ quan điểm.

Dẫn chứng về Hội nghị Di động thế giới MWC Barcelona 2025 mới đây, ngoài đưa các sản phẩm công nghệ cao do chính Viettel nghiên cứu, sản xuất đến đây giới thiệu với bạn bè quốc tế, đây là dịp rất hiệu quả để Viettel tìm kiếm đối tác mới, xúc tiến trao đổi hợp tác, xây dựng mối quan hệ với các công ty công nghệ, các chuyên gia, nhà khoa học. Việc này giúp họ hiểu, tin tưởng vào Viettel, vào Việt Nam, có cơ hội được chuyển giao các công nghệ mới để ứng dụng trên hạ tầng và trong việc nghiên cứu của Viettel.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa hoạt động đối ngoại, ngoại giao trong giai đoạn sắp tới, Phó TGĐ Tập đoàn đề xuất các Bộ, ban, ngành cần đẩy mạnh hơn nữa ngoại giao về kinh tế, ngoại giao về công nghệ. Viettel kiến nghị Đại sứ quán, lãnh sự quán và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tiếp tục là cầu nối tích cực hơn, giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ sang các quốc gia khác, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận thị trường, xúc tiến đầu tư, bảo vệ quyền lợi và xây dựng thương hiệu Việt ở nước ngoài.

a8-5
Tháng 11/2024, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã thăm, làm việc với Viettel tại Peru.

Để tăng cường đầu tư nước ngoài, Viettel kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục kiên trì, đẩy mạnh hơn nữa các chuyến thăm, tiếp xúc giữa các đoàn cấp cao Việt Nam với các quốc gia tiềm năng, nhằm gắn kết hoạt động ngoại giao với các cơ hội hợp tác kinh tế và có mục tiêu cụ thể cho các lĩnh vực hợp tác về đầu tư, thương mại cần đạt được giữa hai nước.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam cần đào tạo, hình thành một thế hệ con người thời đại số có tư duy toàn cầu, giỏi ngoại ngữ, kỹ năng, am hiểu văn hóa quốc tế và thích ứng linh hoạt trong các hoàn cảnh khác nhau.

Cuối cùng là trong quá trình đầu tư, không phải lúc nào cũng đạt được thành công, đặc biệt trong bối cảnh biên động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy, Viettel đề nghị có cơ chế đánh giá tổng thể hiệu quả của các dự án đầu tư nước ngoài để có cái nhìn toàn diện hơn cho doanh nghiệp.

Phó TGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ cam kết Viettel sẽ tiếp tục mang hết sức mình đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp đối ngoại, ngoại giao để Việt Nam ngày càng nâng cao tầm vóc quốc tế, vươn cao, vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.

Hoi thao PTGD Vu

Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đánh giá cao các tham luận và các ý kiến đóng góp tâm huyết phản ánh cả chiều sâu lý luận kết hợp với thực tiễn.

Đồng chí cũng nhấn mạnh nền ngoại giao trong kỷ nguyên mới phải là một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, phát huy vai trò tiên phong, cùng với quốc phòng, an ninh thực hiện nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phải là cầu nối kết hợp nội lực với ngoại lực, tranh thủ được điều kiện thuận lợi và nguồn lực bên ngoài, góp phần mở rộng không gian phát triển, kiến tạo cơ hội mới, phục vụ đắc lực cho các đột phá chiến lược của đất nước; quảng bá hình ảnh, giá trị Việt Nam ra thế giới, nâng tầm đóng góp của Việt Nam đối với các vấn đề chung của quốc tế.

  • 30

VTG có lợi nhuận quý cao nhất lịch sử

  • 1859
  • 4

Chủ tịch nước: 'Bitel khẳng định trí tuệ Việt Nam có thể vươn ra thế giới'

  • 4892
  • 4

Chủ tịch nước Tô Lâm: 'Metfone đã đi vào trái tim người dân Campuchia'

  • 2738

Chủ tịch nước Tô Lâm: 'Viettel tại Lào là hình mẫu điển hình'

  • 4418

Cột mốc đầu tư quốc tế mới: Viettel Mozambique vươn lên số 1

  • 3744

Phó TGĐ Đào Xuân Vũ: ‘Đầu tư quốc tế có ý nghĩa sống còn với Viettel’

  • 30

Thủ tướng trao giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu cho đại diện Viettel

  • 88

Viettel sẵn sàng cho Hội nghị giao lưu Quốc phòng Việt - Trung

  • 988

i-Speed đánh giá tốc độ 5G Viettel cao nhất Việt Nam

  • 446
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua