Chuyển dịch 2G lên 4G: Thách thức đòi hỏi nỗ lực tột bậc của VTNet

Việt Nhật (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 15:08 - 03.09.2024

Còn ít ngày nữa, Viettel sẽ dừng cung cấp dịch vụ đối với các thiết bị điện thoại 2G only. Quá trình này không đơn giản khi xuất hiện nhiều thử thách, đặc biệt ở vùng phủ và chất lượng mạng lưới 4G

Chia sẻ với Viettel Family, chị Nguyễn Thị Tâm, Phó TGĐ TCT Mạng lưới Viettel (VTNet) chia sẻ những khó khăn trong quá trình giải bài toán dài hơi này. Mục tiêu VTNet đặt ra cao, đồng nghĩa với những giải pháp cần triển khai đòi hỏi nỗ lực tột bậc.

Thách thức về thiết bị, vùng phủ

Một trong những thách thức đầu tiên mà VTNet đối mặt là việc phải mở rộng vùng phủ sóng 4G trên toàn quốc, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, miền núi, nơi sóng 2G vẫn còn là nền tảng chính cho việc liên lạc của người dân.

“Có lần tôi chạy bộ trên núi ở Sóc Sơn, sóng 2G có, nhưng 4G thì không. Trên toàn quốc, sóng 2G đang phủ ở mức 98%. Ở thành thị đồng bằng, con số lên tới 99%. Nhưng với 4G, vùng phủ ở chính Hà Nội chỉ là 93%”, chị Tâm lấy ví dụ.

Vùng phủ 4G hiện tại của Viettel trên toàn quốc là hơn 90% trong khi mục tiêu hướng tới sau khi tắt công nghệ 2G là 98%. Mạng 2G với độ phủ sóng rộng đã phục vụ người dùng trong nhiều năm. Vì thế, khi chuyển đổi lên 4G, việc đảm bảo mạng 4G có thể phủ sóng đến tất cả các khu vực 2G đã bao phủ là nhiệm vụ đầy thách thức.

chi Tam VTNEt
Phó TGĐ VTNet Nguyễn Thị Tâm nhấn mạnh những thách thức phải đối mặt trong quá trình chuyển dịch 2G lên 4G.

Chất lượng sóng 4G tại các khu vực có vùng phủ sóng kém cũng là một vấn đề lớn. Khi chuyển đổi từ mạng 2G lên 4G, người dùng mong đợi chất lượng dịch vụ tương đương hoặc tốt hơn so với mạng 2G.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do hạ tầng mạng 4G chưa được hoàn thiện, chất lượng sóng 4G chưa đạt được mức mong đợi, dẫn đến việc người dùng gặp phải tình trạng sóng yếu hoặc mất kết nối. Điều này đặc biệt quan trọng tại các khu vực ngoại thành và các tỉnh thành nhỏ, nơi mà đầu tư vào hạ tầng mạng thường bị hạn chế.

Ngoài ra, việc chuyển đổi từ mạng 2G sang 4G còn đòi hỏi VTNet phải tối ưu hóa mạng lưới để đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu ngày càng tăng của người dùng. Điều này đồng nghĩa với việc VTNet không chỉ phải mở rộng vùng phủ sóng mà còn phải đảm bảo rằng mạng 4G có thể cung cấp đủ băng thông và tốc độ cao để phục vụ các dịch vụ mới như VoLTE, video streaming và các ứng dụng yêu cầu băng thông rộng khác.

VoLTE (gọi thoại thông qua dữ liệu của mạng di động) theo chị Tâm là vấn đề lớn. Khả năng hỗ trợ VoLTE đang không đồng đều tại Việt Nam. Một số thiết bị đầu cuối 4G có khả năng hỗ trợ VoLTE nhưng không phải lúc nào cũng được kích hoạt sẵn.

Điều này gây ra khó khăn cho người dùng khi phải tự kích hoạt chức năng này, đặc biệt là đối với người lớn tuổi hoặc những người không am hiểu về công nghệ. Các thiết bị xách tay từ nước ngoài có thể hỗ trợ VoLTE ở quốc gia gốc nhưng lại không tương thích với mạng ở Việt Nam, dẫn đến việc người dùng không thể sử dụng dịch vụ VoLTE tại Việt Nam.

“Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra thông tư các thiết bị đầu cuối nhập vào Việt Nam phải hỗ trợ VoLTE, nhưng các máy xách tay từ nước ngoài không nằm trong tệp này”, chị Tâm giải thích thêm.

Giải pháp của VTNet

Bổ sung thêm trạm là giải pháp đầu tiên và cũng là chủ động nhất của VTNet. Tăng số lượng trạm đồng nghĩa với tăng vùng phủ, để đảm bảo những khách hàng ở khu vực sau khi chuyển thiết bị từ 2G only lên 4G không bị mất sóng.

“Chúng tôi dự định xây thêm 7.000 trạm”, chị Tâm cho biết. Mục tiêu này không đơn giản. “Ở Hà Nội, chúng tôi quy hoạch lúc nào cũng có hơn một nghìn trạm cần làm. Nhưng khi triển khai thực tế được vài trăm trạm một năm. Quá trình triển khai trạm rất khó khăn khi nhiều bên không đồng ý cho thuê. Những năm trước, mỗi năm VTNet chỉ làm 4.000 trạm. Năm 2023, chúng tôi đẩy mạnh lên được hơn 5.000 trạm. Vì thế, mục tiêu 7.000 là rất thử thách”.

Phần khó nhất thực tế không phải chuyện xây trạm. Chuyện cần đảm bảo là ngoài vùng phủ đại trà còn vùng phủ ngách như biển đảo. Song song là các chất lượng ở khu vực khác cũng phải đảm bảo như các khu công nghiệp, chỗ nghẽn. Nếu không đảm bảo sóng 4G ở khu vực này trong khi đã tắt 2G, Viettel sẽ có nguy cơ đánh mất thuê bao.

DSC_1037
Bổ sung trạm để duy trì vùng phủ là một trong số nhiều giải pháp của VTNet trước chuyển dịch 2G lên 4G.

Đây là lý do Viettel cần triển khai với băng tần mới để sóng đi xa và có độ phủ tốt hơn. Băng tần 700 MHz được xem là lý tưởng với mục tiêu này. Với khả năng xuyên tường tốt hơn và phạm vi phủ sóng rộng hơn so với các băng tần cao hơn, băng tần 700 MHz giúp cải thiện chất lượng sóng trong các khu vực đông dân cư và trong nhà, nơi mà tín hiệu thường bị suy giảm. Theo chị Tâm, Viettel hiện tại đang đợi sự phê duyệt từ Bộ Thông tin và Truyền thông để tham gia đấu giá băng tần này. Việc sở hữu băng tần 700 MHz sẽ giúp Viettel tăng cường chất lượng và mở rộng phạm vi phủ sóng của mạng 4G, đặc biệt là ở các khu vực khó khăn về địa hình.

Bên cạnh việc mở rộng hạ tầng và sở hữu các băng tần mới, Viettel cũng tập trung vào việc tối ưu hóa chất lượng mạng hiện tại. Các biện pháp tối ưu hóa bao gồm cải thiện hiệu suất của các trạm phát sóng, tăng cường khả năng xử lý dữ liệu, và đảm bảo chất lượng dịch vụ thoại và dữ liệu cho khách hàng.

Để giải quyết vấn đề về VoLTE, chị Tâm nhấn mạnh 3 giải pháp. Đầu tiên là yêu cầu hỗ trợ và kích hoạt sẵn VoLTE trên thiết bị với các bên cung cấp thiết bị đầu cuối. Thứ hai, triển khai các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức của khách hàng về tầm quan trọng của việc sử dụng VoLTE, đồng thời cũng cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật qua các kênh dịch vụ khách hàng để giúp khách hàng nâng cấp và kích hoạt VoLTE trên thiết bị của mình.

“Chất lượng gọi thoại gọi trên 4G tốt hơn 2G nhiều lần. Để thiết lập cuộc gọi thành công từ lúc đổ chuông trên 4G VoLTE chỉ mất 3 giây. Ở 2G, thời gian là từ 8 đến 11 giây. Chất lượng thoại trên 4G nghe trong hơn, rõ hơn 2G. Chúng ta cần truyền thông nhiều và chính xác hơn để người dùng nhận thức được điều này để tự kích hoạt trên các thiết bị”, chị Tâm cho biết.

Cuối cùng, VTNet tiến hành thử nghiệm tại các khu vực có mật độ sử dụng cao, như Hà Nội, để nhận diện các vấn đề và rút ra kinh nghiệm cho quá trình chuyển đổi ở quy mô toàn quốc. VTNet cũng đang làm việc với các cơ quan quản lý để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và đảm bảo chất lượng mạng.

  • 321
  • 1
  • 1

‘Chưa từng nghĩ có ngày được gặp trực tiếp Chủ tịch Tập đoàn’

  • 11180

Tuyến đầu Viettel 'chạy nước rút' để chuyển thuê bao lên 4G

  • 359

Bí quyết giúp Viettel Quảng Bình chuyển dịch 2G lên 4G đạt top 2 toàn quốc

  • 144

Viettel tổ chức hơn 12.000 điểm hỗ trợ khách hàng đổi máy 2G lên 4G

  • 375

Chuyển đổi 2G lên 4G và những bài học cho Viettel

  • 1107

TGĐ VTT Cao Anh Sơn: 'Chuyển dịch 2G lên 4G là cơ hội rất tốt'

  • 1800

PTGĐ Đào Xuân Vũ: 'Chống bão Yagi bằng con người tốt nhất, thiện chiến nhất'

  • 30

Lính kỹ thuật Viettel khẩn trương, quyết liệt ứng phó siêu bão Yagi

  • 21

VCS vô địch cuộc thi lập trình Viettel Programming Challenge 2024

  • 7178
  • 1

VMC mở đường xuất khẩu cáp quang sang Mỹ và Châu Âu

  • 587
  • 1
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua