Ý nghĩa chiến lược của 'băng tần vàng' với Viettel

Kiều Hải (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 17:37 - 30.03.2024

Việc sở hữu quyền sử dụng “tần số vàng” 2500 - 2600 MHz giúp Viettel nắm lợi thế về độ phủ, mục đích sử dụng cũng như chi phí khai thác trên con đường phát triển 5G tại Việt Nam.

Băng tần chiến lược giúp tối ưu bài toán phủ sóng

Trong 3 khối băng tần được đem ra đấu giá tại Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 - Quốc gia, khối băng tần 2500-2600 MHz của Viettel có dải tần số thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc dải băng tần mà Viettel đấu giá thành công có diện tích phủ sóng rộng hơn.

Theo tính toán kỹ thuật, băng tần 2500 - 2600 MHz có diện tích phủ sóng gấp 1,69 lần so với 2 khối băng tần 3700 - 3800 MHz và 3800 - 3900 MHz. Với trạm phát sóng 5G có cùng công suất, 100 trạm của Viettel với băng tần này sẽ bằng diện tích phủ sóng của 169 trạm của nhà mạng khác dùng băng tần 3700 - 3800 MHz và 3800 - 3900 MHz.

Theo đồng chí Lê Bá Tân, Trưởng Ban Kỹ thuật Tập đoàn, Viettel là nhà mạng có số lượng thuê bao 4G lớn nhất Việt Nam hiện nay với hơn 40 triệu thuê bao và còn tiếp tục tăng. Với loại băng tần nhỏ như 900 MHz, 2100 MHz, 1800 MHz mà chỉ có tốc độ 20 Mbps (Megabit per second - đơn vị đo tốc độ truyền dữ liệu trong mạng máy tính, viễn thông) thì Viettel có thể tùy ý sử dụng không gian cho 4G bao nhiêu tùy ý với tần 100 Mbps. Từ đó, chất lượng dịch vụ, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng tăng lên.

Giả sử dung lượng hoạt động của tần số 4G là 100 Mbps. Với cách thông thường, khối 100 Mbps được chia thành các khối nhỏ 20 Mbps chia cho các nhà mạng để dùng cho mạng 4G, gọi là “Song công phân chia theo tần số” (FDD). Sau này, các nhà mạng trên thế giới đã nghĩ ra cách phân loại khác cho tần số 2600 MHz. Họ để nguyên một khối lớn 100 Mbps để quy hoạch cho mạng 5G vì thấy rằng nếu phân hoạch theo cách này, tần số cấp cho mạng 5G rất giá trị và hiệu quả. Đây là ‘Song công phân chia theo thời gian” (TDD).

"Việt Nam cũng như Viettel đã kế thừa ưu việt đó với tần số 2600 MHz", đồng chí Lê Bá Tân chia sẻ.

BTS NB 12

Giá trị lưỡng dụng của tần số 2500 - 2600 MHz

Mỗi nhà mạng sẽ phải chọn tần số phù hợp nhất với mình bởi giá trị của mỗi tần số sẽ rất khác nhau - phụ thuộc vào tính chất, thị phần và quy mô triển khai của nhà mạng đó. 

Chỉ tính riêng việc sử dụng cùng một băng tần cho 5G, nhà mạng sử dụng băng tần cho hàng chục nghìn trạm thu phát sóng sẽ cho hiệu quả khác hoàn toàn với một nhà mạng chỉ triển khai vài trăm hay vài nghìn trạm. Việc sử dụng cho 1 triệu người dùng sẽ có chi phí hoàn toàn khác với cho vài nghìn người.

Nhìn vào việc triển khai thử nghiệm 5G trên quy mô nhiều tỉnh/thành của Viettel, có thể thấy chi phí trên mỗi trạm thu phát sóng 5G và cho mỗi người dùng 5G sẽ ở mức thấp. Cùng với việc có được “băng tần vàng”, chi phí này lại càng thấp hơn nữa, giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh cho Tập đoàn.

Về giá trị lớn nhất của băng tần 2500 - 2600 MHz với Viettel, Trưởng Ban Kỹ thuật Lê Bá Tân cho biết đó là băng tần này sử dụng được cho cả mạng 4G và 5G. Cách đây 5 năm, Bộ TT&TT đã thay đổi phân hoạch cho mạng 4G theo kiểu mới, cho phép tần số 2600 MHz dùng được cho cả 4G và 5G.

“Tần số 2600 MHz có thêm một giá trị nữa cho các quốc gia đang ở trong giai đoạn chuyển giao giữa 4G và 5G như Việt Nam. Do đó, 2600 MHz là tần số lưỡng dụng cho cả 2 công nghệ 4G và 5G”, đồng chí Lê Bá Tân nói.

Thực tế với công nghệ hiện nay, các hệ thống thiết bị phát sóng 5G 2600 MHz đều cho phép “chạy” được cả công nghệ 4G và cả công nghệ 5G đồng thời trên cùng một thiết bị và tùy ý cấu hình thiết bị theo ý mình muốn. Do vậy, nhà mạng có thể dành tài nguyên cho 4G tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

Trưởng Ban Kỹ thuật Tập đoàn lấy ví dụ. Giả sử có 100 Mbps cho 4G và 5G, chúng ta sẽ có nhiều phương án chia tỷ lệ như 40 - 60; 50 - 50; 20 - 80 hoặc 30 - 70. Điều này phụ thuộc vào mong muốn của nhà mạng theo nhu cầu từng nơi, từng chỗ, hoàn toàn không lãng phí thiết bị 4G.

“Sau 5 năm nữa, khi nhu cầu sử dụng 4G giảm dần, nhu cầu dùng 5G tăng lên, thiết bị nhà mạng đầu tư cho 4G vẫn có thể dùng cho 5G. Cùng một thiết bị nhưng chi phí bỏ thêm là 0 đồng”, đồng chí Lê Bá Tân giải thích thêm.

 

Băng tần khối B1 (2500 - 2600 MHz) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là băng tần hiệu quả để Viettel triển khai đồng thời cho cả mạng di động 4G và 5G, qua đó nâng cao chất lượng 4G hiện nay và cung cấp dịch vụ 5G. Đây cũng là băng tần tối ưu được vùng phủ với bán kính gấp 1,3 lần so với băng tần band C (3500 MHz).

Việc Viettel trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để triển khai mạng di động 5G là điều kiện cần thiết để Viettel đồng hành cùng xu thế phát triển về công nghệ viễn thông của thế giới, tiếp tục phát triển mạng 4G và chuyển đổi sang công nghệ 5G.

Bên cạnh đó, đây còn là lộ trình để thúc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, hệ sinh thái dịch vụ số, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.

Theo chuyên gia Đoàn Quang Hoan, Phó chc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, 2 ưu điểm lớn của khđiểm lớn của Đoàn Quang Hoan, Phó chc đẩy phát triển hạ tầt kiệm chi phí triển khai các trạm thu phát sóng. Ngoài ra, đây còn là băng tần duy nhất cho phép triển khai cả mạng 4G và 5G, so với chỉ 5G của khối C.

  • 2495
  • 4

Viettel tài trợ 5 tỷ đồng phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo

  • 2436

Chuyện ít ai biết về Bluetooth và triết lý sáng tạo của Ericsson

  • 2646

"Tập trung hay là chết" - cuốn sách của những sản phẩm cốt lõi

  • 2448

PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ: '5G sẽ là xu thế chủ đạo'

  • 3317

Viettel lần thứ 6 nhận danh hiệu 'Vinh quang Việt Nam'

  • 442

Halotel kiên cường vượt khó, cán 'đỉnh' thuê bao mới

  • 174

Người Viettel tìm hiểu về năng lượng hạt nhân

  • 576

Cáp quang Viettel phủ trọn ‘vùng lõm' cuối cùng tại TP.HCM

  • 1262
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua