Chia sẻ từ MWC 2024: Thấy gì mới từ các nhà mạng và hãng thiết bị?

Nguyễn Thị Tuyết Mai (TCT Viễn thông Viettel) đã đăng lúc 16:06 - 28.02.2024

Đoàn Viettel đã thăm gian hàng của China Mobile - mạng di động lớn nhất Trung Quốc, KDDI - nhà mạng lớn thứ 2 Nhật Bản và Ericcson để tìm hiểu về xu hướng công nghệ, sản phẩm và dịch vụ của năm nay.

Các nhà mạng đã mang đến hội nghị nhiều sản phẩm mới, trong đó một số sản phẩm nổi bật có thể kể đến như:

Nền tảng cho khách hàng trẻ của KDDI. Bản chất đây là 1 ứng dụng/web được KDDI phát triển cho khách hàng trẻ - tương tự như nền tảng GIC của Viettel Telecom. Điểm khác biệt là nền tảng này không chỉ bán sản phẩm viễn thông và cũng không phải là sản phẩm để duy nhất nhà mạng được bán, mà KDDI mở cho đối tác thứ ba được thiết kế sản phẩm của họ dành cho khách hàng trẻ (bán sản phẩm bên thứ 3 kết hợp với bundle sản phẩm viễn thông). Ví dụ như 1 hãng nước uống có thể bán 1 gói bundle bao gồm nước uống + data trên nền tảng của KDDI. Gói sản phẩm đó cũng đồng thời được đồng bộ với các kênh bán hàng khác của đối tác.

Nền tảng cho KH trẻ của KDDI

Máy tính/điện thoại cloud (China Mobile cloud phone/computing): Máy tính/điện thoại được lưu trữ và xử lý toàn bộ trên cloud (khi đó, máy tính/điện thoại gần như chỉ là phần cứng, toàn bộ phần mềm được sử dụng trên cloud). Sản phẩm này có 2 tác dụng: (1) Giúp giá thành sản phẩm rẻ hơn nhiều; (2) Kinh doanh được cloud.

Đây cũng là 1 xu hướng chuyển dịch năm nay khi các nhà sản xuất nhận ra các thiết bị càng ngày càng bền nên doanh số bán phần cứng đang có xu hướng giảm đi. Họ tìm kiếm nguồn doanh thu từ dịch vụ thông qua việc thu phí hàng tháng/kết hợp với bên thứ 3 cung cấp các dịch vụ có chia sẻ doanh thu.

Học hỏi gian hàng China Mobile

Super-Sim Security Gateway (China Mobile) với 3 ưu điểm chính: (1) Nhận thực siêu bảo mật để thay thế cho user name và password truyền thống (kết hợp nội dung trước đây ZTE giới thiệu, nhóm học hỏi VTT nhận định xu hướng các nhà mạng sẽ có thể trở thành 1 Hub về xác thực thay cho user name và password của các ứng dụng); (2) tích hợp AI phân tích dữ liệu để thu thập và phân tích hành vi của khách hàng; (3) Công nghệ zero-trust giúp giảm nguy cơ bị tấn công.

China Mobile AI Care (nền tảng AI Care của China Mobile để cung cấp các dịch vụ security & care cho khách hàng). Hiện có 40 triệu hộ gia đình sử dụng/khoảng 400 triệu hộ dân Trung Quốc (mật độ 10%). Doanh thu mang lại 500 triệu USD/năm (Arpu 1$/tháng). Thiết bị chủ yếu là camera, sau đó là các cảm biến (khói và báo cháy đang chiếm chủ đạo).

Mô hình kiếm tiền chính là làm platform và thu phí dịch vụ (thiết bị không có lãi, cơ bản không tập trung vào kinh doanh thiết bị mà kinh doanh nền tảng, ứng dụng và dịch vụ). Áp dụng nhiều thuật toán để cung cấp các tính năng đặc biệt như nhận dạng khuôn mặt, thống kê khách hàng, nhận dạng hành vi, các dịch vụ cảnh báo…

IoT - AI care của China Mobile

Trong khi đó, tại gian hàng của Ericsson, với sự tham gia của một số nhà mạng (Singtel - nhà mạng lớn nhất Singapore) và các partner cung cấp dịch vụ giải pháp, nhóm học hỏi tìm hiểu sâu hơn về mô hình kiếm tiền khi kinh doanh 5G. Một số mô hình nổi bật được khai thác tại gian hàng.

Chụp ảnh với các chuyên gia Ericsson

Khai thác tính năng Network Slicing (trên 5G SA) để cung cấp các dịch vụ đảm bảo QoS, đặc biệt với các sự kiện đông người (sự kiện âm nhạc, thi đấu thể thao) hoặc các ứng dụng cần đảm bảo QoS như dịch vụ cho doanh nghiệp, Game… Tuy nhiên, một lưu ý là khả năng đảm bảo QoS chỉ cung cấp được với 1 số lượng hạn chế khách hàng nên định giá phải ở mức premium.

Bán hàng cho bên thứ 3 trên các ứng dụng AR/VR: ví dụ như Game bóng đá AR/VR thì kết hợp bán sản phẩm của các câu lạc bộ (áo tập, áo thi đấu…) ngay trên nền tảng, tác động vào thời điểm khách hàng đang có cảm xúc mua hàng và giúp cho khách hàng tương tác thuận lợi hơn.

Networking slicing của Singtel

Platform kết nối với bên thứ 3 để cung cấp các dịch vụ (Ericsson mua lại Vontage - một nhà cung cấp nền tảng đứng ra làm trung gian kết nối các dịch vụ của bên thứ 3 và kinh doanh với mô hình chia sẻ doanh thu với các nhà mạng).

Như đã nói ở trên, đây có thể là 1 xu hướng chuyển dịch của các hãng sản xuất thiết bị khi họ tìm kiếm mô hình kinh doanh từ dịch vụ thay vì chỉ bán thiết bị. Một số dịch vụ đối tác chia sẻ như Number Verification để thay thế cho SMS OTP (tích hợp với cả wifi), Verify Location (cho phép các nhà phát triển sản phẩm có thể tìm kiếm khách hàng trong vòng bán kính rất thấp mà vẫn đảm bảo quyền riêng tư về dữ liệu), Sim Count (cho phép các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ có thể ước đoán được có bao nhiêu thuê bao trong vòng bán kính 1km2 mà vẫn đảm bảo quyền riêng tư về dữ liệu).

chup-anh-voi-cac-chuyen-gia-cua-google-android

Như vậy có thể thấy, thị trường viễn thông năm nay mở ra một số xu hướng mới nổi bật:

Thứ nhất là tư duy mở (Open) là 1 trong các tư duy chủ đạo về phát triển sản phẩm của các nhà mạng trong năm nay. Các nền tảng phát triển có xu hướng mở API cho đối tác thứ 3 tham gia vào thiết kế sản phẩm, bán hàng. Khi đó, môt mô hình kinh doanh kiếm tiền quan trọng trên 5G sẽ là B2B2C, trong đó nhà mạng tạo ra các platform, và sản phẩm chính được cung cấp cho khách hàng sẽ đến từ các nhà phát triển sản phẩm mới (Start-up).

Thứ hai là xu hướng bùng nổ của các ứng dụng, việc cung cấp các dịch vụ xác thực có tính bảo mật cao thay thế cho username/password đang được các nhà mạng quan tâm và việc các nhà mạng trở thành Hub xác thực có thể sẽ sớm thành hiện thực

Thứ ba là bán thiết bị chỉ sinh tiền 1 lần, các hãng sản xuất thiết bị (máy tính, điện thoại, thiết bị mạng) và các nhà mạng đang dịch chuyển sang tìm kiếm nguồn doanh thu từ dịch vụ (ví dụ như máy tính, điện thoại không bộ nhớ mà sử dụng cloud để lưu trữ và xử lý; hay như việc Ericsson mua lại nhà sản xuất Platform cung cấp các dịch vụ tới End-user để tìm kiếm mô hình chia sẻ doanh thu với nhà mạng).

Thứ tư là xu hướng chuyển dịch cloud hóa, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng phải nhận định rằng, chính sách của Nhà nước Trung Quốc rất động bộ cho việc thúc đẩy phát triển Cloud.

Để thúc đẩy phát triển Cloud tại Việt Nam, sắp tới, Viettel có thể kiến nghị Bộ TTTT ban hành các tiêu chuẩn về lưu trữ dữ liệu để đảm bảo an toàn cho khác hàng, trong đó camera bắt buộc phải lưu trữ cloud trong nước và sẽ không đính kèm thẻ nhớ (như điện thoại/máy tính cloud mà Trung Quốc đang cung cấp).

  • 3180
  • 12
  • 3

Chia sẻ từ MWC 2024: Xu thế dịch vụ số dành cho khách hàng cá nhân

  • 2271

GSMA cảm ơn bước đi tiên phong và táo bạo của Viettel

  • 2442

Viettel đón hàng loạt đoàn khách 'khủng' tại MWC 2024

  • 2794

Chia sẻ từ MWC 2024: Open Gateway - mắt xích quan trọng cho mạng lưới tương lai

  • 2089

Chuyên gia NVIDIA: Viettel là một tài năng trong lĩnh vực AI

  • 2340
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua