Sách hé lộ tuổi thơ tạo nên con người Lee Kun Hee

Đào Đức Chung đã đăng lúc 14:18 - 05.06.2023

Cuốn sách gồm nhiều chương, nội dung, sự kiện…về cuộc đời của Lee Kun Hee, trong đó, tuổi thơ của ông đã trở thành điểm nhấn khác biệt với mọi điều còn lại.

Cuộc sống hàng ngày của tôi và nhiều người phần lớn là những thời quen thường nhật như công việc, gia đình lớn, nhỏ, vui chơi, thể thao, shopping, cafe nhậu nhẹt…Thói quen đọc sách với nhiều anh, chị, em thực tế là khá khó khăn để thực hiện. Tuy nhiên kể từ khi TT Vận hành Khai thác Toàn cầu và Tổng Công ty phát động chương trình thì tôi và nhiều anh, chị, em mới có động lực để đọc, để gọi người khác đọc cùng mình.

Trước khi biết tới cuốn sách mà tôi sắp giới thiệu sau đây thì thương hiệu Samsung đối với tôi chỉ đơn giản là những chiếc điện thoại Z Flip, Z Fold, Galaxy,… và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Iphone, ipad của Apple; hay là ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy Samsung tại các khu công nghiệp, chắc chỉ có đến thế. Cho đến khi được đọc về Lee Kun Hee - Người tiếp quản và dẫn dắt Samsung phát triển đến ngày hôm nay thì tôi lại vinh dự được biết đến 1 trong những nhà cải cách có lẽ là lớn nhất trong thế kỷ này của Châu Á.

b2 1

Cả cuốn sách là một trải nghiệm thú vị nhưng "thanh âm đẹp nhất trong bản hòa tấu" này đối với tôi là chương 4 - Nơi tuổi thơ của Lee Kun Hee đã khiến tôi cảm thấy khác biệt nhất với mọi điều còn lại, đó là "Sự thay đổi - sự cô đơn - sự đa chiều".

Sự thay đổi: Sinh ra là con trai thứ 3, gia đình làm kinh doanh và đất nước còn là thuộc địa nên thay vì được bao bọc bởi cha mẹ thì ông lại được gửi cho bà ngoại nuôi dưỡng. Rồi khi đến tuổi đi học, cuộc sống của ông lại phải trải qua nhiều biến động, thay đổi: Đất nước được giải phóng, rồi lại đến nội chiến nam - bắc Triều Tiên. Sống trong thời thống trị của Bắc Triều Tiên, khi được giải phóng, do gia đình làm kinh doanh nên cơ bản ông phải thay đổi nơi sống, trường học theo gia đình. Đến khi học lớp 5, với sự giáo dục nghiêm khắc của người cha làm kinh doanh (người sáng lập Samsung), ông đã được chuyển sang Nhật Bản đi học, sinh sống cùng anh trai ngay cả khi ông không biết tiếng Nhật. 

Với một tuổi thơ biến động như vậy, chính bản thân ông đã chứng kiến, trải qua, cảm nhận được sự thay đổi gần như liên tục trong cuộc sống, qua đó để thích nghi được trong hoàn cảnh này thì vô hình trung đã hình thành nên trong Lee thói quen, suy nghĩ luôn luôn đối diện với sự thay đổi và bản thân cũng sẽ phải thay đổi để có thể tồn tại được trong hoàn cảnh mới.

Sự cô đơn: Tuổi thơ với việc thay đổi nơi sống, trường học liên tục trong nhiều năm đã khiến ông Lee trở thành một người khá cô độc khi không có bạn bè thân thiết. Đặc biệt, khi sang Nhật với không một chút vốn liếng ngôn ngữ bản địa, ông càng khó khăn hơn trong việc có thêm những mối quan hệ mới. Ông chỉ có 1 chú chó và sở thích tháo lắp máy móc để bù lấp sự cô đơn. Nhưng cũng chính sự cô đơn, cô độc ấy đã rèn luyện nên 1 con người độc lập, tự chủ giải quyết mọi khó khăn bất ngờ diễn ra trong cuộc sống để có thể sống và vượt qua hoàn cảnh.

Sự đa chiều: Để có thể trải qua sự cô đơn tại nơi đất khách quê người, Lee còn 1 sở thích nữa đã được tạo ra khi ông ở Nhật, đó chính là phim ảnh. Trong 3-4 năm ngắn ngủi, ông đã đã xem tới hơn 1.300 bộ phim điện ảnh, phóng sự. Khi xem phim, khác với nhiều đứa trẻ hay người khác là mang tính chất giải trí, thư giãn thì ông thường tự đặt mình vào các lập trường của các vai diễn trong phim, qua đó hình dung nếu mình là nhân vật đó, ông sẽ có lập trường như thế nào. Quá trình trải nghiệm đó giúp cho ông có nhiều góc nhìn, đa diện, đa chiều về mọi vấn đề mà theo cuốn sách mô tả tư duy đa chiều là yêu tố cần thiết cho 1 nhà lãnh đạo doanh nghiệp sau này.

b2 2

Với 1 tuổi thơ đặc biệt như vậy, theo cuốn sách mô tả là đã hình thành, tạo nên, rèn luyện tính cách, khả năng cho ông Lee Kun Hee, một nhà lãnh đạo, cải cách doanh nghiệp vĩ đại sau này. Đối với tôi, đâu đó nó cũng chứng minh một mặt mà tôi thấy khá tâm đắc đó là rất nhiều người vẫn cho là "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Nhưng đó chỉ là sự bao biện, phủ nhận sự thất bại của mình trong việc dạy dỗ con cái khi bọn trẻ không trưởng thành, không đạt được mọi thứ như những gì mình kỳ vọng mong muốn nên cần tìm một nơi, một chỗ để đổ lỗi cho việc đó. Cha mẹ sinh con, có thể về tính cách không phủ nhận việc ảnh hưởng bởi gen di truyền, sự dị biệt bẩm sinh nhưng với tôi nó chỉ chiếm 1%, 99% còn lại chính cách giáo giục và môi trường sẽ hình thành nên tính cách, bồi dưỡng, rèn luyện khả năng của con trẻ, và điều đó sẽ quyết định chính cho việc bọn trẻ trở thành người như thế nào trong tương lai.

Đọc - Năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển

  • 4
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua