Sóng Viettel 'cứu' phượt thủ và những lưu ý cho CBNV mê đi phượt

Linh Linh (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 10:20 - 02.02.2023

Câu chuyện một bạn trẻ ở TP.HCM bị rơi xuống vực khi đi phượt ở đèo Hải Vân (Đà Nẵng) và được ứng cứu thành công nhờ sóng mạng di động Viettel đang thu hút sự quan tâm của nhiều người thích đi du lịch, đặc biệt là các phượt thủ.

Ở các khu vực thành thị, khu dân cư, chuyện sóng mạng di động "đong đầy" là điều bình thường đến nỗi chẳng ai quan tâm. Nhưng ở nhiều nơi thưa người, sóng mạng có thể sẽ không có. Trong khi đó, những cung đường vắng vẻ, thậm chí hiểm trở, lại là điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ mê phượt.

Như trong trường hợp của bạn trẻ nêu trên, khu vực bị nạn nằm ở bãi Sủng Cỏ (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) nằm biệt lập trên đèo Hải Vân, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng hơn 30km. Nhờ có sóng mạng di động Viettel, bạn trẻ này đã dùng điện thoại liên lạc được với người thân, cơ quan chức năng và được ứng cứu kịp thời.

Dù thuộc khu vực đất liền nhưng bãi Sủng Cỏ là nơi khá biệt lập, còn hoang sơ và mật độ dân cư rất thưa thớt nên các trạm phát sóng đất liền (chủ yếu phục vụ kinh doanh) của các nhà mạng không phủ tới. Nơi nạn nhân được tìm thấy là dưới ghềnh đá sát biển, cách bãi Sủng Cỏ khoảng 200m về phía đông, nơi này chỉ có duy nhất sóng mạng Viettel nhờ hạ tầng trạm BTS viễn thông biển đảo được triển khai chủ yếu phục vụ an sinh xã hội và quốc phòng an ninh thay vì lợi ích kinh tế.

Nhiều khu vực ở nước ta được đông đảo dân phượt ưa chuộng nhưng "khan hiếm" sóng mạng, nếu có cũng khá chập chờn tùy vị trí kết nối. Do đó các phượt thủ nên hết sức lưu ý và có chuẩn bị trước khi thực hiện chuyến đi.

Đầu tiên, theo các chuyên gia, các phượt thủ nên tìm hiểu sơ qua về tình hình sóng mạng di động ở những cung đường, vị trí dự tính trong chuyến đi

Cách tốt nhất là hỏi thăm những người đã có kinh nghiệm hoặc các hội nhóm đi phượt về tình hình kết nối mạng ở những nơi quan trọng. Thậm chí bạn nên tính đến trường hợp những vị trí có kết nối mạng tốt ở gần nơi sẽ đi qua, nơi đến trong chuyến phượt của mình.

Tiếp theo đó là chiếc điện thoại có pin mạnh và hỗ trợ hai SIM hai sóng càng tốt. Chiếc điện thoại này phải luôn bên người bạn chứ không phải trong ba lô hay túi xách mang theo.

Đồng thời, trong điện thoại hay smartphone hiện nay có cho phép thiết lập gọi điện, nhắn tin cho ai chỉ bằng một nút bấm, cú pháp lệnh. Bạn nên chuẩn bị trước phòng khi xảy ra trường hợp khẩn cấp.

Nếu điều kiện cho phép (có sạc, pin dự phòng mang theo), bạn nên liên tục chia sẻ thông tin vị trí của mình cho một người thân khác trong suốt chuyến phượt, phòng khi có bất trắc xảy ra thì gia đình vẫn có thể biết được nơi bạn đang ở.

  • 1015
  • 2

Sóng Viettel cứu sống phượt thủ mất tích 5 ngày ở đèo Hải Vân

  • 2060

Dự đoán giải thưởng bất ngờ tại lễ tôn vinh Innovative-me 2024

  • 115
  • 9

Người Viettel an toàn: Phương tiện chữa cháy - Dùng sao cho đúng?

  • 307

Viettel hoàn thành phát sóng 4G trên nhà giàn DK1

  • 277

Viettel giải bài toán hạn chế kết nối Internet khi xuất ngoại

  • 204
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua