Đọc 'Khuyến học' cùng TS.Bùi Quang Tuyến

Bùi Quang Tuyến (Học viện Viettel) đã đăng lúc 15:24 - 07.01.2023

Từ những bài học của cuốn sách "Khuyến học", anh Bùi Quang Tuyến - Giám đốc Học viện Viettel đã soi chiếu vào thực tế công tác đào tạo của đơn vị để việc học có thể giúp hiểu tường tận và giải quyết tận gốc các vấn đề, cùng với đó là tinh thần "học suốt đời, học kịp thời", tránh chủ nghĩa kinh nghiệm ở mỗi cá nhân.

* Lý do yêu thích cuốn sách:

- Cuốn sách giúp khai mở tâm trí và hiểu biết về việc học thực như thế nào?

- Đúc rút và ánh xạ được nhiều bài học hay, bổ ích cho cá nhân trong việc học cũng như thúc đẩy việc học tập tại đơn vị.

- Học tập triết lý sâu sắc về học tập và phát triển nhân cách con người, hiểu được vai trò và bổn phận của mình trong tổ chức.

* Tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách:

“Khuyến học” đề cập đến 4 nội dung chính như sau:

1. Đề cao việc thực học, tinh thần học tập chủ động

- Mục đích của việc học: Làm cho con người mở mang kiến thức, biết quan sát, lắng nghe, lý giải đạo lý của sự vật, làm cho con người tự giác về trách nhiệm của bản thân.

- Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn: “Ở con người vốn không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng, người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc, người vô học sẽ trở thành người thấp hèn, nghèo khổ”.

- Khuyến khích việc học sâu, học hiểu bản chất của vấn đề: “Để học được cần phải học sách của Châu Âu dịch ra tiếng Nhật. Đối với các bạn trẻ có khả năng thì tôi khuyên nên đọc trực tiếp từ các nguyên bản bằng tiếng Anh, Pháp, Đức. Khi học phải nắm được nội dung chủ yếu, trên cơ sở đó phải hiểu bản chất của vấn đề, phải đào sâu suy nghĩ. Đó là thực học mà ai cũng phải học, không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo”.

- Học những thứ thiết thực và phải biết vận dụng trong cuộc sống: Phải học những môn học thực dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.

- Học để hiểu “trách nhiệm” của bản thân: “Mỗi người đều có bổn phận riêng. Điều quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác là mỗi chúng ta ai cũng phải học hành, mở mang kiến thức, mài giũa tài năng, nhân cách sao cho xứng đáng với bổn phận của mình”.

- Học để hiểu “thế nào là làm tròn công việc của mình”: Phải học để hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong xã hội.

- Bí quyết duy nhất để nâng cao kiến thức là không tự mãn: Độ thoả mãn về bản thân tỷ lệ nghịch với kiến thức bạn có. Bạn càng tự mãn tự hào về mình bao nhiêu, thì kiến thức thực trong con người chúng ta càng ít bất nhiêu vì khi chúng ta thấy mình đã giỏi là khi chúng ta không thể nâng cao được kiến thức của bản thân.

2. Phê phán thói học vẹt, học “từ chương” phê phán sự ngu dốt:

- Học chỉ hiểu sơ sơ bên ngoài, học một cách máy móc, học thiên về cắt giải câu chữ mà không hiểu thì thà đừng học.

- Sự ngu dốt là căn nguyên của mọi rắc rối. Do thiếu hiểu biết nên không biết cách cư xử, không phân biệt được tốt xấu, đúng sai. Đây cũng chính là nguồn gốc của xã hội lạc hậu, kém phát triển.

- Đẳng cấp, địa vị sẽ tạo ra các chí sĩ rởm. Khi có địa vị hay sinh ra thói khinh thường người khác, “người đứng trên người” cũng từ đó mà gia tăng. Chính vì vậy, chỉ có thực học mới giúp con người ta hiểu được giá trị của tư cách và nhu cầu của bản thân và người khác “đều bình đẳng”.

3. Vai trò của công dân Nhật Bản trong việc học tập và rèn luyện bản thân để đất nước hùng cường: Phải xắn tay ngay vào việc học, hun đúc ý khí. Trước hết mỗi cá nhân từng con người hãy kiên quyết, tự chủ, độc lập. Có được như vậy đất nước mới giàu mạnh. Có như vậy, nước Nhật mới hết mặc cảm, hết sợ hãi trước các thế lực phương Tây.

4. Người dân phải có tinh thần tự chủ, ý chí độc lập: Bởi vì người dân thiếu tinh thần tự chủ ý chí độc lập thì khó có thể đấu tranh với thế giới để bình đẳng về quyền lợi với tư cách là một quốc gia độc lập.

5. Vai trò của các định chế xã hội:

- Chính phủ là người đại diện cho dân, làm theo ý niệm của dân. Nhiệm vụ của chính phủ là trấn áp, bắt giữ kẻ có tội, bảo vệ người vô tội.

- Khai phá văn minh là nhiệm vụ của tầng lớp trí thức trung lưu: văn minh không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuông hay do người dân sáng tạo từ dưới lên. Văn minh của xã hội do tầng lớp giữa - giai cấp trung lưu. Lịch sử Châu Âu đã chứng minh điều đó. Đầu máy hơi nước là phát minh của Watt.

- Luật pháp cần phải rõ ràng, đơn giản nhưng phải nghiêm minh.

* Bài học đúc kết và ánh xạ vào thực tế tại Học viện Viettel:

1. Học không cần nhiều nhưng cần học sâu, cần hiểu vấn đề tận gốc rễ, hiểu và giải thích được bản chất của sự vật hiện tượng, có thể so sánh được điều mình học với những điều tương tự, phải áp dụng được trong thực tiễn cũng như có thể quan sát hành vi của con người từ đó có thể lý giải một cách sâu sắc và có hệ thống các sự việc trong cuộc sống.  

Ánh xạ tại Học viện Viettel: Phát triển các cá nhân có chuyên môn sâu về đào tạo để phát triển năng lực gia tăng hiệu suất công việc như chuyên viên thiết kế chương trình - là những người có hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ quy trình đào tạo ADDIE từ đó xây dựng thiết kế các chương trình phù hợp cho các nhóm đối tượng, giúp người học nâng cao nhận thức, giải quyết được vấn đề của chính đơn vị mình qua học tập và đào tạo.

2. Cần tránh cách học học vẹt, học máy móc, học mót vì khi ta học chưa đủ sâu thì liên kết não bộ sẽ rất yếu chính vì thế không thể tạo thành các liên kết mới, khi không tạo thành liên kết mới thì bản chất của tư duy của chúng ta chưa thay đổi.

Ánh xạ tại Học viện Viettel: Các chương trình đào tạo được thiết kế, tổ chức và đánh giá theo mức 3 của Kirpartrict tức là mức áp dụng để thay đổi hành vi. Học viện đã phát triển công cụ ATM để quản lý các ứng dụng sau khi học để tránh học vẹt, học máy móc mà không áp dụng được vào công việc thực tiễn.

3. Bí quyết duy nhất để nâng cao kiến thức là không tự mãn: Nói một cách khác, phải biết khiêm tốn với những gì mình đã biết bởi vì tri thức của nhân loại thì vô cùng lớn trong khi mình học được còn quá ít. Phải học thật để hiểu những gì mình biết còn quá ít. Khi học thật chúng ta mới hiểu được kiến thức bao la, từ đó giúp chúng ta không tự mãn, mà phải luôn khiêm tốn, học hỏi.

Ánh xạ tại Học viện Viettel: Truyền thông tới toàn bộ CBNV tinh thần luôn luôn học hỏi không ngừng “học suốt đời, học kịp thời”. Lãnh đạo khuyến khích CBNV liên tục học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, không có tư tưởng tự mãn với những gì mình đang có.

Các khóa học đã được tổ chức để nâng cao nghiệp vụ cho CBNV tại Học viện như học thiết kế hình ảnh và xử lý video đối với nhân viên số hóa bài giảng, học kỹ năng dẫn giảng với những CBNV tham gia giảng dạy…

4. Không để những gì không phải là chúng ta đồng hoá chúng ta: Luôn ý thức về giá trị và kiến thức thật của mình để hiểu xem mình mang lại điều gì tốt đẹp cho người khác, cho cộng đồng và cho xã hội. Không đồng hoá thương hiệu chúng ta đang cống hiến với chúng ta, không đồng hoá vật chất xa hoa đang có với chúng ta.

Ánh xạ tại Học viện Viettel: Ban lãnh đạo khuyến khích mỗi cá nhân tự phát triển nâng cao năng lực, giao việc mới, việc khó, việc chưa từng làm để CBNV không bị chủ nghĩa kinh nghiệm, không ỉ nại vào thương hiệu của tổ chức. Phát triển phương thức học tập BY DAY LEARNING là một việc mới, việc khó, việc trước đây Viettel chưa làm. Chính vì thế, CBNV phải chủ động tìm tỏi, học hỏi không thể chỉ dựa vào những gì Viettel đã triển khai trước đây được.

5. Học phải học từ phương Tây, đặc biệt là đọc từ tài liệu gốc bằng tiếng Anh để ta hiểu đúng bản chất, không sao chép, trích dẫn từ người khác khi chưa tìm hiểu tài liệu gốc, bởi chỉ có học thật mới có kiến thức thật, từ kiến thức thật khi đưa vào áp dụng trong công việc và trong cuộc sống mới tạo ra năng lực thật. Khi đã có năng lực thật thì mới giải quyết được các vấn đề một cách hệ thống.

Ánh xạ tại Học viện Viettel: Tất cả các tài liệu, tập san, ấn phẩm tại Học viện đều được yêu cầu nghiên cứu kỹ và trích dẫn nguồn tài liệu. Ban lãnh đạo khuyến khích CBNV đọc và tham khảo tài liệu gốc bằng tiếng Anh để học hỏi tri thức từ bên ngoài và kế thừa tri thức chung của nhân loại.

  • 1839
  • 12
  • 1

Giám đốc Học viện Viettel lý giải tại sao cần ‘Học suốt đời - Học kịp thời’

  • 1406

Thao thức 3 đêm cho lá thư gửi sếp Bùi Quang Tuyến - người thầy, người anh đáng...

  • 2526
  • 462

Cuốn sách đặc biệt do Giám đốc Học viện Viettel làm chủ biên

  • 3987

Học tư duy hệ thống từ anh Giám đốc huyện ở Viettel Ninh Bình

  • 1822
  • 11
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua