Như Hoa (TCT Viễn thông Viettel) đã đăng lúc 17:35 - 24.11.2022
Đại dịch đã tạo ra một sự thay đổi vô cùng lớn cho nghành viễn thông. Việc kết nối viễn thông trong các hoạt động sản xuất xã hội ngày càng thể hiện tầm quan trọng, đồng thời cũng đưa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông – communication service providers (CSPs) phải thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp hơn để đáp ứng yêu cầu xã hội.
Chính vì thế, VTT đã đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng AI và phân tích dữ liệu. Số lượng AI Use Case ngày càng được mở rộng trong nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau. Hầu hết các AI Use Case tại các đơn vị trong Viettel có chất lượng bằng hoặc tốt hơn các đối thủ trên thị trường và đang đóng góp doanh thu ngày càng đáng kể trong tổng doanh thu của các đơn vị.
Qua khảo sát, đánh giá chéo giữa các đơn vị và được Ban CNTT hậu kiểm; có 72% các AI Use Case tập trung vào nhóm nghiệp vụ Dịch vụ khách hàng, Tiếp thị & Bán hàng. Ở lĩnh vực viễn thông trong Tập đoàn có 1/4 đơn vị chưa có AI Use Case và VTT là một trong các đơn vị có số lượng AI Use Case nhiều nhất (51 Use Case), đồng thời là đơn vị cung cấp nhiều giải pháp nhất tương ứng là 55 Use Case.
Đến nay, có 4 use case là: Chatbot dịch vụ khách hàng, Bán hàng, chống rời bỏ dịch vụ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng của VTT đang là nhóm được ứng dụng ở mức tốt nhất.
Chatbot, callbot là một trong những hệ thống ứng dụng phân tích dữ liệu/AI giúp tối ưu hoạt động chăm sóc khách hàng hiệu quả, hỗ trợ cho quản lý nội bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong những năm vừa qua, TT Phân tích dữ liệu (TT.PTDL) - Khối CNTT VTT đã tích cực ứng dụng PTDL/AI vào trong các hệ thống trợ lý ảo Chatbot vào hỗ trợ bán hàng Sale AI Assistant, My Viettel, Callbot Inbound Chăm sóc khách hàng, giám sát cuộc gọi CSKH…. Với các công nghệ như phân loại cảm xúc tự động, phân loại chủ đề cuộc gọi, nhận diện nhu cầu phản ánh của khách hàng, hỗ trợ giải đáp tự động cho khách hàng , AI đã góp phần đưa ra ứng xử kịp thời, phù hợp, hạn chế phát sinh khiếu nại sau cuộc gọi, giúp Trung tâm CSKH tối ưu gần 300 nhân sự. Chỉ riêng trợ lý ảo Callbot Inbound Chăm sóc khách hàng đã mang lại doanh thu bán gói qua bot đạt 6.89 tỷ/10 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, có một số use case khác như: đánh giá quy cách triển khai cố định băng rộng qua hình ảnh nghiệm thu, xác minh khách hàng bằng giọng nói, video bot xác minh khách hàng là đang trong quá trình thử nghiệm.
Một số kết quả ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong năm 2023 Trung tâm phân tích dữ liệu - VTT sẽ tăng cường hợp tác với các đơn vị như: TT Quản lý bán hàng, TT Dịch vụ khách hàng, TT Chuyển dịch số, TT cố định băng rộng, TT Chăm sóc khách hàng, phòng kĩ thuật, TT dịch vụ truyền hình….trong việc ứng dụng AI/Big Data vào hoạt động kinh doanh thực tế. Việc ứng dụng PTDL/AI vào bài toán thực tế sẽ không chỉ dừng lại ở bước xây dựng mô hình mà cần phải có hệ thống, quy trình để đưa vào triển khai, giám sát trong thực tế.
Tiếp theo đó, chuyển đổi dịch vụ số và tích hợp ứng dụng PTDL vào các nhóm dịch vụ đang được đánh giá là nhiệm vụ tiên quyết trong việc phổ cập và ứng dụng PTDL vào mọi hoạt động sản xuất, quy trình xây dựng sản phẩm của các đơn vị tại VTT.
Việc ứng dụng các hệ thống dạng Recommendation vào các sản phẩm đặc thù đã giúp các sản phẩm này của VTT đứng trên một vị thế cạnh tranh mới trên thị trường:
- Ứng dụng Recommendation TV360
- Ứng dụng Recommendation system cho sàn TMĐT VTMall – Adtech.
- Ứng dụng Recommendation Viettel++.
Và để các nhóm ứng dụng Recommendation và công tác khai phá dữ liệu được đảm bảo, VTT đã xây dựng nên một nền móng dữ liệu được coi như một chuỗi DNA thông tin để phục vụ nhiệm vụ sản xuất chung – hệ thống sản phẩm CCAI – CUSTOMER CENTRIC ARTIFICIAL INTELLIGENT. Với các công nghệ mới nhất trên thế giới, kết hợp với nguồn thông tin dồi dào và hạ tầng dữ liệu Bigdata, định hướng sẽ hỗ trợ cho công cuộc thay đổi số hóa các nền tảng và hệ thống sản xuất cơ bản tại VTT.