Hà Phương (TCT Mạng lưới Viettel) đã đăng lúc 09:12 - 17.12.2023
Lịch sử của mạng lưới Viettel mở đầu từ tuyến đường trục 1A dọc theo đường điện 500kV Bắc - Nam. Sau công trình này, một thế hệ người Viettel ra đời với sự tự tin, khát vọng dựng xây, làm chủ hạ tầng mạng lưới lớn nhất Việt Nam và tự hào hiện diện trên bản đồ viễn thông - công nghệ thông tin toàn cầu.
Sau khi chinh phục thử thách đầu tiên, tạo nên kỳ tích 1A, người Viettel bắt đầu mơ đến viễn thông, đưa Viettel từ kẻ làm thuê lên thành người làm chủ. VoIP chính là dấu mốc để Viettel chính thức gia nhập thị trường viễn thông Việt Nam. Từ dây, một bài học kinh nghiệm lớn cũng được ghi nhận: Muốn kinh doanh viễn thông phải xây dựng hạ tầng mạng lưới độc lập đủ lớn, mới có thể tự chủ phát triển.
Cánh cửa đầu tiên kết nối mạng Viettel với thế giới là trạm vệ tinh VSAT, đặt tại xã Kim Sơn - Sơn Tây. Ngay khi vừa khai trương trạm, tuyến cáp biển duy nhất của Việt Nam lúc bấy giờ kết nối với quốc tế của VNPT bị sự cố, chỉ còn duy nhất Viettel có thể kết nối ra bên ngoài.
Đây là đường trục đầu tiên do người Viettel tự làm 100% từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị đến triển khai lắp đặt, tích hợp, quản lý vận hành khai thác. Công nghệ SDH cũng mạng lại tốc độ gấp 4 lần so với các công ty khác, mở ra tầm vóc mới cho hạ tầng mạng lưới Viettel, giúp vùng phủ truyền dẫn trong nước tăng từ 23 tỉnh lên 52 tỉnh, trở thành mạng truyền dẫn thứ 2 tại Việt Nam
Với 098, sau chưa đầy 1 năm, Viettel đạt mốc 1 triệu thuê bao - mức tăng trưởng mà các mạng di động trước mất 10 năm mới làm được. Từ ngày có Viettel Mobile, dịch vụ di động không còn là thứ đắt đỏ dành cho nhà giàu mà trở thành bình dân, mọi người Việt Nam đều có thể sử dụng được
DWDM là công nghệ truyền dẫn tiên tiến nhất lúc bấy giờ được Viettel ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam. 1C cũng đánh dấu sự hợp tác của Viettel và EVN trong việc dùng chung cơ sở hạ tầng, giúp tiết kiệm nguồn lực, mạng truyền dẫn trở nên vững chắc, độc lập và tăng khả năng vu hồi.
Viettel là nhà mạng duy nhất phủ sóng di động tại quần đảo Trường Sa, tạo ra những thuận lợi chưa từng có cho ngư dân và cán bộ chiến sĩ, người dân trên đảo như hội chẩn cấp cứu liên đảo, thông báo tình hình ngư trường, thời tiết khi ra khơi,... Từ thời điểm đó, biển đảo với đất liền không còn xa cách nữa.
Tính đến tháng 12/2008, Viettel đã sở hữu 14.000 trạm BTS, gấp hơn 2 lần công ty đứng thứ 2 là Mobifone. Viettel cũng trở thành công ty di động lớn nhất Việt Nam với 28 triệu thuê bao trên hệ thống.
Chương trình miễn phí internet cho trường học bao gồm: Mang lại cơ hội tiếp cận internet cho 39.000 trường và hơn 25 triệu học sinh, sinh viên; đưa internet băng rộng đến trên 6.000 trường học; đưa internet về 100% xã, điện thoại cố định đến 1.5 triệu hộ gia đình nông thôn.
Ngày 19/2/2009, Viettel Cambodia chính thức khai trương dịch vụ với thương hiệu Metfone trên toàn bộ lãnh thổ Campuchia, đánh dấu bước tiến đầu tư thị trường nước ngoài đầu tiên của Viettel. Tại Campuchia, chúng ta sở hữu hơn 3.000 trạm BTS, hơn 11.000 km cáp quang, là doanh nghiệp duy nhất cung cấp đa dịch vụ viễn thông: thuê kênh, internet, di động, cố định
Đây là tuyến cáp quang quốc tế đầu tiên có Viettel tham gia. Trước năm 2009, internet Việt Nam kết nối quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào 2 tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3 với lưu lượng thấp. Nhờ có AAG, \ internet Viettel đã giải được bài toán tốc độ internet tại Việt Nam và đạt được hiệu quả giảm được giá cước thuê bao.
Tính đến hết năm 2010, Viettel có mạng 3G lớn nhất trong các nước ASEAN với 16.500 trạm BTS 3G, gấp 2,5 lần công ty thứ 2 tại Việt Nam. Việc khai trương thành công 3G cũng đánh đấu bước phát triển toàn diện của mạng lưới Viettel, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, mở ra hướng kinh doanh mới về dữ liệu và các dịch vụ giá trị gia tăng.
Đường trục Đông Dương, hay còn gọi là đường trục 1I sử dụng công nghệ ghép bước sóng DWDM tăng khả năng truyền tải của sợi quang gấp 40 lần so với công nghệ thông thường. Viettel chính thức có 5 đường trục (1A, 1B, 1C, 1D, 1I), trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sở hữu nhiều đường trục cáp quang nhất Việt Nam.
Việc tiếp nhận thành công EVN Telecom đã giúp EVN tập trung vào lĩnh vực chính, sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, giải quyết được nguy cơ sụp đổ của EVN Telecom, góp phần vào ổn định kinh tế đất nước. Sau 1 năm sáp nhập, Viettel đã chuyển đổi gần 1 triệu thuê bao từ mạng của EVN Telecom, bố trí việc làm cho 1.600 người và giải quyết các "gánh nặng" để lại.
Với sự xuất hiện của mạng cố định băng siêu rộng bằng cáp quang công nghệ GPON được triển khai trên toàn quốc, tháng sau tăng trưởng vượt bậc so với tháng trước, một hạ tầng viễn thông mới đã hình thành, tạo nền tảng cho một xã hội sáng tạo.
Tháng 10/2015, VTNet chính thức đưa mô hình GNOC với 6 quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế vào vận hành khai thác mạng lưới, quản lý tập trung với quy mô toàn cầu. Với GNOC, các chuyên gia kỹ thuật ở Việt Nam cũng nắm được tình trạng của từng trạm BTS ở thị trường quốc tế dù khoảng cách địa lý là rất lớn.
Chỉ sau hơn 6 tháng triển khai rầm rộ, mạng 4G của Viettel đã có mặt rộng khắp ở tất cả các tỉnh, thành trên cả nước. Cũng trong năm 2017, 1.000 trạm BTS 4G của Viettel sản xuất đã bắt đầu được đưa vào mạng lưới viễn thông của Viettel ở Đông Timor và Việt Nam.
Thử nghiệm thành công 5G là sự khẳng định của Viettel với thế giới: Việt Nam sẽ đồng hành với thế giới trong việc làm chủ và ứng dụng công nghệ mới nhất. Sự kiện này cũng đánh dấu Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công sớm nhất mạng 5G trên thế giới.
Với 100 trạm 5G do VTnet chủ trì triển khai ở 3 quận Hà Nội, Viettel đã trở thành nhà mạng đưa dịch vụ 5G đến với khách hàng sớm nhất tại Việt Nam. VTNet đã xây dựng trạm 5G có quy mô lớn nhất, công nghệ hiện đại nhất, thiết kế liền mạch nhất để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Theo GSMA, Viettel Innovation Lab đã đạt cấp độ cao nhất của phòng thí nghiệm tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm hạ tầng kết nối (vô tuyến, mang lõi), trang thiết bị (bộ kit phát triển) và môi trường phát triển ứng dụng (nền tảng platform, máy chủ server). ở phfong Lab này, Viettel đã thiết lập thành công tốc độ truyền dữ liệu 5G cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp hơn 2 lần tốc độ 5G hiện có, giúp Viettel trở thành một trong những mạng viễn thông có tốc độ 5G nhanh nhất châu Á.
Hệ sinh thái Viettel Cloud được đánh giá thuộc nhóm lớn nhất, hiện đại và an toàn nhất Việt Nam với quy mô 13 trung tâm dữ liệu trải rộng khắp 3 miền, hơn 9.000 rack, 60.000 m2 mặt sàn. Viettel Cloud bao gồm các trung tâm dữ liệu, các nền tảng công nghệ, các phần mềm dịch vụ trên cloud cho đến các công nghệ bảo mật, dịch vụ quản trị, vận hành.
Sự kiện này khẳng định Việt Nam đang đồng hành với thế giới trong xu hướng công nghệ tiên tiến nhất. Viettel 5G PMN sẽ đưa Viettel bước thêm những bước tiến mới trên con đường kiến tạo xã hội số hiện đại nhất Việt Nam.