Người Viettel tìm hiểu về năng lượng hạt nhân

Kiều Hải (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 14:49 - 21.05.2024

Theo Thiếu tướng Nguyễn Đình Chiến, Phó TGĐ Tập đoàn, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió là những lĩnh vực mới mang tính định hướng, mở ra không gian phát triển cho Viettel trong tương lai.

DSC03952-1

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 35 Ngày truyền thống, hội thảo “Viettel - Khát vọng chinh phục đỉnh cao công nghệ” được tổ chức  ngày 16/5 nhằm mang kiến thức thực tiễn cho CBNV thuộc các lĩnh vực CNTT, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng…

Dưới sự chủ trì của Phó TGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến, 300 thành viên là lãnh đạo, cán bộ, kỹ sư cùng lắng nghe chia sẻ và đặt câu hỏi, thảo luận với 2 diễn giả: PGS TS Lê Kỳ Nam - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nguyên PGĐ Học viện Kỹ thuật Quân sự và TS Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM).

​Chia sẻ về chuyên đề “Năng lượng hạt nhân và năng lượng gió”, TS Trần Chí Thành đã cập nhật những chuyển dịch của thế giới trong việc phát triển 2 loại năng lượng này. Tiến sĩ đã tập trung 80% thời lượng để nói về điện hạt nhân - nguồn năng lượng đem lại công suất lớn và ổn định. 

DSC03815

“Chúng ta không thể phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng khí hay dầu. Các vấn đề liên quan đến khí thải carbon hiện đang được thế giới kiểm soát chặt chẽ. Và Việt Nam không thể đi khác xu thế”, TS Trần Chí Thành nhấn mạnh.

Song, TS Trần Chí Thành đánh giá năng lượng điện hạt nhân đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình vận hành, cần đảm bảo an toàn, quy trình xử lý chất thải nghiêm ngặt…, và gặp nhiều khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lực.

Trao đổi với Viện trưởng VINATOM, Phó TGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến đề cập những trăn trở trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân loại nhỏ phục vụ cho quá trình sản xuất chip bán dẫn, vận hành Data Center. Phó TGĐ Tập đoàn tin tưởng VINATOM sẽ hỗ trợ tốt cho Viettel trong quá trình nghiên cứu, phát triển dự án này.

DSC03757

​Tiếp nối chương trình, chủ đề “Công nghiệp quốc phòng và kinh tế lưỡng dụng” được PGS TS Lê Kỳ Nam trình bày và lấy ví dụ về những sản phẩm tiêu biểu trong công nghệ lưỡng dụng như: truyền dẫn quang không dây (FSOC), máy bay không người lái (drone) hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn,…

Trong lĩnh vực drone tìm kiếm cứu nạn, TS Lê Kỳ Nam đánh giá đây là “sân chơi công nghệ tuyệt vời” cho Viettel. Nguyên nhân bởi Việt Nam xảy ra nhiều thiên tai, từ đó ứng dụng của drone trong tìm kiếm cứu nạn trở nên rất đa dạng.

Ở phần thảo luận, đồng chí Nguyễn Mạnh Hải, Trưởng Ban Công nghiệp Công nghệ cao Tập đoàn đề xuất PGS TS Lê Kỳ Nam đưa ra góc nhìn, gợi ý để lĩnh vực công nghiệp cơ khí, vật liệu, chế tạo của Viettel phát triển hơn nữa. PGS TS Lê Kỳ Nam cho rằng Viettel nên tăng cường xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp - viện nghiên cứu - trường đại học. Theo Tiến sĩ, công nghệ thay đổi nhanh chóng nhưng nền tảng cơ bản của công nghệ thì không. Các kỹ sư Viettel hãy tăng cường đọc sách, nghiên cứu tài liệu, cập nhật những thông tin mới.

​Phát biểu kết luận trước hơn 300 thành viên tham gia hội nghị trực tiếp và qua cầu truyền hình, Phó TGĐ Nguyễn Đình Chiến nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các trang thiết bị công nghệ lưỡng dụng. Phó TGĐ Tập đoàn cũng tin tưởng vào tiềm năng của Viettel trong lĩnh vực điện hạt nhân.

DSC03914

  • 5232
  • 5

Ký ức những người cùng Viettel ‘nếm mùi' khủng hoảng lần đầu tiên

  • 1558

Tập đoàn tìm kiếm và đào tạo quản trị viên tương lai

  • 4390

'Viettel phải tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn'

  • 3834
  • 2

Chủ tịch Tào Đức Thắng đề xuất sớm có chiến lược về 'Sếu đầu đàn'

  • 2359

Viettel Hà Giang và 20 năm biến giấc mơ thành sự thật nơi địa đầu Tổ quốc

  • 1

Giải thưởng lớn chờ người Viettel tại Lễ tôn vinh, trao giải Innovative-me 2024

  • 72
  • 9

Chuyển đổi thuê bao 2G lên 4G và những bài học cho Viettel

  • 236

Nghe hacker mũ trắng Viettel bật mí cách đặt mật khẩu

  • 939
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua