Viettel sẽ có thêm 5.000 trạm 5G vào năm 2023

Thái Sơn (TCT Mạng lưới Viettel) đã đăng lúc 23:44 - 05.01.2023

Cùng với yêu cầu về chất lượng mạng vượt trội, PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ cho biết năm 2023, Viettel sẽ phát triển 5.000 trạm 5G. Để đạt mục tiêu này, TCT Mạng lưới Viettel cần chuẩn bị kỹ lưỡng, toàn diện và phải làm nhanh, đồng loạt ngay khi có tần số, sớm cung cấp dịch vụ để tạo sự bứt phá cho Tập đoàn

Trực tiếp chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của TCT Mạng lưới Viettel, PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ ghi nhận nỗ lực vượt khó của VTNet trong năm vừa qua. Đặc biệt trong bối cảnh các dự án đầu tư thiết bị năm 2022 chưa được phê duyệt, VTNet đã tối ưu, dồn dịch liên tục để đảm bảo tài nguyên kinh doanh cũng như chất lượng dịch vụ tại các sự kiện.

Đồng thời, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đã định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm cho VTNet trong năm 2023: “Năm 2023 là năm của chất lượng và nhanh, VTNet cần xây dựng KPI để đánh giá chất lượng như thế nào, nhanh như thế nào. Trong đó, đấu giá tần số là việc quan trọng hàng đầu, sẽ quyết định thành công của chúng ta trong năm 2023".

"VTNet kết hợp cùng Ban Kỹ thuật Tập đoàn nghiên cứu, báo cáo, đề xuất phương án cụ thể. Chúng ta phải sẵn sàng về mọi mặt để khi Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đấu giá, chắc chắn Viettel phải đạt được mục tiêu. Đặc biệt là tần số để triển khai dịch vụ 5G. VTNet phải nhận thức đây là việc hệ trọng, tập trung nguồn lực làm ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2023”, PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ chỉ đạo.

Thứ hai, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn nhấn mạnh, năm tới, dự kiến Viettel sẽ triển khai 5.000 trạm 5G. Đây là khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về vật tư thiết bị, phương án triển khai. Khi có tần số, VTNet cần triển khai nhanh và đồng loạt; nhanh để tạo thế mạnh, để tạo sự bứt phá. Đồng chí chủ trì yêu cầu VTNet rà soát lại toàn bộ các vị trí trạm để tổ chức các chương trình củng cố, quy hoạch để ngay khi có tần số, có thể lắp đặt thiết bị và cung cấp dịch vụ được ngay.

Thứ ba, cũng liên quan đến 5G, VTNet cần xây dựng hệ sinh thái cho dịch vụ 5G. Ngoài thoại và data, VTNet xem xét, đánh giá để xây dựng các sản phẩm sử dụng hay hoạt động trên nền 5G. Bên cạnh việc tự nghiên cứu, VTNet có thể hợp tác với các nhà cung cấp trong và ngoài nước để mở rộng dịch vụ.

Thứ tư, VTNet cần tiếp tục tiên phong và đảm bảo chất lượng mạng vượt trội. VTNet phải cụ thể hóa bằng các chương trình hành động về hạ tầng mạng lưới; tăng tính cạnh tranh về outsource hạ tầng. Đặc biệt, việc số hóa công tác hạ tầng mạng lưới là nhiệm vụ cấp thiết, cần phải thực hiện quyết liệt và đồng bộ.

PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ lưu ý VTNet tiếp tục chú trọng đến công tác kỹ thuật của các thị trường nước ngoài. Những cái hay trong nước phải được áp dụng để triển khai cho thị trường để nâng cao chất lượng dịch vụ. Việt Nam có công cụ gì thì thị trường nước ngoài cũng phải có công cụ đó. Việc tổ chức đi hỗ trợ thị trường phải tổ chức bài bản, trước khi đi phải phân tích chi tiết những công việc cần làm.

Thứ năm, VTNet cần xác định danh mục sản phẩm dịch vụ mới để tập trung phát triển, có thời gian, mục tiêu cụ thể. Các sản phẩm đã ra mắt cần khẩn trương hoàn thiện và đưa vào kinh doanh, nghiên cứu hợp nhất với các sản phẩm của đơn vị khác trong Tập đoàn.

Cuối cùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn nhấn mạnh năm 2023 sẽ diễn ra cạnh tranh rất lớn về thu hút nhân sự chất lượng cao. Bên cạnh các chương trình đang tổ chức, VTNet cần có các hành động thu hút, tiếp cận sớm các nguồn nhân sự chất lượng cao, tổ chức đào tạo và có các chương trình gìn giữ nhân sự.

PTGĐ Tập đoàn Đào Xuân Vũ: '5G sẽ là xu thế chủ đạo'

Từ 'sốc' tới tìm lời giải tối ưu mạng 5G của các kỹ sư Viettel

Tại sao có thể nói data center Hòa Lạc của Viettel là 'chuẩn xanh'?

VTIT tham dự triển lãm CNTT lớn nhất Nhật Bản

  • 1

Người Viettel chung sức đồng lòng, cam kết bứt phá trong Quý II

  • 9

Viettel nghiên cứu đầu tư trung tâm logistic tại Nam Ninh, Trung Quốc

CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua