PTGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến: '2023 là năm bản lề để nâng vị thế lên tầm cao mới'

Tuấn Minh (Ban Truyền thông) đã đăng lúc 09:31 - 31.12.2022

Phát biểu của PTGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến tại Hội nghị Quân chính Tập đoàn năm 2022 xoay quanh đánh giá kết quả của khối nghiên cứu sản xuất, các vấn đề về bối cảnh thế giới ảnh hưởng đến chiến lược và xu hướng phát triển của lĩnh vực này trong năm 2023 nói riêng và giai đoạn sắp tới nói chung.

PTGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến nhận định việc hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2022 là thành quả của quá trình nhiều năm nghiên cứu, sản xuất, đồng thời, là minh chứng khẳng định vị thế của Viettel trong khu vực, đưa tên tuổi của Viettel vươn tầm ra với thế giới.

Dựa trên tình hình thế giới hiện nay, PTGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến nhận định bối cảnh thế giới đang thay đổi liên hoàn, đột biến ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống, tuy nhiên sự thay đổi này diễn ra theo một trình tự lặp lại có tính logic, với các sự kiện như dịch bệnh, chiến tranh, các bong bóng tài chính vỡ dẫn đến hàng loạt cuộc khủng hoảng.

quote1-01-1

Một số nhận thức quan trọng:

Tiên phong, chủ lực trong việc cung cấp các sản phẩm công nghệ cao cho Quân đội, quốc gia; Sẵn sàng nhận những nhiệm vụ lớn, khó và thách thức; tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.

Giao nhiệm vụ với mục tiêu cao để tìm được cách làm đột phá, để chọn được người giỏi: Đây là nhiệm vụ không chỉ của Viettel mà Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đều đang chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ, nhằm mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, người Viettel phải tích cực đặt mục tiêu cao, chủ động đặt ra các mục tiêu nội bộ thách thức hơn.

Để giá trị sản phẩm vượt trội, xuất sắc, sản phẩm của khối NCSX cần dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, sâu, mới và đột phá.

Đồng thời, PTGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến nhấn mạnh việc thắt chặt an ninh, nâng cao cảnh giác sau Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022, thế giới đã biết đến những gì Viettel có thể làm, điều này dẫn đến việc các thế lực thù địch sẽ đẩy mạnh việc chống phá, cản trở khả năng NCSX.

Định hướng với các đơn vị:

Tất cả các đơn vị phải đẩy cao mục tiêu. Đối với TCT Công nghiệp Công nghệ Cao Viettel (VHT), đơn vị này phải nghiệm thu và hoàn thành nghiên cứu mẫu các khí tài quân sự công nghệ cao, tăng tỷ trọng cơ cấu doanh thu dân sự/quân sự. Viện Hàng không Vũ trụ Viettel cần nâng cấp hiệu suất tác chiến của hệ thống khí tài quân sự mà đơn vị này đang nghiên cứu.

TCT Sản xuất Thiết bị Viettel (VMC) cần phát huy toàn bộ nguồn lực sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu. TT Không gian mạng Viettel (VTCC) tiến hành kinh doanh quốc tế, sau khi ký thỏa thuận hợp tác với Nvidia, VTCC cần phải đứng trên vai người khổng lồ để trở thành nhà cung cấp dịch vụ AI số 1 Việt Nam, sẵn sàng nhận các nhiệm vụ thách thức của quốc gia.

Học viện Viettel (VTAca) cần đào tạo nâng cao cho đội ngũ lãnh đạo các cấp thuộc Tập đoàn bên ngoài các nhiệm vụ đào tạo hiện tại. Phát triển, xây dựng mô hình học tập By-day-learning thành công cụ marketing cho các đơn vị kinh doanh trong Tập đoàn, đồng thời xây dựng nội dung và tổ chức để mỗi CBNV đều được học tập và thấm nhuần văn hóa, giá trị cốt lõi của Viettel.

quote-01-2

Đối với khó khăn, thách thức hiện tại, PTGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến định hướng: “Để vượt qua các khó khăn hiện tại, người Viettel cần phải nhạy bén trong mọi lĩnh vực, đồng thời phải linh hoạt để thích ứng với các thay đổi trong tình hình hiện tại và kiên định với mục tiêu đề ra. 2023 sẽ tiếp tục là một năm thách thức, đòi hỏi Viettel phải tiếp tục đầu tư mạnh mẽ nguồn lực để hiện thực hóa các kế hoạch. Đây sẽ là năm bản lề để nâng vị thế của từng đơn vị lên một tầm cao mới".

Để làm được điều đó, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị cần định hướng nguồn lực, biến các bài học hiện tại thành giá trị trong tương lai, đặc biệt lưu ý việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức về kinh tế vĩ mô, địa chính trị thế giới. Trong đó việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ cấp cao, cần phối hợp, mời gọi các “Ông tổ” ngành, những người nắm giữ nguồn gốc kiến thức tham gia đào tạo đội ngũ cán bộ tại Viettel.

Các đơn vị NCSX tại Viettel cần chuyển dần từ nghiên cứu ứng dụng công nghệ sang nghiên cứu cơ bản, tham gia sâu và tạo ra các tri thức mới cho khoa học thế giới. Từ đó, Viettel có thể đào tạo ra được nguồn lực chất lượng cao với nền tảng kiến thức sâu. Tiếp tục đầu tư công cụ và hạ tầng NCSX đồng bộ, đạt đẳng cấp thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu công việc một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

Trong lĩnh vực kinh doanh của khối NCSX, PTGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến giao nhiệm vụ cho các đơn vị khai phá kinh doanh, tạo ra các thị trường mới. Trong đó tập trung hợp tác NCSX với các đối tác chiến lược tại Việt Nam, kết hợp với đối tác quốc tế tạo ra mạng lưới nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh toàn cầu. Các sản phẩm cần được tổ chức, quy hoạch lại theo các cấp, tập trung vào ngành công nghiệp mũi nhọn: Sản xuất Robot, Automation (Tự động hóa), remote control (Điều khiển từ xa), sinh học, năng lượng tái tạo, pin lưu trữ.

Trước khi kết thúc bài phát biểu, PTGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến nhấn mạnh bài học về sự kiên trì trong khối NCSX, điều quan trọng là sự đứng dậy, rút ra bài học từ thất bại, rằng 5% cuối cùng của quá trình là quan trọng, thách thức và nặng nề. Thành quả của khối NCSX hiện tại và trong tương lai không thể thành hiện thực nếu không có cách làm đột phá, kiên trì với mục tiêu.

  • 2062
  • 5

Chủ tịch Tào Đức Thắng: 'Còn khó khăn nghĩa là chúng ta còn đang đi lên'

  • 8958
  • 2

Viettel Hà Giang và 20 năm biến giấc mơ thành sự thật nơi địa đầu Tổ quốc

  • 134

Nghe hacker mũ trắng Viettel bật mí cách đặt mật khẩu

  • 962

Tư lệnh Quốc phòng Malaysia 'cực kỳ ấn tượng' với khí tài của Viettel

  • 285

Giám đốc Viettel Bắc Giang chia sẻ khát vọng vào Top 10 chi nhánh tốt nhất

  • 737
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua