VTNet ứng phó thế nào trước tình trạng 4 tuyến cáp biển bị đứt?

Thái Sơn (TCT Mạng lưới Viettel) đã đăng lúc 18:12 - 06.02.2023

Khi 4/5 tuyến cáp quang biển bị đứt, các dịch vụ của Viettel cơ bản được đảm bảo do Viettel là nhà mạng duy nhất duy trì được 2 tuyến cáp quang biển. Đặc biệt, TCT Mạng lưới Viettel (VTNet) luôn dự dự phòng 40% dung lượng đi quốc tế, tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm dịch vụ của khách hàng.

Cuối tháng 1/2023, Việt Nam diễn ra liên tiếp 2 sự cố đứt cáp quang biển, ngày 21/1 đứt tuyến APG (đi Hồng Kông và Singapore) và ngày 28/1 đứt tuyến IA (hướng đi Singapore), nâng tổng số tuyến cáp biển bị đứt lên 4/5 tuyến.

Trước sự cố nghiêm trọng đó, các dịch vụ của Viettel về cơ bản vẫn được đảm bảo ngay cả khung giờ cao điểm, giúp chất lượng dịch vụ Viettel được đảm bảo vượt trội trong dịp Tết Nguyên đán. Đặc biệt, nhóm khách hàng kênh thuê riêng, data 3G và 4G không bị ảnh hưởng do đã được cấu hình ưu tiên từ trước. Tuy nhiên, do có nhiều tuyến cáp đứt nên hướng kết nối quốc tế đến các dịch vụ không được đảm bảo tối ưu (do phải đi vòng) gây cảm nhận chậm như dịch vụ game online.

Có được kết quả trên bởi lẽ trước đó Viettel là nhà mạng duy nhất duy trì được 2 tuyến cáp quang biển gồm tuyến AAE-1 đi Singapore và tuyến IA hướng đi Hồng Kông. Trong đó tuyến cáp IA là tuyến chỉ có duy nhất Viettel khai thác từ trước đến nay.


Tổng trạm IA ở Vũng Tàu của VTNet hiện nay đang là trạm cập bờ của 2 tuyến cáp biển IA và AAE-1.

Đồng thời, trước đó, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel luôn dự phòng 40% dung lượng đi quốc tế để sẵn sàng cho các tình huống đứt cáp, tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Khi có hiện tượng cao tải, các hệ thống công nghệ thông tin do chính nhân sự của VTNet xây dựng sẽ tự động cân bằng tải, định tuyến và điều tiết dung lượng trên những hướng cáp biển còn lại và cáp đất liền.

Bên cạnh đó, để đảm bảo dự phòng, ngay khi sự cố xảy ra, Viettel đã đầu tư bổ sung thêm 30% dung lượng đường truyền quốc tế, và sẵn sàng bổ sung tiếp 400Gbps trong tháng 2/2023 khi chờ sửa chữa các tuyến cáp biển bị đứt.

Các hệ thống tự động giám sát mạng lưới cũng được phát huy tối đa năng lực. VTNet đã thực hiện bổ sung nhân sự giám sát chủ động các hướng kết nối quốc tế để thực hiện cân bằng tải khi xảy ra hiện tượng cao tải.

Hiện VTNet đang khẩn trương phối hợp với đối tác để đẩy nhanh tiến độ khôi phục các tuyến cáp biển. Dự kiến, tuyến cáp APG sẽ là tuyến cáp được khôi phục đầu tiên trong tháng 3/2023, giúp khôi phục 25% dung lượng kết nối quốc tế cho Viettel.

Nhìn vào lịch sử có thể thấy, mỗi năm Việt Nam xảy ra khoảng 10 lần đứt cáp biển, thời gian đứt trung bình 1 tháng do việc sửa chữa cáp quang biển vô cùng phức tạp, và phải xin cấp phép ra vào địa phận các quốc gia cáp đi qua. Vì thế, thường chỉ có 3/5 tuyến cáp biển hoạt động đồng thời. Đó cũng là lý do Viettel luôn duy trì tối thiểu 40% dung lượng kết nối quốc tế để dự phòng đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng, tuy nhiên lại khiến tăng chi phí đầu tư cũng như tải cho lực lượng vận hành khai thác.

Trước bối cảnh đó, Viettel đã lên kế hoạch triển khai thêm 4 tuyến cáp biển từ nay đến năm 2030. Tuyến cáp ADC hiện đã hoàn thành triển khai cập bờ và dự kiến đưa vào hoạt động trong Quý 3/2023. Tuyến ADC có dung lượng 18.000Gbps, giúp nâng gấp 3 lần dung lượng hiện tại của Viettel.

VTNet quyết tâm đi trước một bước

  • 1

VTNet nâng cấp mạng lưới thêm 20% để mang 'sóng' tới khách hàng

Tập đoàn trao học bổng cho thạc sĩ tương lai nghiên cứu công nghệ mới

Sản phẩm công nghiệp công nghệ cao Viettel hiện diện ở khu 'best view'

  • 1

VCC vào Top 10 Nhà thầu xây dựng tốt nhất Việt Nam

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua