'Các siêu cường AI' qua giới thiệu của Giám đốc VTCC Nguyễn Mạnh Quý

Nguyễn Mạnh Quý (Trung tâm Không gian mạng) đã đăng lúc 19:40 - 28.09.2022

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của Trung Quốc là ấn tượng của anh Nguyễn Mạnh Quý, Giám đốc TT Không gian mạng Viettel (VTCC) sau khi đọc cuốn sách "Các siêu cường AI, Trung Quốc, thung lũng Silicon và trật tự thế giới mới".

“Các siêu cường AI, Trung Quốc, thung lũng Silicon và trật tự thế giới mới” của tác giả Lý Khai Phục (Kai-Fu Lee) giới thiệu về sự phát triển AI của hai cường quốc dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này là Mỹ và Trung Quốc. Qua cuốn sách chúng ta hiểu rõ hơn về chiến lược và chính sách thúc đẩy phát triển AI cũng như hệ sinh thái các công ty AI tại hai cường quốc này. Mỹ có lợi thế hơn trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ AI, tuy nhiên Trung Quốc lại làm tốt hơn trong việc đưa AI vào ứng dụng và kinh doanh, và từ dữ liệu khổng lồ sinh ra từ thực tế Trung Quốc có tiềm năng vượt Mỹ trong tương lai.

AlphaGo đã ghi được chiến thắng đỉnh cao đầu tiên vào tháng 3 năm 2016 trong loạt 5 ván đấu với kỳ thủ huyền thoại người Hàn Quốc Lee Sedol. Sự kiện này mặc dù hầu như không được hầu hết người Mỹ chú ý, ngược lại tại Trung Quốc đã thu hút hơn 280 triệu người xem. Và chỉ qua một đêm, Trung Quốc chìm trong cơn sốt trí tuệ nhân tạo. Tiền cho các công ty khởi nghiệp AI đang đổ vào từ các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà khai thác công nghệ và chính phủ Trung Quốc. Đến năm 2017, các nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc đã rót số tiền kỷ lục vào các công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo và chiếm 48 % tổng số vốn đầu tư mạo hiểm AI trên toàn cầu, vượt qua cả Mỹ. Dự báo các ứng dụng mới của AI trong các ngành kỹ thuật số, tài chính, bán lẻ, vận tải, thành phố thông minh và xe tự lái sẽ tạo ra giá trị kinh tế chưa từng có.

Yếu tố thành công của hệ sinh thái AI gồm: Dữ liệu dồi dào, các doanh nhân với tinh thần kinh doanh ngoan cường, các nhà khoa học AI được đào tạo bài bản và môi trường chính sách hỗ trợ.

Nhiều dữ liệu hơn dẫn đến các sản phẩm tốt hơn, từ đó thu hút nhiều người dùng hơn, những người tạo ra nhiều dữ liệu hơn để cải thiện sản phẩm hơn nữa, điều này tạo thành một vòng lặp tối ưu liên tục không ngừng. Dữ liệu tạo nên sự khác biệt, trên thực tế các thuật toán được điều chỉnh bởi một kỹ sư trung bình có thể tốt hơn các thuật toán được xây dựng bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới nếu kỹ sư trung bình có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hơn. Trên thực tế cần có sự kết hợp chuyên môn AI trên toàn thế giới với dữ liệu địa phương, ví dụ: xe tự lái ở Ấn Độ cần học cách người đi bộ di chuyển trên đường phố Bangalore, ứng dụng cho vay vi mô ở Brazil cần tiếp thu thói quen chi tiêu của thế hệ trẻ ở Rio de Janeiro. Dữ liệu thực tế trong thế giới thực giúp tạo ra các ứng dụng phù hợp hơn với người dùng địa phương. 

Động lực cốt lõi cho việc đổi mới công ty kinh doanh theo định hướng thị trường của Trung Quốc không phải là danh tiếng, vinh quang hay thay đổi thế giới. Các công ty của Trung Quốc đã bắt chước, sao chép hầu hết các ứng dụng có tại Mỹ, họ không quan trọng ý tưởng đến từ đâu hay ai đã nghĩ ra nó, tất cả vấn đề là liệu bạn có thể thực hiện nó để tạo ra lợi nhuận tài chính hay không.

Trung Quốc có các chính sách thúc đẩy phát triển AI: cung cấp các khoản trợ cấp cho nghiên cứu, thiết lập các vườn ươm công nghệ, cho phép sử dụng ngân sách để đầu tư vào quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân, thúc đẩy mua sản phẩm và dịch vụ của các công ty khởi nghiệp AI tại địa phương.

Hệ sinh thái AI gồm các công ty công nghệ lớn và các công ty startup, các nhóm công ty này phát triển theo các định hướng khác nhau. Các công ty công nghệ lớn (như Google, Alibaba, Amazon) xây dựng các “lưới điện” AI, biến học máy thành một dịch vụ tiêu chuẩn hóa có thể được mua bởi bất kỳ công ty nào và được truy cập thông qua nền tảng điện toán đám mây. Trong khi đó các công ty startup công nghệ xây dựng AI “chạy bằng pin” rất cụ thể cho từng trường hợp sử dụng, hoạt động theo chiều sâu hơn là chiều rộng. Thay vì cung cấp khả năng học máy cho mục đích chung, họ xây dựng các sản phẩm mới và đào tạo các thuật toán cho các nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: chẩn đoán y tế, cho vay thế chấp và máy bay không người lái tự động.

Khu vực tư nhân đang dẫn đầu cuộc cách mạng AI, và khu vực này cũng phải đi đầu trong việc tạo ra những công việc mới, nhân văn hơn để hỗ trợ nó. Nhiều công việc do thị trường tự do tạo ra sẽ phát triển từ sự cộng sinh tự nhiên giữa con người và máy móc. Trong khi AI xử lý các nhiệm vụ tối ưu hóa thông thường, con người sẽ mang lại cảm giác cá nhân, sáng tạo và lòng nhân ái. Điều này sẽ liên quan đến việc xác định lại các ngành nghề hiện có hoặc tạo ra các ngành nghề hoàn toàn mới, trong đó mọi người hợp tác với máy móc để cung cấp các dịch vụ vừa hiệu quả cao vừa mang tính con người.

PGĐ VTCC Đặng Đức Thảo: Cuộc sống luôn cần những “nút tái tạo”

  • 1

Tuyên truyền: Bí quyết dẫn dắt quần chúng của Giám đốc VTCC

  • 1

3 từ đồng nghiệp dành tặng Viettel Family

Tập đoàn chính thức nhận giấy phép thiết lập mạng 5G từ Bộ TT&TT

PTGĐ Đào Xuân Vũ: ‘Không được phép chủ quan trong mọi tình huống'

PTGĐ Đào Xuân Vũ: ‘Viettel Digital Talent không chỉ là một cuộc chơi'

  • 1
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua