; Vì Viettel tốt lên - Cổng thông tin nội bộ Tập đoàn Viettel
Vì Viettel tốt lên
  • Mới nhất
  • Vote nhiều nhất
  • Đã trả lời
  • Trễ hạn
  • Đang trả lời
  • Câu hỏi của tôi
  • Phản ánh vấn đề

    Vì sao khối viễn thông Viettel Post chỉ nhận lương 1 lần/ tháng?

    Tổng công ty cổ phần Bưu chính

    Trả Lời

    Kính gửi đồng chí, Về các vấn đề đồng chí thắc mắc, TCT Bưu chính xin được trả lời như sau: Từ khi tiếp nhận nhân sự khối viễn thông theo đề án OS năm 2018 đến nay, VTPost thực hiện khảo sát 1 lần về việc chuyển đổi từ việc chi trả lương 2 kỳ sang lương 1 kỳ và kết quả khảo sát được công bố trong văn bản số 115/TTr ngày 06/12/2019. Cho đến nay, chưa có thêm cuộc khảo sát cấp TCT về nội dung đồng chí đề cập.  Xin được thông tin thêm, thời gian chi trả lương phụ thuộc vào đặc điểm dịch vụ từng kênh, mức độ đáp ứng về hệ thống, quy trình tính phí bán hàng. Do đó thời gian chi trả lương của TCT là từ ngày 15 đến ngày 25 hàng tháng, được quy định trong quy trình thanh toán lương và thống nhất với NLĐ trong thỏa ước lao động tập thể Về đề xuất chia việc trả lương thành 2 kỳ hạn đối với lương tạm ứng và lương kinh doanh, đơn vị sẽ ghi nhận, sẽ tổ chức khảo sát lấy ý kiến của người lao động và đề xuất điều chỉnh (nếu có). Thời gian thực hiện khảo sát trong quý II/2024. Về lương cứng của nhân viên điểm bán, do đặc thù công việc, lương cứng của điểm bán được tính để chi trả cho việc chăm sóc và duy trì điểm bán. Hiện, TCT đã có quy định đơn giá chăm sóc, duy trì điểm bán VTT. Để đảm bảo nhận được phần phí chi trả này, đồng chí phải đảm bảo cập nhật chăm sóc trên bản đồ số và đảm bảo các KPI liên quan đến giao dịch bán hàng trong tháng. Rất mong những nội dung trên đã giải đáp được thắc mắc của đồng chí. Nếu chưa rõ, đồng chí có thể liên hệ nhân viên TCLĐ khối viễn thông ở đơn vị.
  • An Nguyễn
    0
    2
  • Văn hoá Viettel

    Thay đổi, bổ sung các giá trị cốt lõi để hình thành lên văn hóa và phong cách của người Viettel

    Chủ tịch Tập đoàn Tào Đức Thắng

    Trả Lời

    Cảm ơn Bạn Trần Văn Duy đã chia sẻ băn khoăn và đưa ra ví dụ rất cụ thể về cảm nhận giá trị văn hóa cốt lõi của Tập đoàn. Trên thế giới một số các công ty công nghệ đã có sự điều chỉnh văn hóa cho phù hợp với mục tiêu phát triển và đạt được thành công như: Microsoft, AT&T, Samsung, Huawei…Đối với Viettel ban lãnh đạo Tập đoàn xác định văn hóa là bộ Gene của người Viettel vì thế chúng ta không đổi văn hóa. Các giá trị của Viettel đều đã có phần giải thích chúng ta nhận thức và chúng ta hành động như thế nào. Giá trị Truyền thống và cách làm người lính nhắc cho mỗi CBNV biết Viettel có nguồn gốc từ quân đội và chúng ta tự hào về điều đó. Ánh xạ vào cách hành xử của mỗi CBNV đó là chúng ta phải luôn đoàn kết, chấp nhận gian khó, quyết tâm vượt thách thức và luôn gắn bó máu thịt với nhau. Trong công việc người Viettel cần triển khai nhanh, quyết đoán, triệt để. Khảo sát cảm nhận bộ giá trị văn hoá Tập đoàn cho thấy giá trị Truyền thống và cách làm người lính được CBNV Tập đoàn cảm nhận và thực hành cao nhất trong 8 giá trị cốt lõi.
  • Trần Văn Duy
    0
    0
  • Văn hoá Viettel

    Văn hoá nội bộ - suy nghĩ mới trong bối cảnh mới!

    Chủ tịch Tập đoàn Tào Đức Thắng

    Trả Lời

    Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin và đưa ra các đề xuất rất tâm huyết để thúc đẩy phát triển văn hóa cho Tập đoàn. Nhận định của một số nhân sự CNTT về văn hóa Viettel mà bạn chia sẻ có thể chưa đại diện cho toàn bộ nhân sự CNTT trong Tập đoàn nhưng cũng là một ý kiến phải lưu tâm để tìm giải pháp khắc phục. Chia sẻ với bạn, năm 2021 khi Tập đoàn thực hiện khảo cảm nhận văn hóa đối với CBNV thì nhóm nhân sự có độ tuổi từ 24-30 có cảm nhận văn hóa thấp nhất Tập đoàn. Bên cạnh đó công tác đào tạo hội nhập có thể chưa tạo được điểm chạm về văn hóa cho nhân sự mới. Các hoạt động làm gương tại tổ chức chưa được thực hành thường xuyên. Đây là các nguyên nhân khiến nhân sự trẻ ít đồng cảm được với văn hóa Viettel. Hiện Tập đoàn đang triển khai dự án phát triển văn hóa, trong đó đưa ra phương án quản trị văn hóa Tập đoàn, tiến hóa bộ giá trị, hành vi và cả hướng dẫn cài đặt giúp lan tỏa văn hóa Viettel. Rất mong CBNV sẽ hướng ứng và tham gia vào quá trình tái tạo văn hóa của Tập đoàn. Đặc biệt năm 2023 Tập đoàn định hướng thúc đẩy văn hóa sáng tạo trong tổ chức để khuyến khích CBNV cởi mở, sẵn sàng chia sẻ đóng góp các ý tưởng phát triển Tập đoàn.
  • Thu Trang
    0
    1
  • Văn hoá Viettel

    Tư duy phản biện/đa chiều có nên được bổ sung như một yếu tố cốt lõi trong Văn hóa số của Viettel?

    Chủ tịch Tập đoàn Tào Đức Thắng

    Trả Lời

    Cảm ơn bạn Nguyễn Văn Hậu đã gửi câu hỏi và quan tâm đến văn hóa và các giá trị cốt lõi của Viettel. Theo National Council for Excellence in Critical Thinking, (1987), Tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân. Theo Paul, R. and Elder, L. (2007): Tư duy phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó. Về bản chất, tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải kích hoạt khả năng quan sát, tìm tòi, phân tích, và đánh giá. Những người có tư duy phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình. Bên cạnh đó tư duy tốt sẽ giúp đa dạng góc nhìn và thúc đẩy sự sáng tạo. Đối chiếu với Bộ giá trị cốt lõi của Tập đoàn thì tư duy phản biện/ đa chiều (Critical Thinking) tuy chưa được phát biểu thành một giá trị riêng nhưng một số các giả trị cốt lõi khác của Viettel cũng đã bao hàm và thúc đẩy tư duy phản biện cho người Viettel cụ thể: Người có tư duy phản biện sẽ giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, thì tại Viettel quan điểm của chúng ta môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, tư duy hệ thống là nghệ thuật để đơn giản hóa cái phức tạp. Tại Viettel chúng ta luôn yêu cầu phải xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi và phương châm hành động của mình. Người Viettel phải hiểu tường tận đến gốc của vấn đề. Trong làm việc luôn vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề → Tìm nguyên nhân → Tìm giải pháp → Tổ chức thực hiện → Kiểm tra và đánh giá thực hiện. Với giá trị “Kết hợp Đông – Tây” Tập đoàn định hướng CBNV phải luôn nhìn thấy 2 mặt của một vấn đề. CBNV vừa kết hợp tư duy trực quan vừa kết hợp tư duy phân tích và hệ thống trong xử lý công việc. Điều này giúp chúng ta đa dạng góc nhìn và giải quyết vấn đề có logic thay vì giải quyết theo bản năng hay trực giác . Bên cạnh đó, Tập đoàn đề cao sự sáng tạo để thúc đẩy CBNV luôn tìm tòi, nghĩ khác, làm khác điều này giúp kích hoạt khả năng quan sát tìm tòi, phân tích của người Viettel giúp đưa ra các giải pháp thiết thực quá trình này cũng thúc đẩy tư duy phản biện cho người Viettel Năm 2020 Tâp đoàn tuyên bố văn hóa số (ICADO) với mục tiêu tạo ra môi trường số trong toàn Vietel thúc đẩy đạt mục tiêu “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”, các đặc tính của văn hóa số gồm: Đổi mới/ Hướng khách hàng/ Văn hóa mở và hợp tác/ Quyết định dựa trên dữ liệu/ Linh hoạt. Giá trị “Tư duy hệ thống’ ánh xạ và nằm trong đặc tính “Văn hóa mở và Hợp tác”, giá trị “Kết hợp Đông –Tây” ánh xạ vào đặc tính “Quyết định dựa trên dữ liệu”, giá trị “Sáng tạo” ánh xạ vào đặc tính “Đổi mới”của văn hóa số. Như vậy các giá trị văn hóa cốt lõi của Viettel đều được bảo lưu và ánh xạ vào văn hóa số, điều này cũng bao hàm tư duy phản biện cũng đã có trong văn hóa số Viettel nhưng chưa được phát biểu thành một giá trị riêng. Việc đưa thêm giá trị vào bộ giá trị văn hóa cần phải tính toán rất kỹ lưỡng để đảm bảo bộ giá trị văn hóa có tính kế thừa, nhất quán và phù hợp với định hướng phát triển của Tập đoàn. Chúng tôi ghi nhận đề xuất của bạn Nguyễn Văn Hậu để khi phân tích phát triển văn hóa Tập đoàn sẽ đưa “Tư duy phản biện” vào đánh giá về tính cần thiết trở thành một giá trị riêng hay ánh xạ ở các giá trị cốt lõi khác. Trân trọng.
  • Nguyễn Văn Hậu
    1
    2
  • Đóng góp ý tưởng

    Giải pháp để cảnh báo nhân sự đề xuất gói thầu

    Ban Đầu tư Xây dựng Tập đoàn

    Trả Lời

    Đồng ý với giải pháp này.   Các đơn vị phụ thuộc có hoạt động dự thầu như VTS nên ban hành quy định và thực hiện quản lý như đề xuất để đảm bảo Hồ sơ dự thầu đáp ứng được điều kiện của Hồ sơ mời thầu.
  • Tra
    0
    0
  • Văn hoá Viettel

    Chính sách động viên, khuyến khích con em CBNV đạt danh hiệu HSG nhiều năm liên tiếp

    Cơ quan Chính trị Tập đoàn

    Trả Lời

    Cảm ơn đồng chí đã gửi ý kiến! Hiện nay Tập đoàn đang có nhiều chính sách quan tâm đến các cháu là con cán bộ nhân viên như: tặng quà cho trẻ mới sinh, tặng quà và tổ chức vui Tết Trung thu, tặng quà và tuyên dương học sinh giỏi, chính sách thăm hỏi các cháu bị mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, … Việc đồng chí đề xuất thêm chính sách khen thưởng cho các cháu con CBNV có thành tích liên tục trong các cấp học là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, Tập đoàn cần cân đối giữa các chính sách chung cho CBNV và con của CBNV như chính sách khen thưởng các danh hiệu lao động tiên tiến, đoàn viên, hội viên xuất sắc, … hàng năm. Mặt khác, cũng cần đảm bảo mặt bằng chính sách giữa các đơn vị trong Tập đoàn, đặc biệt là với các đơn vị hạch toán độc lập. Vì vậy, Cơ quan Chính trị sẽ tiếp tục hướng dẫn các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác tuyên dương, gặp mặt các cháu học sinh giỏi, bằng nhiều hình thức khác nhau, khơi dậy lòng tự hào của các cháu đối với Tập đoàn, nơi bố mẹ các cháu đang công tác, tạo động lực cho các cháu phấn đấu học tập và rèn luyện ở năm học mới. Cơ quan Chính trị ghi nhận ý kiến của đồng chí và sẽ tiếp tục nghiên cứu các chính sách cho con CBNV Tập đoàn để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo CBNV và tình hình thực tế của Tập đoàn. Cảm ơn đồng chí, rất mong đồng chí tiếp tục có những ý kiến đóng góp xây dựng trên chuyên mục Vì người Viettel tốt lên. Trân trọng./.
  • Mai Thị Thanh Phương
    0
    0
  • Phản ánh vấn đề

    Phản ánh về bảo hiểm MIC không bảo lãnh trực tiếp cho CBNV và người thân Viettel

    Ban Tổ chức Nhân lực Tập đoàn

    Trả Lời

    Kính gửi đồng chí, Ban TCNL đã tiếp nhận câu hỏi của đồng chí và có phản hồi như sau: - Tháng 10/2023, Ban TCNL đã gửi tới CBNV thông báo bổ sung tăng quyền lợi cho nhóm 4 và cập nhật lại danh sách bảo lãnh, nội dung này chỉ áp dụng cho chương trình BHSK cho CBNV, không áp dụng cho chương trình người thân CBNV. Người thân CBNV hiện tại vẫn có thể thực hiện bảo lãnh trực tiếp tại bệnh viện Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh. Việc cập nhật lại danh sách bảo lãnh của chương trình BHSK cho CBNV dựa trên sự đánh giá, phân tích kết quả thực hiện hợp đồng kỳ trước của đối tác. Với nội dung này, Ban TCNL xin ghi nhận ý kiến của đồng chí để tiếp tục theo dõi và trao đổi với đối tác. - Với ý kiến về thủ tục bồi thường mất nhiều thời gian, đồng chí vui lòng gửi thông tin số hồ sơ qua email: tcnl@viettel.com.vn để Ban TCNL có thông tin và trao đổi với đối tác cải thiện chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, để tránh mất nhiều thời gian trong quá trình thu thập hồ sơ, trước khi đi khám, đồng chí hãy tham khảo thêm sổ tay bảo hiểm được gửi đến CBNV để nắm được thông tin về các yêu cầu chứng từ đủ điều kiện lập hồ sơ bồi thường. Trong quá trình thực hiện hồ sơ bồi thường, nếu có vấn đề phát sinh cần hỗ trợ và/hoặc có nội dung gì cần phản ánh về chất lượng dịch vụ, đồng chí vui lòng email thông tin cụ thể đến địa chỉ: tcnl@viettel.com.vn để Ban Tổ chức nhân lực phối hợp giải quyết và trao đổi với MIC cải thiện chất lượng dịch vụ, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho CBNV.           Trân trọng!
  • Haond10
    1
    2
  • Phản ánh vấn đề

    Về các vướng mắc khi triển khai tờ trình chi phí trên phần mềm SAP và NONSAP đối với hàng hóa mua từ đối tác nước ngoài

    Ban Tài chính Kế toán Tập đoàn

    Trả Lời

    Kính gửi Đ/c Hương, Ban Tài chính Kế toán (TCKT) cảm ơn đồng chí đã phản ánh các vấn đề vướng mắc khi triển khai tờ trình chi phí trên phần mềm SAP và NONSAP đối với hàng hóa mua từ đối tác nước ngoài, vấn đề này Ban TCKT phản hồi các thắc mắc của đồng chí như sau: Vấn đề 1: Về lập tờ trình ngân sách trên Non SAP yêu cầu nhập giá trị hàng hóa và thuế Đối với trường hợp hàng hóa thực hiện mua từ các đối tác nước ngoài có phát sinh nghĩa vụ thuế nhà thầu nước ngoài , căn cứ theo điều 5 thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính ban hành, bao gồm các loại thuế: “ … 1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) áp dụng với trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh.” Khi nhập kho hàng hóa nhập khẩu thì giá của hàng hóa nhập kho bao gồm: Giá trị hàng hóa nhập khẩu = Giá mua của hàng nhập khẩu + Các khoản thuế không được hoàn lại – Các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại  + Chi phí phát sinh khi mua hàng nhập khẩu Ngoài ra, theo file tài liệu hướng dẫn sử dụng chức năng tờ trình chi phí trên Non-SAP (Dashboard) đã định nghĩa rõ các thuật ngữ: Số tiền: Số tiền không bao gồm VAT được khấu trừ; Tiền thuế: Thuế VAT được khấu trừ. Tình huống đồng chí nêu xảy ra do người dùng đang nhập toàn bộ khoản thuế phát sinh vào phần “Tiền thuế” trên Non-SAP bao gồm cả phần thuế không được hoàn lại do vậy khi thực hiện thủ tục nhập kho trên SAP làm giá trị hàng hóa nhập kho lớn hơn giá trị tờ trình (giá trị hàng hóa trên Non-SAP) dẫn đến báo không đủ ngân sách. Để tránh thông báo phát sinh tương tự phải mất thêm thời gian xử lý cũng như đảm bảo đúng quy định tính giá trị hàng hóa nhập kho, khi lập tờ trình kinh phí cho hạng mục mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà thầu nước ngoài trên Non-SAP đồng chí lưu ý: Tiền hàng: giá trị hàng hóa nhập khẩu (đã bao gồm thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài hoặc bao gồm Thuế nhà thầu (GTGT+TNDN trong trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT). Tiền thuế: bằng Thuế GTGT (nếu được khấu trừ thuế GTGT) hoặc bằng 0 nếu thuế GTGT không được khấu trừ (VD tài sản dùng nguồn quy khen thưởng, quỹ phúc lợi ..) Trong thời gian tới, Ban TCKT sẽ nghiên cứu chỉnh sửa phần mềm Non SAP theo hướng tách rõ dòng thuế VAT được khấu trừ và dòng các thuế khác không được khấu trừ (Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế nhà thầu, thuế VAT ko đc khấu trừ…).   Vấn đề 2: Chỉ thực hiện đề xuất mua sắm trên SAP để các đơn vị không bị trình ký lặp lại 2 lần, gây mất thời gian và gây dữ liệu trùng lặp trên VO do 2 tờ trình đều chạy qua VO. Đối với vấn đề nêu trên, Ban Đầu tư-Xây dựng đã ban hành công văn số 3726/ĐTXD ngày 09/7/2023 gửi đến các cơ quan đơn vị để hướng dẫn việc thực hiện nghiệp vụ lập đề xuất mua sắm trên phân hệ MM-PUR của SAP. Đồng chí có thể nghiên cứu văn bản hướng dẫn của Ban Đầu tư Xây dựng để thực hiện đảm bảo đúng quy định và tối ưu thời gian thực hiện. Hy vọng các thông tin trên đã giải đáp được vướng mắc của đồng chí. Trân trọng,
  • HuongTL3
    0
    0
  • Phản ánh vấn đề

    Bảo hiểm của CBCNV chỉ áp dụng được ở các Trung tâm y tế xã phường hoặc tương đương

    Tổng công ty cổ phần Bưu chính

    Trả Lời

    Xin chào đồng chí! Phòng TCLĐ VTPost xin thông tin chi tiết hơn về thắc mắc của đồng chí như sau:  Từ tháng 07/2019, theo quy định của BHXH BQP, toàn bộ lao động ký HĐLĐ với VTPost thực hiện chuyển dịch nơi tham gia BHXH từ BHXH Bộ Quốc Phòng sang BHXH Việt Nam. Căn cứ Điều 13 thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế Quy định về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định: "Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và các Bộ, Ngành đóng trên địa bàn để thực hiện xác định, lập và công bố danh sách các cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo các tuyến trên địa bàn tỉnh, thành phố". VTPost đã nỗ lực để CBNV có được những chính sách và quyền lợi tốt nhất. Tuy nhiên, việc đăng ký nơi KCB ban đầu phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Do vậy, người lao động chỉ được lựa chọn và đăng ký nơi KCB ban đầu theo đúng danh mục khám chữa bệnh mà các tỉnh, thành phố đã ban hành. Trân trọng!
  • Phạm Thị Thanh Hoa
    0
    0
    CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
    Bỏ qua