Giữa kỉ nguyên AI, cùng đồng nghiệp Viettel suy ngẫm về 'Her'

Nguyễn Thị Lan Hương đã đăng lúc 11:24 - 17.05.2024

Trong tuần vừa qua, khi OpenAI vừa công bố việc phát hành phiên bản AI mới nhất, có khả năng trò chuyện bằng giọng nói, tương tác qua văn bản và hình ảnh…, khiến người ta nhớ tới bộ phim “Her”.

Câu chuyện khoa học viễn tưởng trong “Her”

Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình có thể yêu một trí tuệ nhân tạo (AI)? Nghe có vẻ xa vời, nhưng một viễn cảnh như thế đã từng được đề cập trong bộ phim "Her" (2013). Và trong tuần vừa qua, khi OpenAI vừa công bố việc phát hành phiên bản AI mới nhất, có khả năng trò chuyện bằng giọng nói, tương tác qua văn bản và hình ảnh…, thì chủ đề của bộ phim Her ra đời cách đây hơn một thập kỉ lại một lần nữa khiến người ta giật mình.

 

Trong phim "Her", nhân vật chính là Theodore Twombly -  người đàn ông đang ở trạng thái chênh vênh nhất của cuộc đời khi chuẩn bị ly hôn đã tìm thấy sự kết nối và tình yêu với Samantha - một hệ điều hành AI có giọng nói quyến rũ và khả năng thấu hiểu ở cấp độ vô cùng sâu sắc. Từ một trợ lý ảo giúp việc, Samantha có quyền truy cập vào toàn bộ kho dữ liệu cá nhân của Theodore. Đây là điều kiện giúp “cô” thấu hiểu anh và nhanh chóng trở thành một người bạn tâm giao, người tình tri kỷ. Máy móc không còn là công cụ lạnh lùng, mà đã có xúc cảm, đồng điệu với những nỗi niềm riêng tư nhất của con người.

Bằng những kỹ thuật “cine” cực kì tinh tế, đạo diễn Spike Jonze đã khéo léo sử dụng bối cảnh chính là căn phòng ngủ nhỏ có màu sắc pastel nhẹ nhàng, gần gũi, phản ánh mối quan hệ ấm áp giữa Theodore và Samantha. Từ điểm nhìn căn phòng đó, Theodore thường hướng mắt ra khung cửa sổ lớn vừa ngắm nhìn toàn thành phố vừa trò chuyện với người vô hình càng làm nổi bật sự trống trải trong anh.

Cùng với âm nhạc du dương và có phần hoài niệm, tăng thêm cảm xúc cho từng phân cảnh, đặc biệt là trong những khoảnh khắc lắng đọng giữa hai nhân vật chính… mà thực ra chỉ có một con người. Bên cạnh diễn xuất nội tâm của Phoenix thì điểm nhấn của bộ phim là giọng nói đầy mê hoặc của Scarlett Johansson mang đến cho nhân vật Samantha một hồn phách sống động, có chiều sâu. Qua mỗi cuộc đối thoại, mỗi khoảnh khắc tưởng chừng như nhỏ nhặt, là thông điệp: tình cảm không phải đặc quyền của con người, mà còn có thể nảy nở và phát triển trong "trái tim" của những hệ thống số, thách thức mọi định kiến về tình yêu và sự kết nối.

Không chỉ là một tác phẩm điện ảnh, Her còn là một cuộc phiêu lưu có tính triết học, một dự báo về tương lai, một cuộc đối thoại giữa con người và công nghệ mà ở đó phức hợp xúc cảm chân thật được xử lý bằng các thuật toán logic và dữ liệu lớn khiến người ta choáng ngợp, nghi ngờ, thích thú cho đến hoang mang, lo sợ.

Một cuộc sống dung hòa giữa người và máy

Ngày nay, thật dễ dàng để mỗi chúng ta sở hữu một trợ lý ảo không chỉ thông minh mà còn biết cách lắng nghe. Tốc độ phát triển công nghệ đang nhanh hơn tốc độ thích nghi của con người. Liệu chúng ta đã sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới, nơi ranh giới giữa con người và máy móc ngày càng mờ nhạt - giống như trong phim Her?

Trong cuốn Mối quan hệ 5.0 tác giả Elyakim Kislev viết: “Nghiên cứu của tôi về chatbot Replika cho thấy, ngay cả những người không lựa chọn dành cảm xúc lãng mạn cho các bot của mình cũng thừa nhận rằng họ có những cảm xúc thân mật, tin tưởng và trân trọng với các chatbot hoạt động dựa trên nền tảng AI”.

Xét dưới góc độ kĩ thuật, các thuật toán thông minh đang giúp máy móc nhạy bén hơn con người. Xét dưới góc độ tâm lý học, con người tin tưởng vào sự trung thành, kiên nhẫn, chu đáo và quan tâm đúng lúc của máy móc hơn đồng loại. Họ sẵn sàng tâm sự những điều sâu kín nhất cho bot mà không phải e dè, không sợ bị từ chối.

Không thể phủ nhận AI đang ngày càng “người” hơn, AI có thể giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, đặc biệt là với nhóm người cao tuổi và người khuyết tật thường xuyên đối mặt với sự cô đơn. Tuy nhiên, AI cũng đặt ra những thách thức mới. Ranh giới giữa tình cảm thật và ảo, giữa con người và máy móc, ngày càng trở nên mong manh. Liệu chúng ta có đang quá phụ thuộc vào những tương tác ảo, những mối quan hệ được xây dựng trên thuật toán, mà quên đi giá trị của những kết nối thực sự? Liệu sự phát triển của AI có làm xói mòn những giá trị truyền thống về gia đình, tình bạn và tình yêu?

Để sống dung hòa với máy móc trong kỷ nguyên AI, chúng ta cần trang bị quá nhiều thứ. Từ pháp luật, đạo đức xã hội, an toàn an ninh mạng, kỹ năng, trách nhiệm cá nhân… Cuộc sống dung hòa với máy móc không chỉ là một lựa chọn, mà là một tất yếu. Đó là hành trình tìm kiếm sự cân bằng giữa lợi ích và rủi ro, giữa hiện thực và ảo ảnh. Đó là quá trình không ngừng học hỏi, thích nghi và phát triển để tận dụng tối đa tiềm năng của AI, đồng thời bảo vệ những giá trị nhân văn cốt lõi.

Trong kỉ nguyên số, có người hào hứng, có người bất an và cũng có người mặc kệ.

  • 636
  • 1

Vì Viettel, tôi sẽ thay đổi để phù hợp hơn

  • 407
  • 10

Movitel: Những bước chân không mỏi từ Zero thành Hero

  • 963

Ký ức những người cùng Viettel ‘nếm mùi' khủng hoảng lần đầu tiên

  • 1558

Lumitel chung tay cùng người dân Burundi tại vùng lở núi nghiêm trọng

  • 1020

Tập đoàn tìm kiếm và đào tạo quản trị viên tương lai

  • 4390

Viettel Discovery số 01: Người Viettel cần chính xác nhất và may mắn nhất

  • 9827
  • 784

Cẩm nang PCCC số 2: Xử lý tình huống cháy và sử dụng phương tiện chữa cháy

  • 273

Viettel hoàn thành phát sóng 4G trên nhà giàn DK1

  • 263

Viettel giải bài toán hạn chế kết nối Internet khi xuất ngoại

  • 194

Viettel Marathon 2024 - giải chạy đầu tiên kết nối Việt Nam, Lào, Campuchia

  • 927
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua