Viettel đề xuất 46 góp ý cho dự án Luật Công nghiệp công nghệ số

Việt Nhật (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 20:46 - 23.08.2024

Đoàn khảo sát do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy làm Trưởng đoàn có buổi làm việc trên tinh thần cởi mở với Viettel vào chiều 23/8.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy hai lần nhấn mạnh mục đích cuộc làm việc là "trao đổi lắng nghe Viettel đề xuất làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật về công nghệ thông tin".

Đại tá Đào Xuân Vũ, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn cùng các lãnh đạo đơn vị và trưởng, phó ban khối cơ quan tập đoàn tham gia với 46 góp ý về dự thảo luật Công nghiệp công nghệ số, phía đoàn khảo sát đánh giá, tiếp nhận trước khi hai bên cùng trao đổi.

Báo cáo với Đoàn khảo sát, Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Viettel Nguyễn Việt Dũng cho biết, Chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Viettel do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã nêu rõ định hướng phát triển của Viettel là trở thành một Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, tiên phong trong chuyển đổi số và kiến tạo xã hội số.

ADS_9416
Phó TGĐ Đào Xuân Vũ cho biết Viettel cởi mở với những góp ý đề xuất.

Chính phủ và các Bộ, ngành đã triển khai một số giải pháp để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước có thể tham gia đấu thầu, dần thay thế các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, với một số sản phẩm công nghệ cao, có yếu tố an toàn thông tin phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia thì các chính sách này chưa đủ mạnh, chưa đủ để cạnh tranh với các doanh nghiệp, thương hiệu lớn trên thế giới. 

Các doanh nghiệp lớn trên thế giới thường có nhiều năm kinh nghiệm, sở hữu công nghệ tiên tiến, có quy mô thị trường, sản xuất hàng triệu sản phẩm nên tối ưu hóa được giá thành… Trong khi đó, các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam còn non trẻ, mới thâm nhập thị trường, quy mô chỉ bằng 0,1% của các hãng trên thế giới nên giá thành thường cao hơn 20-30%.

Viettel đề xuất cần có chính sách đồng bộ và mạnh hơn nữa để các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao của các doanh nghiệp Việt Nam được đưa vào khai thác, sử dụng tại thị trường trong nước, tiến tới hoàn thiện sản phẩm và xuất khẩu.

ADS_9431
Trưởng ban chiến lược Tập đoàn Nguyễn Việt Dũng nêu rõ mục tiêu của Viettel được Chính phủ giao là trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, tiên phong trong chuyển đổi số và kiến tạo xã hội số đồng thời gợi ý việc Viettel cần được hưởng cơ chế luật đặc biệt.

Phía đoàn khảo sát cũng đưa ra những ý kiến thảo luận như có cần thiết ban hành luật hay không khi luật này có nhiều điểm "lỗi thời từ trước khi ban hành". Các đại biểu khác cũng đề nghị Viettel đánh giá thêm về việc “chảy máu” chất xám trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, giải pháp thu hút và giữ chân nhân tài; giải pháp để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài…

Anh Dũng Trưởng ban chiến lược nhấn mạnh trong bối cảnh Việt Nam muốn thu hút đầu tư công nghệ từ nước ngoài và trở thành cổng kết nối của khu vực, việc có cơ chế luật đặc biệt là rất quan trọng.

ADS_9437
Trưởng ban Công nghệ thông tin Hoàng Long nhấn mạnh việc sửa đổi luật Công nghiệp công nghệ số sẽ giúp doanh nghiệp công nghệ nói chung phát triển.

Đồng chí Hoàng Long, Trưởng ban Công nghệ thông tin cũng tham gia thảo luận khi nhấn mạnh sự cần thiết của việc ban hành luật dựa trên các sửa đổi được gợi ý. Anh Long chia sẻ câu chuyện về deepfake trong công nghệ AI: "Không tổ chức sáng tạo AI nào tạo ra sản phẩm để sử dụng vào chuyện vi phạm pháp luật như deepfake. Vì vậy, việc miễn trừ trách nhiệm hình sự với các tổ chức công nghệ như trong đề xuất luật là điều cần thiết".

Trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, đồng chí Lê Quang Huy nhấn mạnh các ý kiến tại cuộc làm việc rất thiết thực và bổ ích, đồng thời chỉ ra tài sản mã hóa là vấn đề mới và đặc biệt cần lưu ý.

ADS_9366
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đánh giá cao các đề xuất của Viettel về dự thảo luật.

Kết luận lại cuộc trao đổi, đồng chí Lê Quang Huy đề nghị Viettel tiếp tục đồng hành, đóng góp ý kiến với Ủy ban trong quá trình nghiên cứu, thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như: sự cần thiết ban hành Luật; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; các cơ chế, chính sách chính sách hỗ trợ, ưu đãi, đặc thù đúng, trúng, đủ mạnh và công bằng để thúc đẩy chuyển dịch từ gia công, lắp ráp sang sáng tạo, chế biến, chế tạo, phát triển công nghệ số...

  • 60

Viettel đưa công nghệ số đến vùng đất lịch sử Điện Biên

  • 2900

Nhiều bài toán của nước sở tại được Viettel giải bằng công nghệ số

  • 1381

K12Online và Viettel Office của VTS là giải pháp công nghệ số tiêu biểu 2023

  • 2101

Viettel đề xuất 46 góp ý cho dự án Luật Công nghiệp công nghệ số

  • 60

Chủ tịch Tập đoàn: 'Sáng tạo không đến nếu chỉ có mục tiêu trung bình'

  • 1420
  • 2

Telemor đón sinh nhật tuổi 12 với thông điệp 'One Love'

  • 282
  • 1

Giám đốc Viettel Yên Bái muốn chi nhánh giữ tinh thần khởi nghiệp

  • 1180
  • 1
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua